Bệnh chàm khô ở lòng bàn tay không chỉ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân mà còn gây mất tự tin trong giao tiếp. Hiện có nhiều cách để điều trị tình trạng này, trong đó phải kể đến sử dụng các mẹo từ thiên nhiên, an toàn, lành tính. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho bạn biết 3 mẹo hàng đầu giúp đẩy lùi bệnh lý này hiệu quả và an toàn. Hãy tham khảo ngay!
Chàm khô ở lòng bàn tay là gì?
Chàm khô ở lòng bàn tay là một dạng của bệnh chàm, thường khởi phát khi lớp sừng keratin của da không được cung cấp đủ nước. Tình trạng này khiến cho cấu trúc da bị mất đi sự cân bằng. Từ đó dễ làm phát sinh các triệu chứng ngoài da như: Khô, bong tróc, đôi khi còn trầy xước hay rớm máu,...
Bệnh lý này có thể xuất hiện phổ biến ở bất cứ đối tượng nào, kể cả người lớn và trẻ em. Nếu không sớm phát hiện hay điều trị không đúng cách, bệnh rất dễ tái phát và trở thành mãn tính.
3 mẹo trị chàm khô ở lòng bàn tay từ thiên nhiên
Dưới đây là 3 mẹo dân gian giúp cải thiện bệnh chàm khô ở lòng bàn tay từ thiên nhiên bạn có thể áp dụng:
Sử dụng lá ổi
Trong lá ổi chứa một số hoạt chất kháng khuẩn, chống viêm và giảm ngứa như: Tanin, polyphenol, tinh dầu,… đồng thời, hoạt chất berbagia trong lá ổi còn hỗ trợ khiến vết thương mau lành, tăng cường hệ miễn dịch cho làn da.
Cách áp dụng:
Bước 1: Chuẩn bị 1 nắm lá ổi, ngâm nước muối pha loãng rồi rửa sạch.
Bước 2: Bỏ vào nồi nấu với 1 - 2 lít nước cho sôi lên trong 10 phút để các tinh chất trong lá ổi tan ra.
Bước 3: Chờ nước nguội bớt rồi đổ ra chậu ngâm tại vùng da tay bị chàm.
Sử dụng nha đam
Khá nhiều nghiên cứu của y học hiện đại đã chứng minh thành phần gel trong nha đam có tính sát khuẩn. Vì vậy, nha đam thường được ứng dụng để sát trùng, thanh nhiệt, thông tiểu, hoặc làm dịu vết thương do phỏng nhẹ, côn trùng cắn.
Đặc biệt, nhũ dịch bào chế từ nha đam còn được sử dụng để tạo ra một số loại thuốc điều trị chàm, mụn, chốc lở, giúp lên da non nhanh.
Bạn nên tiến hành như sau:
Bước 1: Chuẩn bị 1 lá nha đam, rửa qua, cắt vỏ xanh, rửa sạch mủ vàng để lấy phần gel bên trong.
Bước 2: Cho gel này vào cối xay nguyễn.
Bước 3: Đắp gel đã xay lên ở vùng da bị chàm, để trong 20 phút.
Bước 4: Vệ sinh lại bằng nước ấm.
Dùng cây núc nác
Cây núc nác còn có tên là hoàng bá nam, còn tên khoa học là Oroxylum indicum (L.) Kurz.
Theo nghiên cứu khoa học, trong hạt cũng như vỏ cây núc nác có chứa ít nhất 5 loại flavonoid, có tính kháng histamin. Do vậy có thể điều trị được các vấn đề về da liễu, trong đó có chàm khô. Theo đông y, núc nác có vị đắng, tính mát, giúp giải nhiệt, tiêu độc, sát trùng, nhuận phế, chữa trị ho, giảm đau,...
Thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị 50g vỏ cây núc nác và 50g vỏ cây hòe, 30g hương nhu, 30g lá khổ sâm.
Bước 2: Cho tất cả nguyên liệu vào ấm sắc kỹ cùng với nước, nấu sôi trong 10 - 15 phút.
Bước 3: Đổ ra chậu, chờ nguội bớt rồi ngâm bàn tay bị chàm khô vào trong 15 phút.
Bước 4: Lau khô tay bằng khăn sạch, không cần rửa lại với nước.
Những điều cần lưu ý khi áp dụng cách chữa chàm khô theo dân gian:
- Tăng cường uống nước để thúc đẩy quá trình trao đổi chất và giữ da được duy trì độ ẩm.
- Nên kết hợp tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng.
- Các cách trên thường chỉ hiệu quả với những ai mắc bệnh nhẹ.