Nhận biết sớm các biểu hiện bệnh chàm môi là bước đầu tiên vô cùng quan trọng để phát hiện và điều trị tình trạng này kịp thời, hiệu quả. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cho bạn biết những biểu hiện thường gặp nhất của chàm môi và đưa ra giải pháp đột phá từ thảo dược, giúp đẩy lùi bệnh lý này hiệu quả, an toàn. CLICK NGAY!
Bệnh chàm môi là gì?
Chàm môi là một trong những dạng viêm da quanh khu vực môi, miệng. Bệnh thường gây cảm giác ngứa ngáy và thậm chí là đau đớn. Nó có thể khởi phát ở mọi lứa tuổi và tái diễn trong suốt cuộc đời. Các đợt bùng phát hầu hết chỉ diễn ra trong thời gian khá ngắn.
Chàm môi khiến nhiều người lầm tưởng là có thể lây. Tuy nhiên, bệnh không có yếu tố lây nhiễm mà do cơ địa của từng người.
Bệnh chàm môi tuy không quá nguy hiểm tới sức khỏe, nhưng lại mang đến cảm giác khó chịu, bất tiện trong cuộc sống. Đặc biệt là khi ăn uống, giao tiếp hay vệ sinh vùng miệng thường gây đau đớn.
Bởi vậy, cần điều trị sớm ngay từ khi có biểu hiện bệnh chàm môi, tránh để nặng hơn hoặc lan rộng khó kiểm soát.
Những biểu hiện bệnh chàm môi hay gặp nhất
Chàm môi rất dễ bị nhầm lẫn với một số vấn đề về da khác, ví dụ khô môi, nứt nẻ,... Bởi vậy, bạn cần chủ động nắm rõ một số biểu hiện bệnh chàm môi để xác định bản thân có bị hay không. Cụ thể là:
- Ban đầu, da môi có biểu hiện khô. Quanh môi, viền môi cũng bắt đầu phát ban, xuất hiện mụn nước nhỏ, tấy đỏ. Lúc này, bệnh nhân cảm nhận rõ sự ngứa ngáy và đau đớn.
- Tiếp đó, những biểu hiện bệnh chàm môi như: Khô nứt, bong tróc da xuất hiện. Tuy nhiên, triệu chứng này lại khiến nhiều người chủ quan không điều trị ngay bởi khá giống với hiện tượng nứt nẻ mùa đông.
- Khi môi khô căng, vết nứt xuất hiện ngày càng nhiều có thể dẫn đến chảy máu. Nếu không vệ sinh, giữ gìn cẩn thận, những vết nứt này rất dễ bị lở loét, gây đau đớn. Đây cũng là giai đoạn dễ xảy ra bội nhiễm nhất. Nếu vết thương, viêm loét bị nhiễm trùng sẽ rất dễ để lại sẹo.
Chàm môi là căn bệnh có thể khắc phục được nếu biết cách xử lý, điều trị kịp thời. Thực tế, để giảm nhanh các biểu hiện bệnh chàm môi, nhiều người được kê đơn thuốc tây. Tuy nhiên, các sản phẩm điều trị chàm hiện nay thường cho tác dụng đơn độc: Kháng sinh, chống viêm tổng hợp, dưỡng ẩm, chống dị ứng tổng hợp. Dù có tác dụng chống viêm, giảm triệu chứng trong thời gian ngắn (phần ngọn) nhưng chưa có biện pháp nào vừa tăng cường sức đề kháng cho làn da, vừa bảo vệ làn da mỏng manh (phần gốc). Mặt khác, các sản phẩm này có thể gây tác dụng phụ, thậm chí một số trường hợp bị bội nhiễm, làm da tổn thương nặng, khiến bệnh trầm trọng hơn. Vậy giải pháp là gì?