BỆNH CHÀM có chữa được không? Mẹo giặt ủi cho người mắc bệnh chàm

Chào chuyên gia. Xin hỏi bệnh chàm có chữa khỏi được không ạ? Cháu đã bị mắc chàm khoảng 3 tháng nay mà chưa hết. Cảm giác rất ngứa ngáy và khó chịu, nhất là khi mặc quần áo có ngâm nước xả vải. Mong được tư vấn. Cháu xin cảm ơn!
Trả lời:

Chuyên gia trả lời: Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Xin được giải đáp những thắc mắc của bạn như sau:

Bệnh chàm là gì?

Chàm (eczema, viêm da cơ địa) chiếm 1/4 trên tổng số các bệnh ngoài da và có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ, thẩm mỹ người mắc. Tình trạng chàm bạn đang gặp phải đó là phản ứng của da gây ngứa ngáy khi tiếp xúc với một chất dị ứng nào đó cho cơ thể. Bệnh chàm thường tái đi tái lại nhiều lần nếu kiểm soát không tốt, gây khó khăn trong điều trị. Điều này khiến cho người bệnh đặc biệt khó chịu. Thông thường, bệnh nhân mắc chàm nên chú ý đến các yếu tố dễ gây kích ứng da như:

- Các loại hóa chất công nghiệp và sinh hoạt.

- Chất liệu quần áo.

- Những loại thực phẩm.

- Không khí ô nhiễm, khói bụi, lông vật nuôi.

Trường hợp của bạn là bị chàm do dị ứng với hóa chất trong nước xả vải. Đối với làn da mẫn cảm hoặc có tiền sử bị bệnh chàm, khi tiếp xúc với quần áo có ngâm nước xả vải sẽ khiến da phải chịu các kích ứng như ngứa, mẩn đỏ và thậm chí chảy máu. Ngoài ra, nước xả vải cũng có tác động đến thần kinh khứu giác gây ra các phản ứng như: Mệt mỏi, lo lắng, chóng mặt, đau đầu,... Nguyên nhân có thể các enzyme trong nước xả vải chứa thành phần không phù hợp với làn da như: Hương liệu tạo mùi, chất làm mềm vải, axit béo, silicon, chất làm ẩm, chống oxy hóa,... 

Các triệu chứng thường gặp của bệnh chàm là:

- Ngứa: Cảm giác ngứa có thể nhiều hoặc ít, việc cào gãi gây tróc da khiến người bệnh vô cùng khó chịu.

- Vùng da bị chàm thường đỏ hoặc viêm do lượng máu chảy nhiều qua các mạch máu tại những vị trí tổn thương.

- Sau một thời gian, vùng da trở nên nổi sần, các bóng nước dày đặc.

- Khi các mụn nước vỡ, dịch tiết ra, chảy lỏng bề mặt da gây nên tình trạng lở loét, đóng mài, nhiễm khuẩn xuất hiện mủ.

- Các mụn nước khô đóng vảy, dễ bong tróc.

Bệnh chàm có chữa được không?

Câu hỏi của bạn là: Bệnh chàm có chữa được không? Điều trị bệnh chàm là vấn đề khó khăn. Hiện nay, các biện pháp chủ yếu nhằm kiểm soát cơn ngứa, làm giảm những biểu hiện viêm da cũng như hạn chế bệnh tái phát. Theo tây y, các thuốc thường dùng đối với bệnh nhân bị bệnh chàm là: Kháng sinh; Dung dịch sát khuẩn mạnh như xanh methylen, milian,…; Các loại thuốc mỡ làm dịu da. Bên cạnh đó, một số bài thuốc chữa bệnh bằng phương pháp đông y được rất nhiều người sử dụng, bởi nó ít tác dụng phụ và không gây nguy hại khi dùng. 

Bài thuốc chữa bệnh chàm cấp tính: Gồm có những vị thuốc: Nhân trần 20gr, thổ phục linh 16gr, khổ sâm 12gr, kim ngân 16gr, hoàng bá 12gr, ké đầu ngựa 12gr, hạ khô thảo 12gr, hoạt thạch 8gr. Cho hết nguyên liệu này vào trong ấm để sắc lấy nước uống mỗi ngày, khi sắc cần phải để lửa nhỏ, cứ 3 bát nước thì sắc đến khi cạn khoảng 1/3 và rót nước ra uống là được.

Bài thuốc chữa bệnh chàm mạn tính: Gồm những nguyên liệu là bạch tiểu bì 12gr, hy thiêm thảo 12gr, hoàng bá 12gr, thương truật 8gr, ké đầu ngựa 12gr, phù bình 12gr, phòng phong 8gr. Mỗi ngày sắc uống một thang và kiên trì thực hiện phương pháp này mỗi ngày để có hiệu quả tốt nhất.

Mẹo giặt ủi cho người mắc bệnh chàm

Những người bị bệnh chàm nên kiểm soát tốt các tác nhân tiếp xúc trực tiếp với da. Theo đó, nước hoa, thuốc nhuộm và chất tẩy rửa là nguyên nhân gây ra phản ứng dị ứng. Đối với một số người, hầu như bất kỳ nhãn hiệu chất tẩy rửa nào không chứa thuốc nhuộm và nước hoa đều có thể sử dụng, miễn là đồ được giặt sạch sẽ. Một số trường hợp khác bị dị ứng ngay cả khi chất tẩy rửa không có thuốc nhuộm và nước hoa. Có thể mất một thời gian để tìm ra chất tẩy rửa phù hợp với bạn. Dưới đây là một số lời khuyên:

- Chọn các sản phẩm (từ chất tẩy rửa đến chất làm mềm vải) không gây dị ứng, không chứa thuốc nhuộm, nước hoa và công thức dành riêng cho da nhạy cảm.

- Nên chọn sản phẩm có dạng lỏng vì chúng để lại ít dư lượng hơn so với dạng bột.

- Sử dụng chế độ giặt 2 lần của máy giặt (nếu có).

- Giặt đồ mới trước khi sử dụng lần đầu. 

Để tránh tái phát bệnh chàm da, bạn cần chú ý đến các biện pháp chăm sóc và bảo vệ da trước những tác nhân gây kích ứng. Với trường hợp của bạn thì cần dừng sử dụng nước xả vải cho quần áo. Trường hợp muốn làm mềm quần áo sau khi giặt, có thể thêm khoảng 3/4 chén giấm sau lần xả nước cuối cùng.

Chúc bạn sức khỏe!

Chuyên gia Da liễu




Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 10 mẹo trị chàm môi cực “thần thánh” bạn nên nắm rõ. CLICK NGAY!
    10 mẹo trị chàm môi cực “thần thánh” bạn nên nắm rõ. CLICK NGAY!

    Mẹo trị chàm môi là vấn đề mà rất nhiều người quan tâm tìm hiểu. Bạn có thể cải thiện các tổn thương, làm giảm triệu chứng, hạn chế tái phát nếu áp dụng đúng cách. Hãy tham khảo ngay 10 gợi ý dưới đây nhé!

  •  Biến chứng nguy hiểm bệnh viêm da cơ địa ở trẻ. Xem ngay!
    Biến chứng nguy hiểm bệnh viêm da cơ địa ở trẻ. Xem ngay!

    Viêm da cơ địa ở trẻ không đơn giản như nhiều bậc cha mẹ vẫn nghĩ, ngược lại, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm da cơ địa ở trẻ, các bậc cha mẹ hãy tìm hiểu để có thể phòng ngừa cho con nhé!

  • 3 bài thuốc Đông y chữa eczema CỰC HAY - Không xem thì ÂN HẬN CẢ ĐỜI
    3 bài thuốc Đông y chữa eczema CỰC HAY - Không xem thì ÂN HẬN CẢ ĐỜI

    Eczema (hay chàm, viêm da cơ địa) là một trong những bệnh phổ biến gây ra tình trạng viêm ngứa khó chịu. Bên cạnh các biện pháp cải thiện bệnh với những loại thuốc Tây, dân gian cũng thường áp dụng những biện pháp điều trị eczema bằng thuốc Đông y. Dưới đây là 3 bài thuốc điều trị bệnh eczema bằng thuốc Đông y mà bạn có thể tham khảo.

  • 4 thay đổi nhỏ - hiệu quả to cho người viêm da cơ địa
    4 thay đổi nhỏ - hiệu quả to cho người viêm da cơ địa

    Viêm da cơ địa là thể phổ biến nhất của bệnh chàm. Việc điều trị bệnh bên cạnh những biện pháp được bác sĩ chỉ định, có một số thay đổi rất đơn giản trong thói quen hàng ngày mà bạn có thể dễ dàng thực hiện nhưng có thể giúp giảm các triệu chứng bệnh hiệu quả.