4 mẹo hàng đầu đẩy lùi bệnh chàm hiệu quả

Bệnh chàm không chỉ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của người mắc mà còn gây mất tự tin trong giao tiếp. Hiện nay, có nhiều cách để điều trị tình trạng này, trong đó phải kể đến sử dụng các mẹo từ thiên nhiên, an toàn, lành tính. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho bạn biết 4 mẹo hàng đầu giúp đẩy lùi bệnh chàm hiệu quả và an toàn. Hãy tham khảo ngay!

Bệnh chàm là gì?

Bệnh chàm (eczema, viêm da cơ địa) là một trong số những vấn đề về da liễu phổ biến nhất ở nước ta. Khảo sát gần đây cho thấy, tỷ lệ người bị chàm chiếm tới 20% tổng số bệnh nhân tới điều trị tại các bệnh viện da liễu. Đây là tình trạng viêm nhiễm ngoài da gây tổn thương dạng mụn nước, bong tróc rất mất thẩm mỹ và khiến bệnh nhân ngứa ngáy, khó chịu.

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, chàm này có liên quan mật thiết đến cơ địa, thói quen sinh hoạt của người bệnh hoặc thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, xà phòng,… Bệnh không xảy ra do các loại vi khuẩn hay nấm men. Chính vì thế, chàm da không có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác.

4 mẹo hàng đầu đẩy lùi bệnh chàm hiệu quả

Mọi người có thể sử dụng các loại kem, sản phẩm từ tự nhiên và thay đổi chế độ ăn uống cũng như lối sống để kiểm soát hoặc ngăn ngừa bùng phát bệnh chàm, đặc biệt là vào mùa đông, khi các triệu chứng có xu hướng tồi tệ nhất. Các biện pháp từ tự nhiên không thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh chàm, nhưng chúng có thể giúp kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa bùng phát. Hãy tham khảo 4 mẹo hàng đầu dưới đây nhé:

Gel nha đam (lô hội)

Gel lô hội được lấy từ ​​lá của cây lô hội, đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ để điều trị một số bệnh. Trong đó, một công dụng phổ biến là làm dịu những vết chàm da.

Một đánh giá có hệ thống từ năm 2015 đã xem xét tác động của lô hội đối với sức khỏe con người. Các nhà nghiên cứu báo cáo rằng, gel có các đặc tính: Kháng khuẩn, kháng virus, tăng cường hệ thống miễn dịch, làm nhanh lành vết thương.

Tác dụng kháng khuẩn và virus có thể ngăn ngừa nhiễm trùng da – tình trạng dễ xảy ra khi một người có làn da khô và nứt nẻ. Đặc tính chữa lành vết thương của lô hội có thể làm dịu vùng da bị tổn thương và thúc đẩy quá trình chữa lành.

Cách sử dụng: Bắt đầu với một lượng nhỏ gel lô hội để kiểm tra độ nhạy cảm của da. Đôi khi, lô hội có thể gây châm chích với một số người. Tuy nhiên, lô hội thường an toàn và hiệu quả cho cả người lớn và trẻ em.

Tinh dầu cây trà xanh

Một nghiên cứu năm 2013 đã xác định các đặc tính chống viêm, kháng khuẩn và chữa lành vết thương trong tinh dầu cây trà xanh. Nó có thể giúp giảm khô và ngứa da cũng như ngăn ngừa nhiễm trùng.

Cách thực hiện: Luôn luôn pha loãng tinh dầu trước khi sử dụng chúng trên da. Hãy trộn tinh dầu trà xanh với dầu dừa hoặc dầu ô liu, sau đó thoa nhẹ nhàng lên vùng da tổn thương.

Mật ong

Mật ong là chất kháng khuẩn và chống viêm tự nhiên, được sử dụng để chữa lành vết thương trong nhiều thế kỷ. Kết luận của nhiều nghiên cứu đã xác nhận rằng, mật ong có thể giúp chữa lành vết thương và tăng cường chức năng của hệ thống miễn dịch. Một đánh giá khác cho rằng, mật ong rất hữu ích để điều trị nhiều loại bệnh về da, trong đó có chàm và nó giúp kháng khuẩn tốt.

Cách thực hiện: Hãy chấm một chút mật ong lên vùng da tổn thương.

Giấm táo

Giấm táo là phương pháp điều trị tại nhà phổ biến cho nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm cả các rối loạn về da như chàm.

Hiệp hội Eczema Quốc gia Hoa Kỳ (NEA) báo cáo rằng, giấm táo có thể giúp điều trị tình trạng chàm. Tuy nhiên, họ khuyên bạn nên sử dụng thận trọng vì axit trong giấm có thể làm hỏng mô mềm.

Dưới đây là một số lợi ích khi dùng giấm táo:

- Chống lại vi khuẩn: Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, giấm táo có thể chống lại vi khuẩn, bao gồm cả E.Coli và trực khuẩn mủ xanh. Dùng giấm táo bôi lên da có thể giúp vùng da tổn thương không bị nhiễm trùng.

- Cân bằng nồng độ axit của da: Giấm có tính axit cao. Da cũng có tính axit tự nhiên, nhưng những bệnh nhân mắc chàm thường có làn da ít tính axit hơn người khác. Điều này làm suy yếu khả năng phòng vệ của da. Thoa giấm táo loãng có thể giúp cân bằng nồng độ axit trên da.

Cách thực hiện: Trộn 1 cốc nước ấm và 1 thìa nhỏ giấm táo. Thấm dung dịch này vào bông hoặc gạc rồi đặt trên khu vực bị bệnh trong khoảng 3 giờ. Dưỡng ẩm trong vòng vài phút sau khi bỏ gạc ra.

Dược sĩ Đoàn Thu

Kem-lam-sach-da-Eczestop.webp



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 10 mẹo trị chàm môi cực “thần thánh” bạn nên nắm rõ. CLICK NGAY!
    10 mẹo trị chàm môi cực “thần thánh” bạn nên nắm rõ. CLICK NGAY!

    Mẹo trị chàm môi là vấn đề mà rất nhiều người quan tâm tìm hiểu. Bạn có thể cải thiện các tổn thương, làm giảm triệu chứng, hạn chế tái phát nếu áp dụng đúng cách. Hãy tham khảo ngay 10 gợi ý dưới đây nhé!

  •  Biến chứng nguy hiểm bệnh viêm da cơ địa ở trẻ. Xem ngay!
    Biến chứng nguy hiểm bệnh viêm da cơ địa ở trẻ. Xem ngay!

    Viêm da cơ địa ở trẻ không đơn giản như nhiều bậc cha mẹ vẫn nghĩ, ngược lại, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm da cơ địa ở trẻ, các bậc cha mẹ hãy tìm hiểu để có thể phòng ngừa cho con nhé!

  • 3 bài thuốc Đông y chữa eczema CỰC HAY - Không xem thì ÂN HẬN CẢ ĐỜI
    3 bài thuốc Đông y chữa eczema CỰC HAY - Không xem thì ÂN HẬN CẢ ĐỜI

    Eczema (hay chàm, viêm da cơ địa) là một trong những bệnh phổ biến gây ra tình trạng viêm ngứa khó chịu. Bên cạnh các biện pháp cải thiện bệnh với những loại thuốc Tây, dân gian cũng thường áp dụng những biện pháp điều trị eczema bằng thuốc Đông y. Dưới đây là 3 bài thuốc điều trị bệnh eczema bằng thuốc Đông y mà bạn có thể tham khảo.

  • 4 thay đổi nhỏ - hiệu quả to cho người viêm da cơ địa
    4 thay đổi nhỏ - hiệu quả to cho người viêm da cơ địa

    Viêm da cơ địa là thể phổ biến nhất của bệnh chàm. Việc điều trị bệnh bên cạnh những biện pháp được bác sĩ chỉ định, có một số thay đổi rất đơn giản trong thói quen hàng ngày mà bạn có thể dễ dàng thực hiện nhưng có thể giúp giảm các triệu chứng bệnh hiệu quả.