Bị viêm da, mụn nước ở ngón và lòng bàn tay có phải bệnh tổ đỉa không?

Bị viêm da, mụn nước xuất hiện ở ngón và lòng bàn tay là vấn đề sức khỏe phổ biến. Tình trạng này thường kèm theo cảm giác ngứa ngáy, rất bất tiện trong sinh hoạt và công việc. Nhiều người thắc mắc không biết các triệu chứng đó có phải là dấu hiệu của bệnh tổ đỉa không? Để có câu trả lời, mời bạn hãy đọc bài viết dưới đây của chúng tôi.

Những nguyên nhân gây viêm da, mụn nước ở bàn và ngón tay

Tình trạng viêm da, mụn nước ở bàn và ngón tay có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân. Theo các chuyên gia, bạn có thể gặp hiện tượng này khi mắc một số bệnh sau đây:

- Suy giảm chức năng gan: Chế độ sinh hoạt thiếu khoa học (ăn nhiều thực phẩm cay nóng, dầu mỡ. Uống rượu, hút thuốc, sử dụng chất kích thích,...) thường khiến gan phải hoạt động quá công suất, dẫn đến suy giảm chức năng. Vì thế, vai trò chuyển hóa chất độc kém đi, khiến cơ thể tích tụ độc tố, biểu hiện ra ngoài bằng hiện tượng da nổi mụn nước.

- Cơ địa nhạy cảm: Nhiều người có xu hướng nổi mẩn ngứa khi tiếp xúc với một số chất kích ứng. Điều này làm tăng nguy cơ nổi mụn nước ở tay.

- Việc thay đổi khí hậu thường dẫn đến những phản ứng như: Nổi mụn nước ở tay, chân hay khắp cơ thể. Việc da đổ quá nhiều mồ hôi, kết hợp cùng vi khuẩn trên da cũng có thể gây ra viêm và nổi mụn nước.

- Bị tổ đỉa: Triệu chứng điển hình nhất của bệnh lý này là sự xuất hiện của các mụn nước ngứa ở bàn và ngón tay, chân.

- Viêm da dị ứng: Người có tiền sử bị bệnh lý này thường dễ nổi mụn nước ngứa ở tay hơn người khác.

- Làn da thường xuyên phải tiếp xúc với chất độc hại, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, hóa chất, kim loại nặng nên rất dễ bị tổn thương, dẫn đến viêm và nổi mụn nước.

Bị viêm da, mụn nước ở ngón và lòng bàn tay có phải bệnh tổ đỉa không?

Như vậy, bệnh tổ đỉa đặc trưng bởi hiện tượng viêm da, mụn nước ở ngón và lòng bàn tay. Nếu xuất hiện các triệu chứng đó kèm theo những tình trạng được mô tả dưới đây, rất có thể bạn đã bị bệnh tổ đỉa:

- Xuất hiện mụn nước với đặc điểm: Có màu ngà vàng, đường kính khoảng từ 3mm trở xuống, xuất hiện li ti hoặc tập trung lại thành từng mảng. Mụn nước đục và nằm sâu trong lớp thượng bì, sờ vào thấy cứng, chắc. Chúng nổi cộm trên bề mặt da và không dễ bị vỡ. Những mụn nước nhỏ có xu hướng kết lại với nhau thành nốt lớn hơn. Trong một số trường hợp nặng, bệnh tổ đỉa sẽ xuất hiện những bọng nước trong lòng bàn tay, đi kèm với đó là sưng hạch bạch huyết.

- Mụn nước chỉ xuất hiện ở ngón và lòng bàn tay, không bao giờ vượt quá cổ tay.

- Ngứa rát: Cảm giác ngứa thường âm ỉ, dữ dội hơn vào buổi tối. Nguyên nhân của tình trạng này là sự giải phóng histamin. Cảm giác ngứa thường tăng lên sau khi mụn nước tiếp xúc với xà phòng, các chất dễ gây dị ứng hoặc bị cọ xát, gãi mạnh.

- Da khô, dày và bong tróc: Các mụn nước sau một thời gian sẽ khô đi, tạo nên một lớp sừng nhám, dày, màu vàng đục trên da. 

- Có hiện tượng viêm, thậm chí nhiễm trùng và loét: Bệnh tổ đỉa có biểu hiện nhiễm trùng, lở loét nếu người mắc không chú ý bảo vệ vùng da bị thương tổn. Khi tình trạng viêm nhiễm đã nặng, cơ thể sẽ tự động sản sinh ra nhiều bạch cầu hơn để tiêu diệt vi khuẩn, khiến người bệnh bị nổi hạch bạch huyết và sốt cao.

Các cách điều trị tổ đỉa hiện nay

Có nhiều các để trị tổ đỉa. Theo đó, tùy thuộc vào mức độ nặng – nhẹ của bệnh mà phương pháp phù hợp sẽ được áp dụng:

Sử dụng thuốc tây

Để làm giảm triệu chứng ngứa và chống nhiễm khuẩn ở vùng da bị bệnh, bạn có thể được kê đơn các loại thuốc sau:

- Thuốc mỡ bôi tại chỗ: Flucinar, eumovate, lorinden hay dermovate,… Những thuốc này có tác dụng kháng viêm mạnh. Bạn chỉ nên dùng bôi ngoài da khi bị bệnh nặng để tránh tác dụng phụ.

- Dung dịch bôi ngoài: Gồm có rivanol 1%, jarish,  xanh methylen 1% hay thuốc tím gentian 1%,... Chúng có tác dụng  xoa dịu cơn ngứa, sát khuẩn, chống bội nhiễm.

- Thuốc kháng histamin: Loratadin, telfast,... để giám ngứa.

- Thuốc kháng sinh: Sử dụng khi bị nhiễm trùng.

Ưu điểm của phương pháp này là cho tác dụng nhanh. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc tây lâu dài có thể để lại nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Do vậy, các chuyên gia khuyến cáo, bạn không nên tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc tân dược nào khi chưa có sự chỉ định của người có chuyên môn.

Thay đổi chế độ ăn uống - sinh hoạt

- Hạn chế tiếp xúc với hóa chất như xà phòng, dầu gội, sữa tắm, nước rửa bát,… Phải đeo găng tay cao su khi tiếp xúc với chúng.

- Thận trọng với đất, nước bẩn. Cần có đồ bảo hộ như quần áo, găng tay khi làm việc trong môi trường tiềm ẩn nhiều nguy cơ.

- Thận trọng với các món ăn lạ như: Tôm, cua, cá, thịt bò, đồ hộp, các đồ ăn có chứa chất béo (đường, sữa, bơ,…). Nên dùng các thực phẩm giàu vitamin A, B, C và đồ dễ tiêu hóa (để chống táo bón) như: Cà chua, khoai lang, bắp cải,… Đối với những trường hợp bị phù nề, bạn nên giảm dùng thức ăn có nhiều nước như: Chanh, súp, uống nước vừa phải.

Dược sĩ Đoàn Thu

Kem-lam-sach-da-Eczestop.webp



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 10 mẹo trị chàm môi cực “thần thánh” bạn nên nắm rõ. CLICK NGAY!
    10 mẹo trị chàm môi cực “thần thánh” bạn nên nắm rõ. CLICK NGAY!

    Mẹo trị chàm môi là vấn đề mà rất nhiều người quan tâm tìm hiểu. Bạn có thể cải thiện các tổn thương, làm giảm triệu chứng, hạn chế tái phát nếu áp dụng đúng cách. Hãy tham khảo ngay 10 gợi ý dưới đây nhé!

  •  Biến chứng nguy hiểm bệnh viêm da cơ địa ở trẻ. Xem ngay!
    Biến chứng nguy hiểm bệnh viêm da cơ địa ở trẻ. Xem ngay!

    Viêm da cơ địa ở trẻ không đơn giản như nhiều bậc cha mẹ vẫn nghĩ, ngược lại, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm da cơ địa ở trẻ, các bậc cha mẹ hãy tìm hiểu để có thể phòng ngừa cho con nhé!

  • 3 bài thuốc Đông y chữa eczema CỰC HAY - Không xem thì ÂN HẬN CẢ ĐỜI
    3 bài thuốc Đông y chữa eczema CỰC HAY - Không xem thì ÂN HẬN CẢ ĐỜI

    Eczema (hay chàm, viêm da cơ địa) là một trong những bệnh phổ biến gây ra tình trạng viêm ngứa khó chịu. Bên cạnh các biện pháp cải thiện bệnh với những loại thuốc Tây, dân gian cũng thường áp dụng những biện pháp điều trị eczema bằng thuốc Đông y. Dưới đây là 3 bài thuốc điều trị bệnh eczema bằng thuốc Đông y mà bạn có thể tham khảo.

  • 4 thay đổi nhỏ - hiệu quả to cho người viêm da cơ địa
    4 thay đổi nhỏ - hiệu quả to cho người viêm da cơ địa

    Viêm da cơ địa là thể phổ biến nhất của bệnh chàm. Việc điều trị bệnh bên cạnh những biện pháp được bác sĩ chỉ định, có một số thay đổi rất đơn giản trong thói quen hàng ngày mà bạn có thể dễ dàng thực hiện nhưng có thể giúp giảm các triệu chứng bệnh hiệu quả.