Bệnh chàm bội nhiễm là vấn đề khá nguy hiểm, gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, thậm chí là dẫn đến nhiễm trùng huyết. Vậy dấu hiệu nhận biết của tình trạng này là gì, bệnh có khả năng lây nhiễm không và nên xử lý như thế nào mới hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây, bạn nhé! CLICK NGAY!
Triệu chứng bệnh chàm bội nhiễm
Bạn có thể nhận biết bệnh chàm bội nhiễm thông qua các triệu chứng thường gặp sau đây:
- Xuất hiện những nốt hồng ban, mẩn đỏ ở cổ, tay, mặt, chân, lưng hoặc bụng. Thậm chí có thể lan khắp cơ thể. Những vết đỏ này thường có diện tích khá lớn trên da, loang lổ, gây mất thẩm mỹ.
- Cảm giác ngứa rát, gây khó chịu ở những vùng da bị bệnh.
Thường thì biểu hiện ngứa, mẩn đỏ đã xuất hiện ngay từ giai đoạn cấp. Nhưng khi bị chàm bội nhiễm thì tình trạng ngứa rát thậm chí còn tệ hơn. Người bệnh có thể còn cảm thấy đau tức.
- Biểu hiện kế tiếp của giai đoạn chàm bội nhiễm là hình thành các mụn nước, có dịch, đôi khi còn chảy máu. Khi ngứa, người bệnh gãi phải những vết mụn nước này sẽ khiến chúng vỡ ra, gây rỉ dịch, chảy mủ càng nặng hơn.
- Biểu hiện cuối cùng của chàm bội nhiễm đó là da bong tróc. Sau khi các mụn nước khô lại, chúng sẽ đóng thành từng mảng, gây nên hiện tượng da khô, sần sùi, bong tróc.
Chàm bội nhiễm có lây không?
Chàm bội nhiễm là vấn đề da liễu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, được xem như giai đoạn sau của bệnh chàm. Lúc này, những tạp khuẩn, vi khuẩn sẽ tác động trực tiếp lên vùng da bị tổn thương và gây ra bệnh. Những vùng da bị bệnh rất mất thẩm mỹ và cơn ngứa hoành hành thường gây ra tâm lý tự ti, mặc cảm, làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hàng ngày của người mắc. Nhưng bạn không nên quá lo lắng vì bệnh xuất hiện là do cơ địa của mỗi người, không phải bởi virus nên không có khả năng lây truyền. Ngay cả việc bắt tay, tiếp xúc trực tiếp cũng không xảy ra khả năng lây nhiễm. Vì vậy, người bị chàm bội nhiễm có thể hoạt động bình thường mà không phải lo sợ việc lây bệnh cho bạn bè hoặc các thành viên khác trong gia đình.
Tuy không lây nhiễm nhưng bạn cũng không nên lơ là, chủ quan trước những biểu hiện của bệnh. Chàm bội nhiễm thường xuất hiện do yếu tố cơ địa, di truyền nhưng có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ phát bệnh như: Tiếp xúc môi trường ô nhiễm, hóa chất, sức đề kháng yếu...
Cách xử lý khi bị chàm bội nhiễm
Khi bị chàm bội nhiễm, người bệnh thường được chỉ định sử dụng một số loại thuốc chống nhiễm khuẩn, chống viêm nhiễm và kháng sinh. Những loại thuốc này có tác dụng làm da nhanh khô, bong tróc và mau lành. Cụ thể như:
- Thuốc kháng sinh: Sử dụng thuốc kháng sinh giúp sát khuẩn, chống viêm nhiễm cho da. Một số thuốc kháng sinh được chỉ định như: Amoxicillin, cephalosporin, xanh methylen, milian.
- Thuốc chống ngứa: Những loại thuốc chống ngứa thường được sử dụng như dạng sirô phenergan, siro theralene, clorpheniramin.
- Sử dụng thuốc mỡ chứa corticosteroid: Thông thường, những loại thuốc này được bôi để làm giảm các tổn thương trên da như da khô, bong tróc và tránh bị nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, bạn không nên bôi quá nhiều hoặc bôi vào những vùng da nhạy cảm vì có thể gây rát da, teo da và dẫn đến một số tác dụng phụ nguy hiểm khác.
Ngoài những cách chữa bệnh bằng thuốc tây nói trên, bạn cũng có thể kiểm soát triệu chứng chàm bội nhiễm bằng cách áp dụng một số phương pháp tự nhiên như:
- Dùng lá chè xanh: Lá chè xanh có thể dùng để đun nước tắm khi bị chàm bội nhiễm. Tuy nhiên, khi dùng lá chè xanh, bạn nên lưu ý chọn lá sạch, không bị sâu bệnh để tránh gây ngứa và dị ứng da.
- Sử dụng dầu dừa: Trong dầu dừa có chứa chất kháng viêm hiệu quả nên được nhiều người áp dụng để chữa các bệnh ngoài da. Bạn có thể dùng dầu dừa thoa trực tiếp lên da để giúp vết thương nhanh khỏi hơn.