4 chất gây dị ứng cần loại bỏ để cải thiện bệnh chàm

Bệnh chàm có thể được kích hoạt bởi nhiều tác nhân gây dị ứng. Các tác nhân này hiện diện ở môi trường xung quanh cũng như ngay trong nhà bạn. Loại bỏ và giảm tiếp xúc với chúng để tránh làm tăng nặng triệu chứng và góp phần cải thiện tình trạng bệnh.

4 chất gây dị ứng cần loại bỏ để cải thiện bệnh chàm

Bệnh chàm là một tình trạng làm cho da bị đỏ, khô và ngứa. Hiện nay vẫn chưa có cách chữa trị triệt để bệnh chàm, vì vậy việc kiểm soát bệnh trở nên rất quan trọng. “Chất gây dị ứng trong nhà có thể gây ra bệnh chàm hoặc làm cho bệnh nghiêm trọng hơn”, Elizabeth Page - bác sĩ da liễu, giảng viên tại Trường Y khoa Harvard, Hoa Kỳ cho biết. “Các chất gây dị ứng trong nhà làm bùng phát bệnh chàm phổ biến nhất là bụi và vật nuôi. Phòng ngủ là nơi cần phải được quản lý tốt nhất”.

Dưới đây là những tác nhân gây dị ứng trong nhà cần phải giảm bớt hoặc loại bỏ.

Vật nuôi

Các chất gây dị ứng từ vật nuôi có thể bao gồm: lông, nước bọt, nước tiểu, hoặc bụi, nấm mốc, phấn hoa thường bám vào lông của chúng. Nếu bạn tin rằng động vật lông ngắn không gây ra vấn đề dị ứng da thì đây là một sai lầm. Chó, mèo, chim, chuột… đều có thể mang chất gây dị ứng. Giải pháp tốt nhất là tạo một nơi sinh sống của vật nuôi phía bên ngoài nhà bạn. Hoặc ít nhất là giữ cho chúng không vào phòng ngủ và một khu vực nhỏ trong nhà mà bạn thường đến. Tránh ôm và hôn thú cưng nếu bạn đang bị bệnh chàm.

Bụi

Hầu hết những người có bệnh chàm đều dị ứng với bụi. Vì vậy, hãy luôn vệ sinh nhà sạch sẽ, đặc biệt là phòng ngủ. Lau dọn phòng ít nhất mỗi tuần một lần. Tránh đặt thú nhồi bông trên giường vì chúng dễ bám bụi. Giặt sạch ga giường, áo gối, chăn… mỗi một hoặc hai tuần. Bạn cũng có thể sử dụng máy hút bụi để loại bỏ bụi trong nhà.

Phấn hoa

Đối với nhiều người, phấn hoa là yếu tố làm bùng phát bệnh chàm. Phấn hoa có thể hiện diện trong vườn hoặc trong nhà, đặc biệt nếu bạn trồng nhiều hoa xung quanh. Nếu bị bệnh chàm và dị ứng với phấn hoa, bạn nên thay thế một số loại hoa trong vườn bằng các loại cây cảnh khác và hạn chế đến khu vực có nhiều hoa.  

Khói thuốc lá

Khói thuốc lá chứa nhiều hóa chất độc hại, và đã có nhiều nghiên cứu cho thấy tiếp xúc với chúng làm cho bệnh chàm trầm trọng thêm. Do đó, hãy giữ cho nhà bạn không khói thuốc, đặc biệt nếu trong nhà có trẻ em mắc bệnh chàm.

Thái An



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 10 mẹo trị chàm môi cực “thần thánh” bạn nên nắm rõ. CLICK NGAY!
    10 mẹo trị chàm môi cực “thần thánh” bạn nên nắm rõ. CLICK NGAY!

    Mẹo trị chàm môi là vấn đề mà rất nhiều người quan tâm tìm hiểu. Bạn có thể cải thiện các tổn thương, làm giảm triệu chứng, hạn chế tái phát nếu áp dụng đúng cách. Hãy tham khảo ngay 10 gợi ý dưới đây nhé!

  •  Biến chứng nguy hiểm bệnh viêm da cơ địa ở trẻ. Xem ngay!
    Biến chứng nguy hiểm bệnh viêm da cơ địa ở trẻ. Xem ngay!

    Viêm da cơ địa ở trẻ không đơn giản như nhiều bậc cha mẹ vẫn nghĩ, ngược lại, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm da cơ địa ở trẻ, các bậc cha mẹ hãy tìm hiểu để có thể phòng ngừa cho con nhé!

  • 3 bài thuốc Đông y chữa eczema CỰC HAY - Không xem thì ÂN HẬN CẢ ĐỜI
    3 bài thuốc Đông y chữa eczema CỰC HAY - Không xem thì ÂN HẬN CẢ ĐỜI

    Eczema (hay chàm, viêm da cơ địa) là một trong những bệnh phổ biến gây ra tình trạng viêm ngứa khó chịu. Bên cạnh các biện pháp cải thiện bệnh với những loại thuốc Tây, dân gian cũng thường áp dụng những biện pháp điều trị eczema bằng thuốc Đông y. Dưới đây là 3 bài thuốc điều trị bệnh eczema bằng thuốc Đông y mà bạn có thể tham khảo.

  • 4 thay đổi nhỏ - hiệu quả to cho người viêm da cơ địa
    4 thay đổi nhỏ - hiệu quả to cho người viêm da cơ địa

    Viêm da cơ địa là thể phổ biến nhất của bệnh chàm. Việc điều trị bệnh bên cạnh những biện pháp được bác sĩ chỉ định, có một số thay đổi rất đơn giản trong thói quen hàng ngày mà bạn có thể dễ dàng thực hiện nhưng có thể giúp giảm các triệu chứng bệnh hiệu quả.