Bé bị chàm sữa bao lâu thì hết? – Đây là vấn đề luôn được cha mẹ quan tâm khi trẻ không may gặp phải tình trạng này. Bệnh chàm sữa khá phổ biến và gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, thậm chí là ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của trẻ. Vậy đáp án cho câu hỏi trên là gì? Phải làm sao để đẩy lùi bệnh hiệu quả, an toàn? Hãy tham khảo ngay bài viết sau đây để biết!
Dấu hiệu bệnh chàm sữa
Chàm sữa là một dạng viêm da cơ địa phổ biến ở trẻ em và không có tính lây lan. Theo thống kê, tỷ lệ chàm sữa ở trẻ sơ sinh chiếm khoảng 20%, tức là cứ 100 trẻ được sinh ra thì có 20 bé bị bệnh. Trong số đó, có đến 60% số trẻ bị bùng phát chàm trước 1 tuổi. Phổ biến như vậy nhưng có tới 90% các bậc cha mẹ lại không hề có chút kiến thức nào về bệnh lý này, thậm chí còn không biết con đang mắc chàm sữa.
Trẻ sơ sinh bị chàm sữa sẽ có biểu hiện: Khô da, nổi mẩn đỏ, ngứa,... Vì vậy, việc phát hiện sớm chàm sữa ở trẻ là rất quan trọng giúp kiểm soát tình trạng bệnh và tránh tái phát. Dưới đây là những dấu hiệu giúp cha mẹ nhận biết chàm sữa ở trẻ:
- Ban đầu, chàm sữa khởi phát là những mảng hồng ban hoặc nốt mẩn đỏ. Chúng thường xuất hiện ở vị trí đối xứng hai bên má, vùng cổ, thái dương, trán. Trên lớp hồng ban sẽ nổi lên các mụn nước lấm tấm gây ngứa, có xu hướng tự vỡ hoặc vỡ do gãi, gây rỉ dịch. Dịch vàng tiết ra kết hợp với huyết tương trên da lâu dần sẽ đóng vảy cứng.
- Khi chạm vào tổn thương sẽ có cảm giác thô ráp kèm theo vảy nhỏ li ti, da rất khô và căng.
- Sau khoảng 1 tuần khi mụn nước vỡ, các vết thương khô lại sẽ dần hình thành những vảy tiết dày. Vảy khô bong đi để lại lớp da mỏng, nhẵn bóng, được gọi là lớp da non.
- Khi bị chàm sữa, vùng da tổn thương bị ngứa khiến trẻ hay quơ tay lên mặt hoặc chà đầu, đôi khi cũng hay dụi mặt vào gối cho đỡ ngứa.
Nếu như không được vệ sinh cẩn thận, da bé mắc chàm sữa rất dễ nhiễm khuẩn (thậm chí bội nhiễm), khó điều trị hơn, thường sẽ để lại thâm sẹo, ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ. Ngoài ra, chàm sữa cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của bé như: Khiến trẻ khó ngủ, quấy khóc, bỏ bữa, sút cân,…
Bé bị chàm sữa bao lâu thì hết?
Câu hỏi được đặt ra là: Bé bị chàm sữa bao lâu thì hết? Chuyên gia cho biết, các triệu chứng chàm sữa thường chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Ngay từ giai đoạn đầu, khi các mảng hồng ban xuất hiện, nếu điều trị kịp thời, chàm sữa hoàn toàn có thể kiểm soát được mà không hình thành các mụn nước.
Thời gian phục hồi sau tổn thương phụ thuộc vào việc cha mẹ có phát hiện sớm hay không và sức đề kháng của trẻ ra sao. Thông thường, thương tổn có thể tự khỏi sau 7 - 10 ngày ở những trẻ có sức đề kháng tốt, lâu hơn là 2 - 3 tuần, thậm chí là dài hơn ở một số trẻ cơ địa dị ứng, sức đề kháng yếu, đặc biệt giai đoạn từ 2 tháng - 2 tuổi, là thời điểm da còn mỏng và nhạy cảm. Khi tiếp xúc với các dị nguyên dễ gây kích ứng sẽ làm chàm sữa diễn biến phức tạp hơn. Do đó, việc điều trị thường khó khăn và thời gian phục hồi sau tổn thương cũng kéo dài hơn.
Với những trường hợp này, phụ huynh không nên chủ quan khi điều trị ở giai đoạn đầu, nếu để tình trạng bệnh kéo dài có thể trở thành mạn tính. Vậy nên là gì để cải thiện chàm sữa?
Nên làm gì để cải thiện chàm sữa?
Các biện pháp chăm sóc nhằm nhằm mục đích bình thường hóa làn da, rút ngắn thời gian chàm sữa trên da, hạn chế tình trạng tái phát chứ không giải quyết triệt để được căn nguyên gây bệnh. Một số cách chăm sóc cho trẻ bị chàm sữa mà mẹ có thể tham khảo, bao gồm:
- Bôi kem dưỡng ẩm giúp ngăn ngừa việc bốc hơi nước khỏi da, cung cấp độ ẩm cho da, hạn chế nứt nẻ, ngăn ngừa bệnh tái phát. Nên thoa kem dưỡng ẩm cho trẻ ngay sau khi tắm xong, vì lúc này bề mặt da sạch sẽ và độ ẩm cao, rất dễ thẩm thấu.
- Vệ sinh da bé thường xuyên bằng nước ấm làm giảm tình trạng ngứa ngáy, đồng thời hạn chế khả năng nhiễm khuẩn da.
- Cần lựa chọn cho bé những sản phẩm xà phòng, sữa tắm lành tính và phù hợp dành riêng cho trẻ sơ sinh.
- Luôn giữ cơ thể khô ráo, tránh đổ mồ hôi nhiều, gây khó chịu bằng việc thay bỉm tã thường xuyên cho con.
- Lựa chọn những trang phục thoáng mát, dễ chịu, dễ thấm hút mồ hôi như: Vải sợi mềm, sợi lanh, cotton 100%, bông nhẹ sẽ giúp cho các vết chàm sữa không bị cọ xát vào quần áo gây đau rát. Tránh mặc các loại quần áo bằng chất liệu len, sợi tổng hợp gây bít tắc da bé.
- Mẹ cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho bé bằng việc tăng cường ăn các loại thực phẩm tốt như: Rau xanh, trái cây,… Không cho bé ăn các thức ăn dễ gây dị ứng như hải sản, trứng, sữa bò,…
- Tuyệt đối không để bé cào gãi lên vùng da bị chàm.
Giải pháp đẩy lùi bệnh chàm sữa hiệu quả
Để cải thiện bệnh chàm sữa cũng như những vấn đề viêm da khác, bạn có thể áp dụng các cách chăm sóc trẻ kể trên và dùng thuốc theo chỉ định của chuyên gia. Bên cạnh đó, các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược như kem bôi cũng được nhiều bậc cha mẹ lựa chọn để sử dụng cho con. Kem bôi này có thành phần từ thiên nhiên như: Dầu dừa, vỏ núc nác, chitosan (từ vỏ tôm, cua), kẽm salicylate, dầu hạt neem,… nên rất an toàn. Bạn sẽ không cần lo lắng về tác dụng phụ như: Mệt mỏi, suy giảm sức khỏe làn da, suy gan – thận, còi xương,... như khi dùng thuốc tây. Tác dụng cụ thể của các thành phần:
- Kẽm có nhiều vai trò quan trọng trong các hoạt động của cơ thể như: Nâng cao hệ miễn dịch, làm giảm và dịu lớp sừng da, giảm ngứa, chống oxy hóa, giúp cải thiện tình trạng viêm. Theo các tài liệu khoa học, tế bào da và bề mặt cơ thể cần kẽm để hình thành cũng như phát triển, tạo nên những lá chắn bảo vệ vững chắc. Vì vậy, khi thiếu kẽm, quá trình làm lành vết thương sẽ chậm lại. Hay nói cách khác, kẽm đóng vai trò hỗ trợ hệ thống phòng thủ tự nhiên của cơ thể. Kẽm giúp tổng hợp hormone tăng trưởng, làm tăng cường khả năng miễn dịch, chống nhiễm khuẩn. Vì vậy, bổ sung kẽm là điều rất cần thiết đối với người bị chàm sữa. Thành phần acid salicylic có tác dụng làm mềm và loại bỏ vảy. Do đó, sự kết hợp giữa ion kẽm và acid salicylic tạo nên muối kẽm salicylate rất hữu ích cho tình trạng chàm sữa.
- Dầu dừa: Chứa nhiều vitamin và chất béo có tác dụng nuôi dưỡng, chăm sóc, phục hồi làn da, dưỡng ẩm, làm sạch da cũng như ngăn ngừa lão hóa. Các acid hữu cơ và enzyme trong dầu dừa có tác dụng diệt khuẩn, chống viêm,… được sử dụng để điều trị một số bệnh ngoài da. Chất chống oxy hóa trong dầu dừa có tác dụng kháng khuẩn, hạn chế viêm nhiễm, giúp điều trị chàm sữa hiệu quả.
- Nano bạc: Một số nghiên cứu ghi nhận, sự kết hợp của chitosan và muối bạc sẽ có tác dụng rất tốt trong việc kiểm soát tốc độ trao đổi hơi nước, oxy cũng như khả năng hút nước. Đặc biệt, nano bạc còn giúp chống viêm và có khả năng sát khuẩn mạnh, qua đó hạn chế nguy cơ bị bội nhiễm.
- Tinh dầu hạt neem: Có tác dụng diệt khuẩn phổ rộng cả vi khuẩn gram (+) và gram (-) nên giảm viêm rất tốt trong điều trị các bệnh chàm sữa, vảy nến, mụn trứng cá,... Ngoài ra, tinh dầu hạt neem còn có tác dụng làm nhanh liền sẹo trong các trường hợp vết thương chậm lành hoặc nhiễm trùng da và giúp cải thiện độ đàn hồi da.
- Chiết xuất vỏ núc nác: Có tác dụng rõ rệt giúp chống dị ứng và làm tăng sức đề kháng. Núc nác có tác dụng ức chế giai đoạn cấp tính của phản ứng viêm và từ lâu cũng đã được dùng trong các bài thuốc chữa chàm sữa cùng một số bệnh mẩn ngứa khác.
- Chitosan: Có tác dụng chống viêm, cầm máu, kích thích tái tạo mô và biểu mô, làm chóng liền vết thương,… Chitosan có tác dụng chống nấm, kháng khuẩn, ức chế sự phát triển của một số chủng vi khuẩn. Giúp giảm ngứa do sự hấp thu các ion proton được giải phóng nhờ nhóm amino tự do, làm giảm pH ở khu vực bị viêm đau. Chitosan có khả năng tạo màng mỏng trên bề mặt da, cung cấp nước và hạn chế sự mất nước, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn,… Chitosan còn là tác nhân làm mềm và giữ ẩm cho da,…
Thắc mắc: “Trẻ bị chàm sữa bao lâu thì hết?” đã được giải đáp. Khi bé bị bệnh chàm sữa, bạn nên áp dụng những cách chăm sóc da kể trên, cũng có thể dùng thuốc tây theo chỉ định của chuyên gia để cải thiện triệu chứng, nhưng hãy nhớ cách này không thể loại trừ căn nguyên gây bệnh.
Dược sĩ Đoàn Thu