5 cách chữa bệnh chàm ở trẻ em bằng mẹo dân gian cực hiệu quả

Ngoài điều trị bằng thuốc tây, cách chữa bệnh chàm ở trẻ em bằng các mẹo dân gian cũng thường xuyên được áp dụng. Đây là các biện pháp vừa an toàn lại hiệu quả, giúp bảo vệ làn da. Bạn đã biết về những phương pháp này hay chưa? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm những bí kíp giúp cải thiện bệnh chàm hiệu quả, lành tính nhé.

Bệnh chàm ở trẻ em là gì?

Chàm (viêm da cơ địa, eczema) là một trong những bệnh lý thuộc nhóm viêm da mạn tính và rất khó điều trị dứt điểm. Bệnh không chỉ gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh mà còn khiến họ cảm thấy tự ti, ngại giao tiếp, ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt và đời sống.

Bệnh chàm có thể bắt gặp ở bất cứ đối tượng nào, dù người già hay trẻ nhỏ và xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể như: Tay, chân, cổ, đầu,… Theo thống kê, số trẻ em mắc bệnh chàm đang có xu hướng ngày càng gia tăng.

Khi bị chàm, bé sẽ cảm thấy ngứa ngáy, cơ thể khó chịu, khóc nhiều, ít ngủ hơn. Bệnh sẽ có những triệu chứng khác nhau theo từng độ tuổi:

- Trẻ sơ sinh (6 tháng đầu khi sinh ra): Các vết chàm thường xuất hiện ở phần má, cằm, trán, da đầu. Bệnh sẽ lan rộng đến những vùng da khác trên cơ thể nhưng không xuất hiện ở khu vực được giữ ẩm. Lúc này, da sẽ bị nổi ban, mụn nước và có thể nứt nẻ.

- Trẻ từ 6 – 12 tháng: Ở giai đoạn này, bé đang tập bò nên bệnh chàm khô thường xuất hiện ở khuỷu tay, đầu gối và những vị trí dễ bị trầy xước.

- Trẻ từ 2 – 5 tuổi: Lúc này, trẻ vừa mới biết đi nên chàm sẽ xuất hiện ở các nếp gấp trên cơ thể như: Khuỷu tay, đầu gối,… Ngoài ra, bệnh cũng có thể xuất hiện ở những vùng da xung quanh miệng và mí mắt. Da của trẻ sẽ bị khô, đóng vảy và dày hơn.

- Trẻ trên 5 tuổi: Chàm thường xuất hiện ở khuỷu tay, đầu gối, tay và sau tai. Da ở những vùng này sẽ đỏ lên và ngứa ngáy. Triệu chứng này cũng rất giống với các bệnh lý về da thông thường khác như: Viêm da tiết bã nhờn, chàm bội nhiễm,… nên sẽ khó phân biệt.

Chàm không gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Tuy nhiên, bệnh khiến trẻ đau rát, khó chịu, quấy khóc, bỏ ăn, khó ngủ, ảnh hưởng đến sự phát triển,... Với trẻ lớn hơn, hành động gãi, bóc vảy,… sẽ dễ dẫn tới trầy xước da, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng,... Do đó, phụ huynh nên tìm hướng chữa trị kịp thời. Theo đó, một số loại thuốc tây y có thể được kê đơn. Tuy nhiên, khi sử dụng chúng, trẻ có thể gặp phải nhiều tác dụng phụ như: Còi xương, chậm lớn, suy yếu sức khỏe làn da,... Vì vậy mà nhiều bậc phụ huynh lựa chọn sử dụng các mẹo dân gian để cải thiện tình trạng này cho trẻ.

5 cách chữa bệnh chàm ở trẻ em bằng mẹo dân gian

Bệnh chàm ở trẻ em là tình trạng mạn tính phổ biến và gây nhiều khó chịu. Xu hướng áp dụng cách chữa bệnh chàm tại nhà từ các phương pháp dân gian được nhiều người tin tưởng vì tính an toàn, nhất là đối với làn da non nớt của bé. Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn:

Dưa leo

Hiệu quả: Dưa leo đem lại hiệu quả giảm viêm, đau, ngăn chặn triệu chứng ngứa do chàm gây ra. Kiên trì sử dụng dưa leo trong 1 tháng, các triệu chứng của bệnh sẽ giảm đi.

Thực hiện:

- Rửa sạch dưa leo, ngâm nước muối để sát khuẩn.

- Thái lát mỏng, bỏ ngăn mát tủ lạnh.

- Sau 2 giờ, lấy dưa leo khỏi tủ, đắp lên vùng da bị chàm (da đã được vệ sinh sạch, lau khô) từ 10 - 15 phút.

- Sau khi đắp xong, rửa sạch vùng da bị chàm với nước ấm, rồi dùng khăn khô lau. Ngày làm 3 - 4 lần.

Nha đam

Hiệu quả: Gel nha đam giúp sát khuẩn, chống viêm, ngăn chặn các nhiễm trùng thứ phát do bệnh chàm. Bên cạnh đó, nha đam còn có tác dụng cấp ẩm, làm mềm da và hỗ trợ chữa lành các tổn thương. 

Thực hiện: 

- Gọt bỏ phần lá bên ngoài và giữ lại lớp gel bên trong.

- Xay nhuyễn gel nha đam rồi đắp lên vùng da bị chàm.

- Sau 20 phút hoặc khi gel khô, rửa sạch lại bằng nước ấm.

- Thực hiện 2 - 3 lần/tuần.

Lá ổi

Hiệu quả: Các hoạt chất flavonoid và chất chống oxy hóa trong lá ổi có khả năng chống viêm hiệu quả. Đồng thời, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra, lá ổi chứa chất kháng sinh thực vật, giúp chống lại các vi khuẩn có hại.

Thực hiện:

- Rửa sạch lá ổi, ngâm muối loãng 15 phút để sát khuẩn.

- Đun lá ổi với một lượng nước vừa đủ đến sôi. Sau khi sôi 5 phút thì tắt bếp. 

- Để nguội, ngâm vùng da bị chàm vào nước khoảng tầm 20 phút.

- Áp dụng ngày 1 lần.

Dầu dừa

Hiệu quả: Dầu dừa chứa các hoạt chất có tác dụng giảm nhanh triệu chứng ngứa ngáy, bong tróc, lở loét do bệnh chàm gây ra. Đồng thời, với sự có mặt của vitamin E trong dầu dừa, các tổn thương trên da sẽ được làm lành và phục hồi nhanh chóng.

Thực hiện:

- Sau khi vệ sinh vùng da bị chàm sạch sẽ và lau khô, thoa nhẹ nhàng một lượng vừa phải dầu dừa lên đó. Massage nhẹ nhàng để dầu dừa thấm sâu vào da.

- Sau 20 phút, rửa sạch dầu dừa với nước ấm.

- Thực hiện mỗi ngày 1 lần đều đặn để thấy hiệu quả rõ rệt.

 Dầu dừa giúp giảm ngứa, làm mềm da, cải thiện bệnh chàm 

Dầu dừa giúp giảm ngứa, làm mềm da, cải thiện bệnh chàm

Lá trà xanh 

Hiệu quả: Trà xanh giúp thanh nhiệt, giải độc, đẩy lùi những khó chịu do bệnh chàm gây ra. Bên cạnh đó, các chất kháng khuẩn và chất chống oxy hóa trong trà xanh giúp bảo vệ da khỏi những tác nhân có hại từ môi trường bên ngoài.

Thực hiện:

- Rửa sạch lá trà, ngâm muối trong khoảng 15 phút để sát khuẩn.

- Đun sôi lá trà đã ngâm với một lượng nước vừa đủ trong khoảng 15 phút.

- Để nguội nước trà và dùng để tắm hoặc vệ sinh lại vùng da. 

- Áp dụng đều đặn mỗi ngày để có hiệu quả tốt.

Các phương pháp kể trên đem lại hiệu quả với trường hợp chàm da ở mức độ nhẹ, chưa lan rộng. Tuy nhiên, do tác dụng thường chậm nên khi thực hiện, cha mẹ cần phải rất kiên trì. Ngoài ra, cần tránh tối đa việc trẻ dùng tay chà xát hoặc gãi lên da vì hành động này làm gia tăng nhiễm trùng. 

Dược sĩ Đoàn Thu

Kem-lam-sach-da-Eczestop.webp



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 10 mẹo trị chàm môi cực “thần thánh” bạn nên nắm rõ. CLICK NGAY!
    10 mẹo trị chàm môi cực “thần thánh” bạn nên nắm rõ. CLICK NGAY!

    Mẹo trị chàm môi là vấn đề mà rất nhiều người quan tâm tìm hiểu. Bạn có thể cải thiện các tổn thương, làm giảm triệu chứng, hạn chế tái phát nếu áp dụng đúng cách. Hãy tham khảo ngay 10 gợi ý dưới đây nhé!

  •  Biến chứng nguy hiểm bệnh viêm da cơ địa ở trẻ. Xem ngay!
    Biến chứng nguy hiểm bệnh viêm da cơ địa ở trẻ. Xem ngay!

    Viêm da cơ địa ở trẻ không đơn giản như nhiều bậc cha mẹ vẫn nghĩ, ngược lại, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm da cơ địa ở trẻ, các bậc cha mẹ hãy tìm hiểu để có thể phòng ngừa cho con nhé!

  • 3 bài thuốc Đông y chữa eczema CỰC HAY - Không xem thì ÂN HẬN CẢ ĐỜI
    3 bài thuốc Đông y chữa eczema CỰC HAY - Không xem thì ÂN HẬN CẢ ĐỜI

    Eczema (hay chàm, viêm da cơ địa) là một trong những bệnh phổ biến gây ra tình trạng viêm ngứa khó chịu. Bên cạnh các biện pháp cải thiện bệnh với những loại thuốc Tây, dân gian cũng thường áp dụng những biện pháp điều trị eczema bằng thuốc Đông y. Dưới đây là 3 bài thuốc điều trị bệnh eczema bằng thuốc Đông y mà bạn có thể tham khảo.

  • 4 thay đổi nhỏ - hiệu quả to cho người viêm da cơ địa
    4 thay đổi nhỏ - hiệu quả to cho người viêm da cơ địa

    Viêm da cơ địa là thể phổ biến nhất của bệnh chàm. Việc điều trị bệnh bên cạnh những biện pháp được bác sĩ chỉ định, có một số thay đổi rất đơn giản trong thói quen hàng ngày mà bạn có thể dễ dàng thực hiện nhưng có thể giúp giảm các triệu chứng bệnh hiệu quả.