Trên thực tế, có rất nhiều người quan tâm tìm hiểu cách giảm ngứa khi bị viêm da cơ địa. Vì thế, trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn 4 phương pháp lành tính giúp giải quyết đề này. Đặc biệt, hiện nay, rất nhiều người đã sử dụng bộ đôi sản phẩm từ thiên nhiên để nâng cao sức khỏe làn da. Cụ thể như thế nào, hãy cùng tìm hiểu!
4 cách giảm ngứa khi bị viêm da cơ địa tại nhà
Để cải thiện viêm da cơ địa, bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc tây y thì nhiều người có xu hướng lựa chọn những mẹo tại nhà bởi chúng khá lành tính. Dưới đây là 4 cách giảm ngứa khi bị viêm da cơ địa bạn có thể áp dụng:
Chườm đá lạnh là cách giảm ngứa khi bị viêm da cơ địa
Sự kích thích lạnh có thể làm gián đoạn các cơn ngứa, khiến người bệnh cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn.
Cách thực hiện:
- Trước khi thực hiện bạn nên sát trùng da.
- Dùng túi chườm hoặc lấy gạc quấn quanh viên đá lạnh.
- Đắp lên da khoảng 2 – 3 phút.
Tắm lá trầu không
Theo y học cổ truyền, trầu không có vị cay nồng, tính ấm, với tác dụng hành khí, tiêu viêm và chống ngứa hiệu quả. Với những đặc tính này, lá trầu không được tận dụng để cải thiện triệu chứng do viêm da cơ địa khá hiệu quả.
Các nghiên cứu hiện đại cho rằng, lá trầu không có chứa một số thành phần tốt cho da như: Estragol, menthol, chavicol,... với tác dụng giảm ngứa, tiêu viêm, ngăn ngừa viêm nhiễm.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch một nắm lá trầu không và để ráo.
- Đun sôi 2 – 3 lít nước, vò nát trầu không và cho vào nồi.
- Đun thêm khoảng 5 – 10 phút rồi tắt bếp.
- Hòa hỗn hợp trên với một ít nước lạnh để tắm.
- Thực hiện mỗi tuần 3 – 4 lần.
Bôi gel nha đam giúp giảm ngứa
Nha đam chứa polysaccharide và monosaccharide có tác dụng tăng cường miễn dịch, kháng virus, cải thiện viêm da cơ địa.
Nhờ chứa các loại axit béo chưa bão hòa, nha đam có tác dụng giảm ngứa, tiêu sưng, thúc đẩy lên da non và hỗ trợ lành vết thương. Do đó, dân gian thường sử dụng nguyên liệu này để điều trị các bệnh da liễu.
Đặc biệt, khi tổn thương da đang khô lại, có dấu hiệu của dày sừng, nứt nẻ và thô ráp thì nha đam sẽ giúp giảm viêm, kháng khuẩn, ngừa bội nhiễm.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch 1 lá nha đam tươi.
- Gọt bỏ vỏ, rửa sạch nhựa xanh.
- Dùng thìa sạch cạo lấy lớp gel trong suốt và thoa lên vùng da bị tổn thương.
- Để yên 20 – 30 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.
Tắm bột yến mạch là cách giảm ngứa khi bị viêm da cơ địa
Bột yến mạch có chứa thành phần saponin với tác dụng làm sạch da dịu nhẹ, không gây kích ứng như các loại xà bông thông thường. Vì vậy, bạn có thể sử dụng nguyên liệu này để cải thiện triệu chứng ngứa ngáy và giảm nguy cơ tái phát.
Bột yến mạch giúp sát trùng và hạn chế các vi khuẩn có hại nhờ chứa hàm lượng kẽm dồi dào. Thêm vào đó là thành phần avenanthramides có tác dụng kháng viêm, giảm ngứa, thúc đẩy tốc độ lành của vết thương.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị nước ấm và 3 thìa bột yến mạch.
- Đổ 2 nguyên liệu lại với nhau và khuấy đều.
- Tắm trực tiếp bằng hỗn hợp này, sau đó tắm lại 1 lần nữa với nước sạch.
- Thực hiện 1 lần/ngày để các tổn thương trên da mau lành.
Dược sĩ Đoàn Thu