Viêm da đầu ngón tay là tình trạng gì?

Viêm da đầu ngón tay thường có biểu hiện đầu tiên là khô và ửng đỏ tại các đầu ngón tay. Các dát đỏ có thể lan rộng ra khắp bàn tay nếu không được kiểm soát đúng cách. Mặc dù tình trạng này thường không gây nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên, nó có thể làm giảm chất lượng cuộc sống. Do đó, chẩn đoán và điều trị kịp thời là điều rất cần thiết.

Viêm da đầu ngón tay là tình trạng gì?

Viêm da đầu ngón tay là tình trạng khá phổ biến ở nước ta. Nó thường gây ngứa dữ dội, thậm chí là chảy máu và đau đớn. Triệu chứng này thường ngày một tăng nếu người mắc gãi nhiều, tạo thành vòng xoắn bệnh lý mãi không dứt. Nghiêm trọng hơn, vùng da đầu ngón tay sẽ ngày một dày lên, sẫm màu. Bệnh nhân phải đối mặt với nguy cơ lở loét, bội nhiễm, gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và công việc, học tập.

Tùy vào cơ địa của mỗi người cũng như từng giai đoạn mà triệu chứng nhận biết bệnh thường không giống nhau. Cụ thể là:

- Giai đoạn cấp tính: Vùng da tay của bệnh nhân thường bị đỏ, không có ranh giới rõ ràng. Kèm theo đó là sự xuất hiện của các đám sẩn và những nốt mụn nước li ti. Sau một thời gian, da bị đóng vảy, tiết dịch và triệu chứng ngứa âm ỉ vẫn tiếp diễn. Bội nhiễm vi khuẩn có thể xảy ra nếu da không được giữ vệ sinh cẩn thận.

- Giai đoạn bán cấp: Các triệu chứng của viêm da đầu ngón tay thường ở mức độ nhẹ, da không phù nề hoặc tiết dịch.

- Giai đoạn mạn tính: Lúc này, da có dấu hiệu dày, thâm và hình thành các vết nứt. Ngứa chuyển từ âm ỉ sang dữ dội. Nếu gãi ngứa quá nhiều, làn da sẽ viêm nhiễm và tổn thương nghiêm trọng. Viêm da đầu ngón tay thường tái phát nhiều lần, gây khó chịu và bất tiện cho người bệnh.

Tình trạng viêm da đầu ngón tay cảnh báo bệnh gì?

Theo giới chuyên gia, tình trạng viêm da đầu ngón tay xảy ra thường do các bệnh lý tiêu biểu sau đây:

- Bệnh viêm da cơ địa ở đầu ngón tay: Tình trạng này khiến đầu ngón tay bị sưng đỏ, xuất hiện các nốt sẩn, mọc mụn nước, mụn mủ, chảy dịch vàng,... Vào giai đoạn mạn tính, đầu ngón tay sẽ bị nứt.

- Bệnh viêm da dị ứng ở đầu ngón tay: Khiến da ngón tay bị bong tróc, quanh đốt tay có mụn nước li ti, mẩn ngứa. Tổn thương có thể lan đến móng.

- Đầu ngón tay bị viêm da tiếp xúc do côn trùng: Các biểu hiện điển hình là nổi mụn nước, mụn mủ, có thể gây bỏng, ngứa, đỏ da kéo dài nhiều ngày liền.

Ngoài ra, viêm da đầu ngón tay còn có thể là hiện tượng gặp phải khi bị nhiễm nấm, viêm da bội nhiễm,…

Thông thường, nguyên nhân gây kích hoạt những bệnh trên là do:

- Tiếp xúc quá nhiều với dị nguyên như: Nước tẩy rửa, thuốc nhuộm tóc, xà phòng, đeo găng tay cao su, sản phẩm dưỡng da gây kích ứng,…

- Tác động của môi trường ô nhiễm, khí hậu nóng ẩm, nguồn nước bẩn, tiếp xúc với lông thú, bụi bặm, côn trùng,… làm tăng nguy cơ bị viêm da đầu ngón tay.

- Vấn đề di truyền: Tình trạng viêm da đầu ngón tay có liên quan đến đặc điểm di truyền. Nếu cha mẹ gặp phải vấn đề này thì khả năng con cái mắc bệnh sẽ cao hơn.

- Hệ thống miễn dịch yếu cũng góp phần làm tăng nguy cơ bị viêm da đầu ngón tay.

Cách cải thiện tình trạng viêm da đầu ngón tay

Tình trạng viêm da đầu ngón tay không gây hại đến tính mạng nhưng thường mang đến nhiều phiền toái cho bệnh nhân, làm giảm chất lượng cuộc sống. Do đó, khi phát hiện các dấu hiệu đầu tiên của bệnh, người bệnh cần nhanh chóng tìm ra phương pháp để cải thiện. Hiện nay, các cách thường được áp dụng nhất là:

- Dùng thuốc tây dạng bôi hoặc uống chứa thành phần steroid, nhóm kháng histamin, kháng sinh,... để giảm ngứa, cải thiện hiện tượng viêm, ngăn ngừa bội nhiễm,... Người bệnh không nên tự ý sử dụng các loại thuốc này để tránh tác dụng phụ nguy hiểm.

- Bên cạnh đó, bệnh nhân nên chú ý đến việc chăm sóc và bảo vệ da như sau:

+ Không bóc vảy da, gãi ngứa hay cọ xát mạnh vào vùng bị bệnh để tránh tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn.

+ Hạn chế giặt quần áo, rửa bát, lau nhà để tránh tiếp xúc với xà phòng, hóa chất,… Nếu bắt buộc phải làm thì nên sử dụng găng tay chuyên dụng.

+ Dưỡng ẩm da nhiều lần trong ngày bằng sản phẩm có thành phần thiên nhiên, đặc biệt là khi mùa đông, tiết trời khô hanh.

+ Thường xuyên cắt móng tay và giữ móng sạch sẽ.

+ Tránh dùng các thức ăn dễ gây dị ứng như: Trứng, lạc, hải sản,… Nên bổ sung nhiều rau, củ, quả tươi để tăng cường sức đề kháng cơ thể, tái tạo làn da mới một cách hiệu quả.

- Áp dụng một số mẹo từ thảo dược:

+ Dùng lá trầu không: Lấy 1 nắm nhỏ lá trầu không, rửa sạch, vò nát, đun sôi với 1 lít nước và 1 thìa muối sạch. Sau đó, dùng nước này để ngâm, rửa vùng da tay bị tổn thương 2 – 3 lần/tuần để sát khuẩn, giảm ngứa.

+ Dùng lá trà xanh: Đun sôi 1 nắm lá trà xanh (đã được rửa sạch và vò nát) với 1 – 2 lít nước. Dùng nước này để tắm, ngâm rửa vùng da bị viêm hàng ngày sẽ giúp giảm ngứa.

+ Dùng muối: Ngâm tay với nước ấm có pha muối loãng hoặc sử dụng nước muối sinh lý thấm vào khăn lạnh và đắp lên vùng da bị bệnh.

Các phương pháp cải thiện viêm da đầu ngón tay kể trên chỉ phù hợp khi bệnh còn nhẹ. Trong quá trình thực hiện, bạn nên chú ý đến yếu tố vệ sinh để đảm bảo an toàn, tránh bội nhiễm do áp dụng sai cách.

Dược sĩ Đoàn Thu

Kem-lam-sach-da-Eczestop.webp



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 10 mẹo trị chàm môi cực “thần thánh” bạn nên nắm rõ. CLICK NGAY!
    10 mẹo trị chàm môi cực “thần thánh” bạn nên nắm rõ. CLICK NGAY!

    Mẹo trị chàm môi là vấn đề mà rất nhiều người quan tâm tìm hiểu. Bạn có thể cải thiện các tổn thương, làm giảm triệu chứng, hạn chế tái phát nếu áp dụng đúng cách. Hãy tham khảo ngay 10 gợi ý dưới đây nhé!

  •  Biến chứng nguy hiểm bệnh viêm da cơ địa ở trẻ. Xem ngay!
    Biến chứng nguy hiểm bệnh viêm da cơ địa ở trẻ. Xem ngay!

    Viêm da cơ địa ở trẻ không đơn giản như nhiều bậc cha mẹ vẫn nghĩ, ngược lại, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm da cơ địa ở trẻ, các bậc cha mẹ hãy tìm hiểu để có thể phòng ngừa cho con nhé!

  • 3 bài thuốc Đông y chữa eczema CỰC HAY - Không xem thì ÂN HẬN CẢ ĐỜI
    3 bài thuốc Đông y chữa eczema CỰC HAY - Không xem thì ÂN HẬN CẢ ĐỜI

    Eczema (hay chàm, viêm da cơ địa) là một trong những bệnh phổ biến gây ra tình trạng viêm ngứa khó chịu. Bên cạnh các biện pháp cải thiện bệnh với những loại thuốc Tây, dân gian cũng thường áp dụng những biện pháp điều trị eczema bằng thuốc Đông y. Dưới đây là 3 bài thuốc điều trị bệnh eczema bằng thuốc Đông y mà bạn có thể tham khảo.

  • 4 thay đổi nhỏ - hiệu quả to cho người viêm da cơ địa
    4 thay đổi nhỏ - hiệu quả to cho người viêm da cơ địa

    Viêm da cơ địa là thể phổ biến nhất của bệnh chàm. Việc điều trị bệnh bên cạnh những biện pháp được bác sĩ chỉ định, có một số thay đổi rất đơn giản trong thói quen hàng ngày mà bạn có thể dễ dàng thực hiện nhưng có thể giúp giảm các triệu chứng bệnh hiệu quả.