Bé bị chàm nên uống sữa gì và giải pháp từ bộ đôi thảo dược

“Bé bị chàm nên uống sữa gì?” là câu hỏi được rất nhiều người làm cha mẹ quan tâm bởi một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp con có được năng lượng để chống lại bệnh, đồng thời tránh những yếu tố nguy cơ khiến tình trạng nghiêm trọng hơn. Vậy đáp án cho câu hỏi trên là gì? Hãy cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây để biết nhé!

Vì sao bé bị chàm?

Bệnh chàm (eczema, viêm da cơ địa) là tình trạng viêm da mạn tính, không lây, thường gặp ở trẻ có cơ địa dễ dị ứng.

Nguyên nhân sâu xa gây tình trạng chàm ở trẻ nhỏ là do sự suy yếu hoặc hoạt động bất thường của hệ miễn dịch. Ngoài ra, nếu bố mẹ mắc bệnh hen suyễn, mề đay, dị ứng da, dị ứng thời tiết,… thì con sẽ có nguy cơ mắc chàm cao hơn.

Các chuyên gia cho rằng, bên cạnh việc dùng thuốc thì việc xây dựng một chế độ ăn uống khoa học cho trẻ bị chàm là rất quan trọng.

Bé bị chàm nên uống sữa gì?

Có một số loại thực phẩm, đồ uống mà trẻ bị chàm cần phải tránh xa. Chúng có thể làm bé cảm thấy ngứa ngáy, dẫn đến hành động gãi và chà xát da nhiều hơn, bệnh sẽ càng thêm trầm trọng. Nhiều người băn khoăn: Vậy khi bị chàm có nên uống sữa không? Bé bị chàm nên uống sữa gì?

Các chuyên gia cho biết, chất gây dị ứng (allergen) thường tồn tại cả trong sữa dê và cừu nên chúng thường không được khuyến nghị để dùng thay thế cho sữa bò đối với trẻ bị chàm.

Trẻ bị chàm dưới 6 tháng tuổi nên thay đổi loại sữa dựa trên tư vấn của chuyên gia dinh dưỡng. Tốt nhất không nên uống sữa đậu nành chế biến sẵn. Sữa chứa hàm lượng protein thủy phân cao là 1 trong những lựa chọn phù hợp nhất.

Với những trẻ còn đang bú mẹ, sự thay đổi trong chế độ ăn uống của người mẹ đôi khi được khuyến nghị nhưng vẫn cần được giám sát bởi chuyên gia để đảm bảo rằng sữa có đủ dưỡng chất cần thiết giúp bé phát triển toàn diện, ví dụ như canxi.

Những trẻ ở độ tuổi từ 6 tháng - 2 năm có thể sử dụng các loại sữa chứa lượng lớn protein thủy phân hoặc sữa đậu nành công thức dùng cho trẻ sơ sinh (nên tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng).

Đối với những trẻ trên 2 tuổi, sữa đậu nành chứa canxi là một lựa chọn thích hợp để thay thế cho sữa bò. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn nên hạn chế bổ sung sữa vào các món ăn của trẻ bị chàm.

Lactose trong sữa không gây ảnh hưởng đến tình trạng chàm nên việc dùng các loại sữa công thức không chứa lactose thực chất không có hiệu quả gì cho trẻ.

Kem-lam-sach-da-Eczestop.webp



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 10 mẹo trị chàm môi cực “thần thánh” bạn nên nắm rõ. CLICK NGAY!
    10 mẹo trị chàm môi cực “thần thánh” bạn nên nắm rõ. CLICK NGAY!

    Mẹo trị chàm môi là vấn đề mà rất nhiều người quan tâm tìm hiểu. Bạn có thể cải thiện các tổn thương, làm giảm triệu chứng, hạn chế tái phát nếu áp dụng đúng cách. Hãy tham khảo ngay 10 gợi ý dưới đây nhé!

  •  Biến chứng nguy hiểm bệnh viêm da cơ địa ở trẻ. Xem ngay!
    Biến chứng nguy hiểm bệnh viêm da cơ địa ở trẻ. Xem ngay!

    Viêm da cơ địa ở trẻ không đơn giản như nhiều bậc cha mẹ vẫn nghĩ, ngược lại, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm da cơ địa ở trẻ, các bậc cha mẹ hãy tìm hiểu để có thể phòng ngừa cho con nhé!

  • 3 bài thuốc Đông y chữa eczema CỰC HAY - Không xem thì ÂN HẬN CẢ ĐỜI
    3 bài thuốc Đông y chữa eczema CỰC HAY - Không xem thì ÂN HẬN CẢ ĐỜI

    Eczema (hay chàm, viêm da cơ địa) là một trong những bệnh phổ biến gây ra tình trạng viêm ngứa khó chịu. Bên cạnh các biện pháp cải thiện bệnh với những loại thuốc Tây, dân gian cũng thường áp dụng những biện pháp điều trị eczema bằng thuốc Đông y. Dưới đây là 3 bài thuốc điều trị bệnh eczema bằng thuốc Đông y mà bạn có thể tham khảo.

  • 4 thay đổi nhỏ - hiệu quả to cho người viêm da cơ địa
    4 thay đổi nhỏ - hiệu quả to cho người viêm da cơ địa

    Viêm da cơ địa là thể phổ biến nhất của bệnh chàm. Việc điều trị bệnh bên cạnh những biện pháp được bác sĩ chỉ định, có một số thay đổi rất đơn giản trong thói quen hàng ngày mà bạn có thể dễ dàng thực hiện nhưng có thể giúp giảm các triệu chứng bệnh hiệu quả.