Bệnh chàm tổ đỉa có lây không? Đọc ngay bài viết để biết câu trả lời nhé!

Bệnh chàm tổ đỉa có lây không là nỗi băn khoăn của rất nhiều người, nhất là những người phải tiếp xúc với người bệnh. Bởi một số người nghĩ rằng, các mụn nước khi vỡ ra trong bệnh chàm tổ đỉa có thể lây nhiễm cho người khác khi chạm vào chúng. Vậy thực hư quan niệm này có đúng không?

Bệnh chàm tổ đỉa có lây không?

Chàm tổ đỉa là một dạng của bệnh chàm (còn gọi là viêm da cơ địa, eczema), trong đó mụn nước xuất hiện ở tay hoặc chân. Các mụn nước này rất ngứa, có thể vỡ ra do gãi hoặc cọ xát. Chúng có thể kéo dài đến ba tuần trước khi bắt đầu khô. Khi các vết rộp này khô sẽ biến thành vết nứt da gây đau. Các thương tổn của bệnh chàm tổ đỉa thường bị dày lên (gọi là sừng hóa) sau một thời gian.

Để trả lời cho vấn đề bệnh chàm tổ đỉa có lây không, chúng ta phải dựa vào nguyên nhân gây bệnh.

Cũng như bệnh chàm, nguyên nhân gây chàm tổ đỉa có liên quan đến di truyền. Do đó, bệnh thường có tính chất gia đình. Nghĩa là khi trong nhà có người thân bị chàm tổ đỉa thì bạn sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh này.

Ngoài nguyên nhân di truyền, chàm tổ đỉa còn do:

- Cơ địa: Những người mắc bệnh hen suyễn, sốt dị ứng, viêm gan hay rối loạn hệ bài tiết thường dễ mắc bệnh chàm tổ đỉa hơn người bình thường.

- Yếu tố môi trường: Bệnh hay gặp ở những người có tay, chân luôn ẩm ướt, tiếp xúc với nước hoặc muối kim loại (coban, niken, crom)

- Lối sống sinh hoạt: Chế độ làm việc, nghỉ ngơi không khoa học, thiếu dinh dưỡng dễ khiến cơ thể giảm sức đề kháng, tạo điều kiện cho bệnh chàm tổ đỉa khởi phát. Ngoài ra, một số thực phẩm dễ gây dị ứng như tôm, cua, trứng, thực phẩm cay nóng cũng dễ làm chàm tổ đỉa bùng phát.

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, nguyên nhân gây chàm tổ đỉa không liên quan đến vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hay nấm nên bệnh không lây nhiễm. Vì vậy, chúng ta hoàn toàn yên tâm khi tiếp xúc với người bị chàm tổ đỉa. Một số người do không hiểu biết về bệnh nên xa lánh, kì thị người mắc chàm tổ đỉa khiến người bệnh rơi vào tình trạng trầm cảm. Họ bị mất tự tin trong giao tiếp, lâu dần rơi vào tình trạng trầm cảm lúc nào không hay, khiến việc điều trị ngày càng khó khăn. Chính vì vậy, mọi người nên động viên, chia sẻ, gần gũi hơn với người bệnh để tinh thần của họ vui vẻ, lạc quan.

Bệnh nhân chàm tổ đỉa nên làm gì?

Dưới đây là một vài lời khuyên của chuyên gia da liễu giúp người mắc chàm tổ đỉa ngăn ngừa và điều trị bệnh lý này:

- Dưỡng ẩm cho da thường xuyên: Nguyên tắc trong kiểm soát bệnh chàm tổ đỉa đó là phải giữ ẩm cho da. Bởi khi da bị khô, chàm tổ đỉa sẽ có nguy cơ bùng phát, đồng thời, người bệnh sẽ ngứa hơn. Người bệnh nên bôi kem dưỡng ẩm ngay sau khi tắm. Ngoài ra, có thể dùng các máy tạo độ ẩm để giữ không khí trong phòng không quá khô vào mùa lạnh.

- Nói không với gãi: Một trong những triệu chứng khá khó chịu của chàm tổ đỉa là ngứa. Khi bị ngứa, người bệnh sẽ muốn gãi. Đó là phản xạ tự nhiên. Tuy nhiên, với bệnh chàm tổ đỉa, việc gãi ngứa sẽ khiến các mụn nước vỡ ra, nguy cơ nhiễm trùng rất cao. Ngoài ra, hành động gãi còn khiến vùng da bị bệnh ngày càng dày lên, khiến thuốc điều trị không phát huy được tác dụng.

- Xác định và tránh xa các tác nhân gây bệnh: Chàm tổ đỉa là một bệnh mạn tính, hay tái phát và không thể chữa khỏi. Chính vì vậy, tốt nhất là phòng bệnh tái phát bằng cách xác định và tránh xa các yếu tố gây bệnh như hóa chất, dị nguyên gây dị ứng (thực phẩm, lông động vật, nấm mốc...).

- Sử dụng thuốc bôi ngoài khi cần thiết:

Khi cảm thấy không thể kiềm chế nổi cơn ngứa, người bệnh chàm tổ đỉa có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về một số loại thuốc như: Thuốc kháng histamin (hydroxyzine), corticosteroid (hydrocortisone). Việc dùng thuốc nên theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh lạm dụng bởi nếu dùng lâu có thể gây khô da, teo da, bệnh tái phát ngày càng nặng hơn.

Dược sĩ Đoàn Thu

Kem-lam-sach-da-Eczestop.webp



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 10 mẹo trị chàm môi cực “thần thánh” bạn nên nắm rõ. CLICK NGAY!
    10 mẹo trị chàm môi cực “thần thánh” bạn nên nắm rõ. CLICK NGAY!

    Mẹo trị chàm môi là vấn đề mà rất nhiều người quan tâm tìm hiểu. Bạn có thể cải thiện các tổn thương, làm giảm triệu chứng, hạn chế tái phát nếu áp dụng đúng cách. Hãy tham khảo ngay 10 gợi ý dưới đây nhé!

  •  Biến chứng nguy hiểm bệnh viêm da cơ địa ở trẻ. Xem ngay!
    Biến chứng nguy hiểm bệnh viêm da cơ địa ở trẻ. Xem ngay!

    Viêm da cơ địa ở trẻ không đơn giản như nhiều bậc cha mẹ vẫn nghĩ, ngược lại, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm da cơ địa ở trẻ, các bậc cha mẹ hãy tìm hiểu để có thể phòng ngừa cho con nhé!

  • 3 bài thuốc Đông y chữa eczema CỰC HAY - Không xem thì ÂN HẬN CẢ ĐỜI
    3 bài thuốc Đông y chữa eczema CỰC HAY - Không xem thì ÂN HẬN CẢ ĐỜI

    Eczema (hay chàm, viêm da cơ địa) là một trong những bệnh phổ biến gây ra tình trạng viêm ngứa khó chịu. Bên cạnh các biện pháp cải thiện bệnh với những loại thuốc Tây, dân gian cũng thường áp dụng những biện pháp điều trị eczema bằng thuốc Đông y. Dưới đây là 3 bài thuốc điều trị bệnh eczema bằng thuốc Đông y mà bạn có thể tham khảo.

  • 4 thay đổi nhỏ - hiệu quả to cho người viêm da cơ địa
    4 thay đổi nhỏ - hiệu quả to cho người viêm da cơ địa

    Viêm da cơ địa là thể phổ biến nhất của bệnh chàm. Việc điều trị bệnh bên cạnh những biện pháp được bác sĩ chỉ định, có một số thay đổi rất đơn giản trong thói quen hàng ngày mà bạn có thể dễ dàng thực hiện nhưng có thể giúp giảm các triệu chứng bệnh hiệu quả.