Mùa mưa lũ: Cẩn trọng với bệnh viêm da tiếp xúc, ghẻ nước, da nhiễm trùng

Khi thời tiết thay đổi, mưa gió nhiều, độ ẩm không khí cao; nhiều khu lụt lội... khiến người dân dễ mắc các bệnh về da liễu, đặc biệt là viêm da tiếp xúc, ghẻ nước, da nhiễm trùng. Những tổn thương trên da này có thể lan rộng nếu không được kiểm soát đúng cách, làm giảm chất lượng cuộc sống. Do đó, điều trị kịp thời viêm da tiếp xúc và ghẻ nước trong mùa mưa lũ là điều rất cần thiết.

Sau mùa mưa bão, lũ lụt, như thường lệ sẽ phát sinh nhiều yếu tố nguy cơ gây nhiều bệnh, đặc biệt người dân sống trong vùng ngập lụt rất dễ mắc các bệnh ngoài da.

Nguyên nhân do thời tiết ẩm ướt, môi trường sống thường xuyên bị ngập úng tạo điều kiện cho các loài ký sinh trùng, vi khuẩn có cơ hội sinh sôi và hoạt động mạnh. Khi bị xâm nhập làn da rất dễ bị tổn thương, viêm nhiễm dẫn tới các bệnh da liễu.

Bệnh viêm da tiếp xúc

Nước lũ thường chứa các hóa chất từ các ngành công nghiệp hoặc hộ gia đình bao gồm thuốc trừ sâu, các kim loại nặng, chất tẩy rửa. 

Viêm da tiếp xúc xảy ra khi da tiếp xúc với các chất có trong nước lũ, thường gặp ở các vùng da tiếp xúc trực tiếp với nước như chân, tay... với biểu hiện là các dát đỏ, sưng nề, gây ngứa và khó chịu nhiều cho người bệnh.

Việc sử dụng các chất sát khuẩn, tẩy rửa thường xuyên sau đợt lũ cũng làm tăng nguy cơ viêm da tiếp xúc ở những người có cơ địa dị ứng từ trước.

Viêm da tiếp xúc biểu hiện là các dát đỏ sưng nề khó chịu

Viêm da tiếp xúc biểu hiện là các dát đỏ sưng nề khó chịu

Ghẻ nước

Bệnh da gây ra bởi ký sinh trùng Sarcoptes scabiei (còn gọi là cái ghẻ). Bệnh ghẻ biểu hiện trên da với các nốt đỏ, mụn nước ở các vùng nếp kẽ như: lòng bàn tay, kẽ tay, nách, bụng, vùng sinh dục… và ngứa rất nhiều về đêm. Bệnh ghẻ có tính lây nhiễm cao nên nhiều người trong cùng gia đình có thể bị bệnh.

Bệnh gây ngứa rất nhiều, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hằng ngày. Tăng độ ẩm trong mùa mưa là điều kiện thuận lợi cho ghẻ sinh sôi phát triển.

Ghẻ nước gây ngứa da dữ dội

Ghẻ nước gây ngứa da dữ dội

Các bệnh về da nhiễm trùng

Nhiễm trùng da do vi khuẩn và nấm là bệnh da thường gặp nhất sau đợt lũ. Nguy cơ nhiễm trùng tăng lên sau các chấn thương da và ở những người mắc bệnh mạn tính như: tiểu đường, suy tĩnh mạch mãn tính và suy giảm miễn dịch. 

Tụ cầu và liên cầu vẫn là nguyên nhân phổ biến nhất của nhiễm trùng da sau mỗi trận lũ lụt. Tuy nhiên, việc tiếp xúc với nước lũ có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng các vi khuẩn không điển hình. 

Nhiễm nấm như nấm da cũng rất dễ xảy ra, đặc biệt là ở những vùng khí hậu ấm và ẩm như Việt Nam.

- Nhiễm nấm da: Sau mưa, ngập lụt, nguồn nước bị ô nhiễm là điều kiện thuận lợi để vi nấm phát triển. Vị trí thường nhiễm nấm là nấm kẽ ngón chân, nấm bẹn, nấm thân mình…

Nấm kẽ chân là tình trạng nhiễm nấm ở da vùng kẽ các ngón chân, thường gặp ở kẽ ngón 4 và 5. Vào mùa mưa lũ, người dầm nước lũ dễ gặp tình trạng nhiễm nấm kẽ ngón.

Nấm bẹn là nhiễm nấm ở da vùng bẹn, làm xuất hiện các mảng da đỏ, ngứa, tróc vảy, diễn tiến lan rộng dần. Bệnh thường xảy ra vào mùa mưa vì quần áo dễ ẩm ướt khiến vùng bẹn vốn kém thông thoáng trở nên nóng ẩm hơn, là môi trường thuận lợi cho vi nấm phát triển.

- Nhiễm trùng da do vi khuẩn: Biểu hiện của nhiễm trùng da là da sưng nóng, đỏ, đau, chảy nước, có thể có mủ, loét da. Vết thương có thể đóng mài vàng hoặc nâu, viêm xung quanh.

Điều kiện vệ sinh kém, lao động dọn dẹp sau lũ dễ bị tổn thương da tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công.

Nấm da thường gặp sau mưa lũ

Nấm da thường gặp sau mưa lũ

Điều trị các bệnh về da liễu mùa mưa lũ

Mặc dù không gây hại đến tính mạng nhưng các bệnh da liễu như: viêm da tiếp xúc, ghẻ nước, nhiễm trùng da… thường mang đến nhiều phiền toái cho bệnh nhân, làm giảm chất lượng cuộc sống. Do đó, khi thấy những dấu hiệu đầu tiên, người bệnh cần nhanh chóng tìm ra phương pháp để cải thiện. Hiện nay, các phương pháp thường được áp dụng là:

- Dùng thuốc tây dạng bôi hoặc uống chứa thành phần steroid, nhóm kháng histamin, kháng sinh,... để giảm ngứa, cải thiện hiện tượng viêm, ngăn ngừa bội nhiễm,... Người bệnh không nên tự ý sử dụng các loại thuốc này để tránh tác dụng phụ.

- Bên cạnh đó, người bệnh nên chú ý đến việc chăm sóc và bảo vệ da như sau:

+ Giữ vệ sinh da, hạn chế tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm, nếu phải lội nước mưa thì về nhà phải làm sạch, phải chấm khô kẽ chân, kẽ tay, giày dép phơi khô thì hãy sử dụng lại. 

+ Hạn chế cọ rửa quá mạnh với bàn chải, vải nylon hay vật dụng có bề mặt thô ráp sẽ khiến da nhạy cảm, dễ bị viêm hơn.

+ Không bóc vảy da, gãi ngứa hay cọ xát mạnh vào vùng bị bệnh để tránh tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn.

+ Thường xuyên cắt móng tay và giữ móng sạch sẽ.

+ Tránh dùng các thức ăn dễ gây dị ứng như: Trứng, lạc, hải sản,… Thay vào đó, nên bổ sung nhiều rau củ quả tươi để tăng cường sức đề kháng cơ thể, tái tạo làn da mới.

+ Hạn chế tiếp xúc với xà phòng, hóa chất,… Nếu bắt buộc phải dọn dẹp, lau chùi nhà cửa…. thì nên dùng găng tay chuyên dụng.

Eczestop – Liệu pháp thiên nhiên giúp cải thiện viêm da tiếp xúc hiệu quả

Bên cạnh những giải pháp điều trị như trên thì hiện nay, để cải thiện bệnh viêm da tiếp xúc, ghẻ nước và các nhiễm trùng da, người bệnh nên kết hợp sử dụng sản phẩm kem bôi có nguồn gốc thảo dược như Eczestop giúp cải thiện làn da từ sâu bên trong.

Từ khi ra đời, sản phẩm Eczestop không chỉ được giới chuyên gia đánh giá cao mà còn có nhiều người bệnh tin dùng. Đây là sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược, mang lại tác động hiệu quả đối với người bị viêm da tiếp xúc, ghẻ nước và các nhiễm trùng da nhờ sự kết hợp độc đáo của các thành phần từ tự nhiên như: Kẽm salicylate, dầu dừa, chitosan, nano bạc, tinh dầu hạt neem, chiết xuất vỏ núc nác,... 

Eczestop giúp cải thiện viêm da tiếp xúc, ghẻ nước, nhiễm trùng da hiệu quả 

Eczestop giúp cải thiện viêm da tiếp xúc, ghẻ nước, nhiễm trùng da hiệu quả 

Sản phẩm tác động được vào hầu hết các nguyên nhân, đặc biệt là nguyên nhân cốt lõi gây viêm da tiếp xúc, ghẻ nước, nhiễm trùng da - đó là sự suy yếu hệ miễn dịch và sự xâm nhập của các virus, vi nấm… Kem bôi Eczestop đã được nghiên cứu và phát triển với công dụng làm sạch da, dịu cơn ngứa, kiểm soát tốt viêm da cơ địa đang được nhiều người bệnh tin tưởng lựa chọn hơn cả. Kem bôi thảo dược Eczestop- Hết ngứa, sạch eczema lại không teo da!

Trên đây là các thông tin cần biết về viêm da đầu ngón tay và cách điều trị hiệu quả. Nếu còn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại thông tin liên hệ, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 10 mẹo trị chàm môi cực “thần thánh” bạn nên nắm rõ. CLICK NGAY!
    10 mẹo trị chàm môi cực “thần thánh” bạn nên nắm rõ. CLICK NGAY!

    Mẹo trị chàm môi là vấn đề mà rất nhiều người quan tâm tìm hiểu. Bạn có thể cải thiện các tổn thương, làm giảm triệu chứng, hạn chế tái phát nếu áp dụng đúng cách. Hãy tham khảo ngay 10 gợi ý dưới đây nhé!

  •  Biến chứng nguy hiểm bệnh viêm da cơ địa ở trẻ. Xem ngay!
    Biến chứng nguy hiểm bệnh viêm da cơ địa ở trẻ. Xem ngay!

    Viêm da cơ địa ở trẻ không đơn giản như nhiều bậc cha mẹ vẫn nghĩ, ngược lại, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm da cơ địa ở trẻ, các bậc cha mẹ hãy tìm hiểu để có thể phòng ngừa cho con nhé!

  • 3 bài thuốc Đông y chữa eczema CỰC HAY - Không xem thì ÂN HẬN CẢ ĐỜI
    3 bài thuốc Đông y chữa eczema CỰC HAY - Không xem thì ÂN HẬN CẢ ĐỜI

    Eczema (hay chàm, viêm da cơ địa) là một trong những bệnh phổ biến gây ra tình trạng viêm ngứa khó chịu. Bên cạnh các biện pháp cải thiện bệnh với những loại thuốc Tây, dân gian cũng thường áp dụng những biện pháp điều trị eczema bằng thuốc Đông y. Dưới đây là 3 bài thuốc điều trị bệnh eczema bằng thuốc Đông y mà bạn có thể tham khảo.

  • 4 thay đổi nhỏ - hiệu quả to cho người viêm da cơ địa
    4 thay đổi nhỏ - hiệu quả to cho người viêm da cơ địa

    Viêm da cơ địa là thể phổ biến nhất của bệnh chàm. Việc điều trị bệnh bên cạnh những biện pháp được bác sĩ chỉ định, có một số thay đổi rất đơn giản trong thói quen hàng ngày mà bạn có thể dễ dàng thực hiện nhưng có thể giúp giảm các triệu chứng bệnh hiệu quả.