Viêm da cơ địa gây khô da, bong tróc da và ngứa ngáy khó chịu cho người mắc. Rất may là hiện nay đã có kem làm sạch da Eczestop giúp hỗ trợ cải thiện bệnh viêm da cơ địa an toàn, hiệu quả.
Bệnh viêm da cơ địa biểu hiện ra sao?
Viêm da cơ địa có thể ảnh hưởng đến bất kỳ vùng da nào nhưng thường gặp là vùng bàn tay và các nếp gấp (gấp khoeo chân, gấp khuỷu tay...). Các triệu chứng rầm rộ từng đợt rồi thuyên giảm và sau một thời gian sẽ lặp lại. Chính vì vậy, viêm da cơ địa ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, làm người bệnh mệt mỏi và khó chịu.
Viêm da cơ địa thường tiến triển thành từng đợt, trong đợt cấp tính, người bệnh thấy một vùng da nổi mẩn đỏ và ngứa. Mức độ ngứa đôi khi rất nghiêm trọng, đặc biệt là vào ban đêm khiến người bệnh mất ngủ.
Khi bệnh lui dần, vùng da sẽ chuyển sang màu nâu, xám, hoặc để lại các mảng dày da do chà xát nhiều. Do ngứa nhiều người bệnh phải gãi, vùng da bệnh rất dễ bị trầy xước, có thể bị nhiễm trùng, tổn thương sẽ sưng viêm, tiết mủ đục, có mùi hôi.
Ngoài ra, viêm da cơ địa nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến bội nhiễm, đe dọa gây ra biến chứng nghiêm trọng như: Gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, nhiễm trùng huyết, viêm tế bào mô, mù lòa, dị ứng,...
Viêm da cơ địa thường gặp ở vùng bàn tay và các nếp gấp
Viêm da cơ địa xuất hiện do đâu?
Viêm da cơ địa là một bệnh dị ứng, miễn dịch có tính gia đình. Nguyên nhân chính xác của viêm da cơ địa cho đến nay vẫn chưa thật rõ ràng.
Một số giả thiết cho rằng, do da quá khô và dễ bị kích thích, đồng thời, những rối loạn trong hệ thống miễn dịch bẩm sinh cũng có thể gây nổi mẩn ngứa trên da. Theo đó, tình trạng này có thể khởi phát sớm từ tuổi sơ sinh cũng như sẽ gặp nhiều trong gia đình có các thành viên có bệnh hen suyễn, viêm mũi dị ứng…
Một số yếu tố khác được cho là làm tình trạng viêm da dễ khởi phát hơn hay làm những triệu chứng nặng nề hơn như tắm nước nóng hoặc tắm quá lâu, thay đổi xà phòng, thay đổi nhiệt độ, bài tiết mồ hôi, môi trường có độ ẩm thấp, mặc quần áo lông cừu hoặc vải nhân tạo, len dạ, tiếp xúc bụi bặm, lông động vật, khói thuốc lá hay ăn một số loại thực phẩm dễ bị dị ứng như trứng, sữa, cá, đậu nành hay lúa mì...
Bệnh viêm da cơ địa do da quá khô và dễ bị kích thích
Biến chứng của viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa biểu hiện thành từng đợt sau đó tự thuyên giảm, với thể nhẹ đa số không gây ra biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu người bệnh bị ngứa và phải gãi nhiều, móng tay dài, nhọn và kém vệ sinh có thể gây nhiễm trùng da. Cấu trúc vùng da bị phá vỡ, lở loét và vết nứt da bị lây nhiễm bởi chủng vi sinh vật thường trú trên da hay cả vi khuẩn ngoại lai. Do đó, khi vết thương trên da lành lặn trở lại có thể để lại sẹo xấu, gây mất thẩm mỹ.
Trường hợp da bị bội nhiễm các biểu hiện sẽ khá nặng nề, người bệnh có thể bị sốt, mệt mỏi, mụn nước trên da, tổn thương nội tạng... Ngoài ra, do bệnh lý mạn tính kéo dài nhiều năm, nếu điều trị sai, lạm dụng các thuốc bôi hoặc uống có Corticoid có thể dẫn đến tình trạng đỏ da toàn thân, xen lẫn những đợt sốt, rét run, ngứa thường xuyên...
Viêm da cơ địa ở vùng da xung quanh mắt làm cho người bệnh khó chịu, ngứa, da quanh mắt thâm do gãi thường xuyên ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Do gãi nhiều gây các vết xước trên da có thể nhiễm trùng. Các biến chứng mắt bao gồm chảy nước mắt liên tục, viêm mí mắt và viêm kết mạc.
Viêm da cơ địa có thể bị bội nhiễm
Cách điều trị viêm da cơ địa
Do là bệnh lý mạn tính nên các phương pháp điều trị viêm da cơ địa sẽ tập trung chính vào việc kiểm soát triệu chứng viêm da. Mục tiêu trong điều trị viêm da cơ địa sẽ bao gồm:
- Kiểm soát các yếu tố gây ra và làm trầm trọng bệnh.
- Kiểm soát các triệu chứng của viêm da.
- Tăng cường sự chữa lành và ngăn nhiễm trùng cho da.
- Hạn chế tái phát triệu chứng viêm da ở mức độ thấp nhất.
Dựa vào các mục tiêu đó, các bác sĩ sẽ lựa chọn những phương pháp điều trị phù hợp. Ví dụ như sử dụng thuốc điều trị, liệu pháp ánh sáng,... Sẽ có một số loại thuốc được sử dụng để kiểm soát triệu chứng, ngăn ngừa tình trạng viêm da cơ địa nghiêm trọng hơn, ví dụ như:
- Kem bôi Corticoid: Giúp giảm triệu chứng ngứa ngáy, da bong tróc. Tuy nhiên, không nên lạm dụng thuốc vì có thể khiến da bị mỏng đi.
- Thuốc uống Corticoid: Tuy có hiệu quả cao nhưng nhóm thuốc này không được sử dụng kéo dài vì tác dụng phụ thường gặp như: Suy tuyến thượng thận, phù, huyết áp cao,....
- Thuốc chống nhiễm trùng: Gồm các loại kem hoặc thuốc kháng sinh nếu da có tình trạng nhiễm trùng, lở loét,...
Tuy nhiên các thuốc này chỉ có hiệu quả trong thời gian ngắn, dùng lâu sẽ có nguy cơ tác dụng phụ hay gây teo da, mỏng da. Do đó xu hướng hiện nay là sử dụng các loại kem bôi có thành phần từ thảo dược, vừa hiệu quả vừa an toàn khi sử dụng lâu dài.
Thuốc Tây điều trị viêm da cơ địa có thể gây ra tác dụng phụ khi dùng lâu dài
Một loại kem bôi hỗ trợ cải thiện viêm da cơ địa mà hiện nay nhiều người đang tin tưởng lựa chọn sử dụng đó là kem làm sạch da Eczestop. Đây là kem dược liệu được bào chế theo công nghệ lượng tử chứa các thành phần: Dầu dừa, chitosan, chiết xuất vỏ núc nác, sáp ong trắng, tinh dầu hạt neem….
- Dầu dừa giúp dưỡng ẩm rất tốt.
- Chitosan chống oxy hóa, ức chế sự chết của tế bào, tăng tái tạo da.
- Chiết xuất vỏ núc nác có tác dụng giảm ngứa, giảm dị ứng.
- Nano bạc, tinh dầu hạt neem giúp kháng khuẩn, chống viêm.
- Kẽm salicylate giúp giảm ngứa, bong vẩy da, chống viêm, tăng tái tạo da.
Bằng sự phối hợp của các thành phần trên, Eczestop giúp da hết bong tróc, dưỡng ẩm, làm mềm, tăng sức đề kháng cũng như khả năng tái tạo da, cải thiện những triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa, chàm da và ngăn ngừa tái phát. Đây là sản phẩm nhận được lòng tin từ người bệnh và được các chuyên gia khuyên dùng.
Có Eczestop - Hết ngứa, sạch eczema, không gây teo da
Khi mắc bệnh viêm da cơ địa, nếu không có phương pháp điều trị hợp lý, người mắc sẽ dễ gặp nhiều hệ lụy lâu dài cho làn da. Để đạt hiệu quả tốt trong quá trình hỗ trợ điều trị, bạn nên sử dụng kem làm sạch da Eczestop từ thảo dược mỗi ngày nhé. Nếu còn bất kỳ điều gì băn khoăn hay thắc mắc về bệnh viêm da cơ địa, đừng ngần ngại hãy để lại bình luận để được các chuyên gia tư vấn nhanh nhất cho bạn!