Bị chàm bội nhiễm có dùng kem bôi thảo dược được không?

Chàm bội nhiễm là tình trạng da bị viêm cấp hoặc mạn tính, gây ngứa ngáy rất khó chịu. Hiện nay, nhiều người đang có xu hướng sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên để hỗ trợ điều trị bệnh lý này. Vậy công dụng của sản phẩm này như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu!

Khi nào thì gọi là chàm bội nhiễm?

Chàm bội nhiễm là tình trạng viêm lớp nông của da ở những người có cơ địa nhạy cảm hoặc sức đề kháng yếu. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ em do không kiểm soát được hành động cào, gãi. Đôi khi, bệnh cũng gặp ở những người trong độ tuổi 30. Những tổn thương của chàm bội nhiễm thường được chia làm 2 giai đoạn chính:

Cấp tính

Là giai đoạn đầu, thường có những dấu hiệu như: Ngứa ngáy, khó chịu, xuất hiện mụn nước dày đặc trên da, da đỏ ửng, bị phù nề do viêm. Các mụn này sau đó nhanh chóng bị vỡ ra và chảy nước vàng, gây dày sừng.

Mạn tính

Là khi bệnh kéo dài (trên 1 tháng), các triệu chứng tái đi tái lại thường xuyên. Lúc này, da có thể bị tổn thương nghiêm trọng và nhiễm trùng, vì vậy, cần dùng thuốc điều trị kịp thời để nhanh chóng chữa lành các tổ chức da.

Hiện nay, chưa biết chính xác nguyên nhân gây chàm bội nhiễm là gì. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra rằng, bệnh có liên quan đến yếu tố di truyền. Nghĩa là nếu trong gia đình có người bị chàm bội nhiễm thì thế hệ sau có khả năng năng mắc bệnh cao hơn. Bệnh lý này có thể khởi phát bởi một số tác nhân như: Stress; Da khô; Kích ứng vì xà phòng hoặc các chất tẩy rửa, hóa chất, vải sợi,…; Dị ứng thực phẩm (tôm, cua,…); Siêu vi; Bụi nhà, phấn hoa, lông động vật,…

Triệu chứng của bệnh chàm bội nhiễm

Bạn nên nhận biết sớm các triệu chứng của chàm bội nhiễm để xác định biện pháp xử trí kịp thời, tránh để bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, rất khó chữa và có thể bị sẹo mất thẩm mỹ. Các triệu chứng chàm bội nhiễm thường gặp nhất là: 

- Mẩn ngứa, nổi đỏ, phát ban ở cổ và mặt. Hiện tượng này kéo dài khiến người mắc rất khó chịu và phải gãi nhiều, gây trầy xước da, từ đó tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập, khiến cho bệnh nặng hơn.

- Trên da xuất hiện mụn nước li ti, rất ngứa. Nếu không được chữa trị kịp thời dễ gây chảy dịch mủ, viêm, lở loét, nhiễm trùng,...

- Da bị bong tróc: Sau khi các mụn nước li ti khô lại thì da sẽ bong tróc, khô, có thể xuất hiện mủ.

Các phương pháp điều trị bệnh chàm bội nhiễm

Có khá nhiều cách để điều trị chàm bội nhiễm. Tùy thuộc vào thể trạng của từng bệnh nhân mà có thể áp dụng một số phương pháp như:

Dùng thuốc tây y

Điều trị hàng ngày: Thoa kem dưỡng ẩm thường xuyên. Tắm nước mát và hạn chế tiếp xúc với các yếu tố gây khởi phát bệnh.

Điều trị khi bệnh bùng phát: Thoa các loại mỡ corticoid ngay khi có dấu hiệu đầu tiên của tình trạng đỏ hay ngứa để làm dịu vùng da bị viêm, sưng. Bạn chỉ nên dùng loại thuốc này khi có sự chỉ định của chuyên gia, không lạm dụng và phải ngừng thuốc ngay sau khi khỏi bệnh, tránh làm suy yếu sức khỏe của làn da.

Ngoài ra, bạn có thể được chỉ định một số loại thuốc dưới đây:

- Thuốc chống dị ứng để giảm ngứa: Siro phenergan, chlorpheniramin, thuốc kháng histamin,...

- Kháng sinh chống bội nhiễm: Amoxycilin, cephalosporin,... 

- Ngâm rửa vết thương bằng thuốc tím pha loãng hoặc bôi các dung dịch màu (xanh methylen, màu đỏ eosine,…).

Dùng mẹo dân gian

Một số mẹo dân gian thường được áp dụng để chữa chàm bội nhiễm, đó là:

Dùng dầu dừa

Cách thực hiện rất đơn giản: Bạn cần rửa sạch tay rồi thoa vài giọt dầu dừa lên vùng da bị chàm bội nhiễm, massage nhẹ nhàng. Làm 2 lần/ngày và kiên trì thực hiện sẽ thấy bệnh dần cải thiện.

Dùng dầu cám gạo

Bạn cần chuẩn bị: Một ít cám gạo, một cái chén nhỏ, vài tờ giấy A4 và một ít than.

Cách làm dầu cám: Dùng giấy bịt kín miệng chén, sau đó cho cám gạo lên trên, vun thật cao thành hình chóp. Đặt hòn than nóng lên trên chóp cám gạo. Để cho cám gạo cháy từ từ, khi nào cháy gần đến mặt giấy lót thì dừng lại. Lúc đó, phần dầu cám gạo đã chảy xuống phía dưới chén.

Bôi dầu cám gạo đã nguội lên các nốt chàm. Thông thường, bạn cần kiên trì thực hiện khá nhiều lần mới thấy có sự chuyển biến.

Dùng khoai tây

Khoai tây chứa nhiều: Đạm, tinh bột, canxi, phốt pho, sắt, các vitamin (C, B1, B2,…) mang lại tác dụng rất tốt trong việc nuôi dưỡng, giữ ẩm và bảo vệ da. Đặc biệt, khoai tây có khả năng nhanh chóng loại bỏ các tế bào chết và những vảy da bong tróc, giúp tế bào mới phát triển tốt hơn.

Cách làm: Khoai tây để cả vỏ, rửa sạch rồi thái ra, cho vào cối giã mịn. Lọc lấy nước cốt khoai tây rồi pha thêm chút nước sạch. Lấy nước đó bôi trực tiếp lên những vết chàm bội nhiễm. Kiên trì thực hiện cho đến khi khỏi hẳn.

Có thể thấy rằng, 3 mẹo chữa chàm bội nhiễm kể trên khá lành tính, tuy nhiên, nếu bạn sơ chế nguyên liệu không đảm bảo vệ sinh thì sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên nặng nề hơn, thậm chí để lại sẹo rất mất thẩm mỹ. Vì thế, cần rất thận trọng khi áp dụng những mẹo này.

Cách phòng tránh bệnh chàm bội nhiễm

- Ăn đồ lỏng nhẹ, hạn chế muối. Tránh xa một số loại thực phẩm và đồ uống như: Cà phê, rượu, bia, tôm, cua, bò, gà, ba ba, thức ăn chế biến nhiều gia vị cay nóng.

- Uống nhiều nước mỗi ngày. Có thể thay nước lọc bằng các loại trà thanh nhiệt (actiso, hoa hòe, hoa cúc,…) hoặc nước ép trái cây tươi để giải độc cơ thể, bài trừ độc tố, nâng cao sức đề kháng.

- Vệ sinh da sạch sẽ, đặc biệt là vùng bị bệnh. Tránh cọ xát và gãi vì sẽ khiến những tổn thương khó lành hơn. Nhớ chọn loại xà phòng, chất tẩy rửa có nguồn gốc tự nhiên, dịu nhẹ với da.

- Giữ vệ sinh nhà cửa, loại bỏ các tác nhân gây dị ứng như: Bụi, lông thú, phấn hoa, nấm mốc,…

- Khi tập thể dục, nên chọn trang phục phù hợp để da được khô thoáng.

- Giảm căng thẳng, nghỉ ngơi, thư giãn mỗi ngày.

- Hạn chế tắm nước quá nóng hoặc lạnh, khiến da mất độ ẩm tự nhiên. Thời gian tắm chỉ khoảng 15 - 20 phút.

Dược sĩ Đoàn Thu

Kem-lam-sach-da-Eczestop.webp



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 10 mẹo trị chàm môi cực “thần thánh” bạn nên nắm rõ. CLICK NGAY!
    10 mẹo trị chàm môi cực “thần thánh” bạn nên nắm rõ. CLICK NGAY!

    Mẹo trị chàm môi là vấn đề mà rất nhiều người quan tâm tìm hiểu. Bạn có thể cải thiện các tổn thương, làm giảm triệu chứng, hạn chế tái phát nếu áp dụng đúng cách. Hãy tham khảo ngay 10 gợi ý dưới đây nhé!

  •  Biến chứng nguy hiểm bệnh viêm da cơ địa ở trẻ. Xem ngay!
    Biến chứng nguy hiểm bệnh viêm da cơ địa ở trẻ. Xem ngay!

    Viêm da cơ địa ở trẻ không đơn giản như nhiều bậc cha mẹ vẫn nghĩ, ngược lại, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm da cơ địa ở trẻ, các bậc cha mẹ hãy tìm hiểu để có thể phòng ngừa cho con nhé!

  • 3 bài thuốc Đông y chữa eczema CỰC HAY - Không xem thì ÂN HẬN CẢ ĐỜI
    3 bài thuốc Đông y chữa eczema CỰC HAY - Không xem thì ÂN HẬN CẢ ĐỜI

    Eczema (hay chàm, viêm da cơ địa) là một trong những bệnh phổ biến gây ra tình trạng viêm ngứa khó chịu. Bên cạnh các biện pháp cải thiện bệnh với những loại thuốc Tây, dân gian cũng thường áp dụng những biện pháp điều trị eczema bằng thuốc Đông y. Dưới đây là 3 bài thuốc điều trị bệnh eczema bằng thuốc Đông y mà bạn có thể tham khảo.

  • 4 thay đổi nhỏ - hiệu quả to cho người viêm da cơ địa
    4 thay đổi nhỏ - hiệu quả to cho người viêm da cơ địa

    Viêm da cơ địa là thể phổ biến nhất của bệnh chàm. Việc điều trị bệnh bên cạnh những biện pháp được bác sĩ chỉ định, có một số thay đổi rất đơn giản trong thói quen hàng ngày mà bạn có thể dễ dàng thực hiện nhưng có thể giúp giảm các triệu chứng bệnh hiệu quả.