Chàm sữa ở trẻ - Cùng mẹ tìm hiểu tất tần tật điều nên biết

Chàm sữa là căn bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ. Mặc dù bệnh này không lây nhiễm nhưng những triệu chứng của nó khiến các bậc phụ huynh lo lắng và gây khó chịu cho trẻ. Bài viết này sẽ giúp phụ huynh giải đáp những băn khoăn về chàm sữa cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa căn bệnh này sao cho hiệu quả.

Chàm sữa là gì?

Chàm sữa là căn bệnh khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh chưa hiểu rõ chàm sữa là gì nên khi chữa trị cho con gặp nhiều khó khăn vì mãi không khỏi mà bệnh ngày càng nặng. Chàm sữa (hay lác sữa - tên tiếng Anh: Atopic Dermatitis) là một dạng viêm da cơ địa mạn tính, xảy ra do rối loạn miễn dịch, khiến da của con bị ngứa và viêm. Các mẹ có thể dễ dàng nhận thấy được qua những nốt ban đỏ, có vảy.  

Nguyên nhân nào làm trẻ bị chàm sữa?

Có rất nhiều nguyên nhân gây chàm sữa ở trẻ em, tuy nhiên vẫn chưa được xác định rõ và cụ thể. Thông thường, những trẻ có cơ địa dị ứng dễ mắc căn bệnh này hơn. Trẻ có tiền sử gia đình bị viêm da dị ứng, hen suyễn, dị ứng thời tiết… cũng dễ mắc chàm sữa hơn những trẻ khác. 

Chàm sữa ở trẻ có thể nặng hơn khi da của con tiếp xúc với các chất gây kích ứng như nước bọt, chất tẩy rửa mạnh hay quần áo bó sát, dễ trầy xước. Đặc biệt khi trẻ bắt đầu biết bò, lực ma sát cũng có thể làm da bé tổn thương và khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Bên cạnh đó, các chất gây dị ứng như lông thú cưng, khói bụi, nấm mốc, thực phẩm (sữa, trứng,...), thay đổi môi trường đột ngột,... cũng là tác nhân khác khiến bệnh chàm trở nên trầm trọng. 

cac-chat-gay-di-ung-nhu-long-thu-cung,-khoi-bui,-nam-moc,-thuc-pham,...-khien-cham-sua-tro-nen-tram-trong-hon.webp

Các chất gây dị ứng như lông thú cưng, khói bụi, nấm mốc, thực phẩm,... khiến chàm sữa trở nên trầm trọng hơn

Dấu hiệu nhận biết khi con bị chàm sữa

Chàm có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể. Tuy nhiên, vị trí có xu hướng thay đổi theo độ tuổi của trẻ:

  • 0-6 tháng: Các mảng bong tróc có xu hướng xuất hiện ở những vùng dễ nhìn thấy như trên mặt, hai bên má, da đầu hoặc sau tai.
  • 6-12 tháng: Vết chàm xuất hiện trên đầu gối và khuỷu tay của trẻ, có thể bị kích ứng nếu bé bò trên các bề mặt dễ gây trầy xước.
  • Khoảng 2 tuổi: Các vết chàm sữa có thể xuất hiện ở nếp gấp khuỷu tay và đầu gối của trẻ mới biết đi hoặc trên cổ tay, bàn tay, mắt cá chân. Bệnh lác sữa cũng có thể phát triển trên mặt và mí mắt của con.

Bệnh chàm sữa không giống nhau ở mọi bé. Ở những em bé làn da sáng hơn, vết chàm thường có màu hồng hoặc đỏ.  Đối với trẻ làn da sẫm màu hơn, vết chàm có màu tía hoặc hơi xám. Trường hợp không mẩn đỏ và viêm, chàm sữa ở trẻ có thể khó nhìn thấy hơn.

Ban đầu, chàm sữa chỉ là những nốt mẩn, rồi thành mụn nước nhỏ li ti, có màu đỏ, gây nứt da và đóng vảy, sau đó bong tróc. Khi chạm vào vùng da bị lác sữa của trẻ sẽ cảm giác thấy thô ráp và có các vảy nhỏ, da khô, căng. Triệu chứng có thể trở nên tồi tệ hơn nếu trẻ gãi làm phát ban và khiến các vết hở trên da bị nhiễm trùng, đồng thời để lại sẹo, ảnh hưởng tới thẩm mỹ. 

Ngoài ra, trẻ bị lác sữa thường quấy khóc, khó chịu, không chịu ăn, bú và ngủ không ngon giấc. Kèm theo đó, trẻ cũng có thể gặp thêm các dấu hiệu dị ứng của bệnh hen suyễn hoặc viêm mũi.

cham-sua-xuat-hien-o-moi-noi-tren-co-the-tre.webp

Chàm sữa xuất hiện ở mọi nơi trên cơ thể trẻ

>>>XEM THÊM: Trẻ bị chàm sữa tắm lá gì thì mau khỏi?

Phương pháp điều trị chàm sữa cho trẻ hiệu quả

Chàm sữa thường tự biến mất và hầu hết trẻ em đều phát bệnh trước khi bắt đầu đi học. Mặc dù chưa cách nào giúp chữa khỏi bệnh lác sữa ở trẻ nhưng phụ huynh có thể giảm bớt và kiểm soát sự khó chịu cho bé bằng cách điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Cụ thể:

Sử dụng kem bôi trị chàm sữa

Bởi chàm sữa thường xuất hiện ở những trẻ có độ tuổi rất nhỏ, vì vậy khi dùng kem bôi cho con cần lưu ý đến các thành phần lành tính.

  • Kem dưỡng ẩm: Khi tìm hiểu các loại kem bôi điều trị chàm sữa, đầu tiên mẹ cần để ý là kem dưỡng ẩm, giữ ẩm. Để tốt cho làn da của trẻ, nên sử dụng các loại kem có thành phần dưỡng ẩm tự nhiên như: Bơ hạt mỡ, dầu hướng dương,... hoặc một số hóa chất khác như vaseline, glycerol,... và không chứa chất tạo hương gây kích ứng.
  • Kem bôi chứa thành phần kẽm: Kẽm có đặc tính chống viêm và tăng tái tạo biểu mô, hỗ trợ điều trị bệnh chàm. Theo một thống kê y khoa được thực hiện tại Ấn Độ năm 2014 ở 47 bệnh nhân bị chàm tay mạn tính, sau khi sử dụng kem bôi chứa kẽm đã cải thiện rõ rệt. Đối với chàm sữa ở trẻ em, sử dụng kem dưỡng da hoặc kem bôi chứa oxit kẽm hoặc kẽm cacbonat thường xuyên giúp làm giảm triệu chứng ngứa.
  • Kem bôi chứa thành phần chitosan: Bác sĩ cũng có thể kê các loại kem bôi chứa thành phần chitosan giúp kháng khuẩn, chống viêm, hồi phục vết thương trong trường hợp trẻ bị ngứa và viêm. 
  • Kem bôi kháng khuẩn chứa các thành phần khác như: Chiết xuất vỏ núc nác, dịch chiết hạt neem, nano bạc,...
  • Các loại kem steroid: Sử dụng các loại kem này bôi ngoài da giúp giảm viêm, ngứa và sưng tấy. Tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng và không nên quá lạm dụng vì chúng có thể khiến da của con bị mỏng, sạm màu.
  • Thuốc ức chế men phosphodiesterase (PDE4) có trong một số loại kem không steroid dành cho bệnh chàm sữa được phép sử dụng đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi.

Các mẹ cần lưu ý thành phần kem bôi có thể gây kích ứng bởi làn da của con rất nhạy cảm. Khi sử dụng lần đầu tiên, mẹ nên bôi vào một vùng da nhỏ của con. Nếu sau 10 - 15 phút không có phản ứng gì thì mới tiếp tục bôi lên các vùng da khác. Trong trường hợp trẻ bị kích ứng, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời. 

kem-tri-cham-sua-thuong-de-su-dung,-co-thanh-phan-khang-khuan,-khang-viem-cung-cac-tinh-chat-duong-am-giup-giam-ngua-va-phuc-hoi-da.webp

Kem trị chàm sữa thường dễ sử dụng, có thành phần kháng khuẩn, kháng viêm cùng các tinh chất dưỡng ẩm giúp giảm ngứa và phục hồi da

Sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên

Có khá nhiều bài thuốc điều trị bệnh chàm sữa bằng nguyên liệu tự nhiên như dầu dừa, lá sim, trà xanh,... mang lại hiệu quả và an toàn cho trẻ.

  • Cách trị chàm sữa bằng dầu dừa

Nhiều nghiên cứu lâm sàng cho thấy, dầu dừa nguyên chất chứa axit lauric, phytonutrients, polyphenol, caprylic và capric giúp cải thiện triệu chứng rối loạn da, ngăn chặn các dấu hiệu viêm bằng cách làm dịu, dưỡng ẩm cũng như tăng cường chức năng hàng rào bảo vệ da. Sau khi vệ sinh da trẻ sạch sẽ, dùng dầu dừa thoa đều lên và massage nhẹ nhàng để các tinh chất thấm vào da. 

  • Cách trị chàm sữa bằng lá sim 

Lá sim có các thành phần giúp giảm ngứa, khử trùng và làm lành những tổn thương trên da. Phụ huynh có con mắc chàm sữa có thể chuẩn bị một nắm lá sim, rửa thật sạch, cho vào nồi ngập nước, đun sôi. Sau đó để nguội hoặc pha loãng với nước ấm để tắm cho trẻ mỗi ngày. 

  • Cách trị chàm sữa bằng lá trà xanh

Ngoài tác dụng thanh nhiệt giải độc, lá trà xanh cũng là vị cứu tinh giúp điều trị bệnh chàm sữa ở trẻ. Tương tự như lá sim, mẹ có thể đun sôi cho tinh chất trà xanh tan ra trong nước. Chờ nước nguội rồi cho bé ngâm mình tầm 10 phút, áp dụng hàng ngày các triệu chứng ngứa sẽ giảm bớt.

la-tra-xanh-la-vi-thuoc-ho-tro-dieu-tri-cham-sua-o-tre-tai-nha.webp

Lá trà xanh là vị thuốc hỗ trợ điều trị chàm sữa ở trẻ tại nhà 

Phòng ngừa chàm sữa cho con như thế nào? 

Để phòng ngừa, chăm sóc khi trẻ bị chàm sữa, cần chú ý đến các yếu tố như chế độ ăn uống, sinh hoạt và cả môi trường xung quanh bé.

Chế độ ăn uống cho trẻ bị chàm sữa

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, loại bỏ một số thực phẩm sau khỏi chế độ ăn uống của trẻ và mẹ đang cho trẻ bú có thể hạn chế các triệu chứng của bệnh chàm sữa. 

  • Thực phẩm có chất tanh: Cá, tôm, cua, trai, hàu,… Mặc dù các loại thủy sản đều có giá trị dinh dưỡng cao và là nguồn cung cấp protein cũng như axit béo omega-3 tuyệt vời, nhưng chúng cũng có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng của bệnh chàm đối với nhiều trẻ em.
  • Sữa: Dị ứng sữa bò và các sản phẩm từ sữa như sữa chua, pho mát cũng là những tác nhân phổ biến gây ra bệnh chàm. Các mẹ có thể thay thế bằng một số loại sữa thực vật khác như sữa đậu nành, sữa hạnh nhân, sữa hạt điều. Hãy kiểm tra kỹ các thành phần vì sữa thực vật thường có hàm lượng đường và calo cao. 
  • Trứng: Một số trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới biết đi có thể bị dị ứng với các protein trong lòng trắng hoặc lòng đỏ trứng, gây ra các triệu chứng của bệnh chàm sữa. 
  • Thực phẩm có chất béo: Khi mẹ ăn nhiều thịt mỡ, thức ăn chiên dầu,… có thể kích hoạt cơ địa dị ứng, khiến chàm sữa ở trẻ đang bú mẹ dễ phát sinh thêm.

Một số loại thực phẩm hữu ích trong việc chữa bệnh chàm, giúp làm giảm các triệu chứng như ngứa và viêm. Ví dụ, trái cây và rau quả rất giàu chất chống oxy hóa - những hợp chất có thể chống lại stress oxy hóa, tổn thương tế bào. Hoặc mẹ có thể cung cấp cho bé lượng men vi sinh tốt cho sức khỏe thông qua thực phẩm lên men và các thực phẩm chức năng khác. 

an-nhieu-trai-cay-cung-cap-cac-chat-chong-oxy-hoa-cho-be-bi-cham-sua.webp

Ăn nhiều trái cây cung cấp các chất chống oxy hóa cho bé bị chàm sữa

Chế độ sinh hoạt phòng chữa chàm sữa ở trẻ

Chàm sữa tuy không thể điều trị triệt để nhưng dưới sự hướng dẫn của chuyên gia, các mẹ có thể kiểm soát bệnh cho trẻ với chế độ sinh hoạt hợp lý: 

  • Làm sạch nhẹ nhàng

Chăm sóc da hàng ngày giúp hỗ trợ hàng rào bảo vệ da để kéo dài thời gian giữa các đợt bùng phát chàm. Mẹ nên cung cấp cho da của bé độ ẩm và lipid cần thiết để ngăn ngừa tình trạng da khô. Cha mẹ cần lưu ý không tắm cho con quá lâu. Thay vì tắm bồn, khuyến khích sử dụng vòi hoa sen và nước ấm, không dùng nước nóng làm mất độ ẩm của da. Chất tẩy rửa mạnh cũng làm mất đi các lipid thiết yếu, phá hỏng hàng rào bảo vệ mong manh và gây mất cân bằng độ ẩm da. Tránh dùng sữa tắm hoặc xà phòng dạng bọt, có tính kiềm. Nên chọn sữa tắm không chứa xà phòng và dịu nhẹ với da của trẻ. Sau khi tắm, nên vỗ nhẹ chứ không chà xát, hãy lau khô bằng khăn mềm và sạch.

  • Dưỡng ẩm thường xuyên

Phải dưỡng ẩm cho trẻ ngay sau khi tắm sạch để tránh làm nước bốc hơi thêm trên da. Dưỡng ẩm 2 lần/ngày và áp dụng thường xuyên, để ý chăm sóc kỹ bàn tay cũng như da mặt của con. Hãy chọn sản phẩm dưỡng da không tạo mùi thơm, thành phần có thể chứa các hoạt chất dịu nhẹ được kiểm chứng y khoa, sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên, nuôi dưỡng và bảo vệ làn da mỏng manh của con. Dành thời gian massage, thoa đều khắp cơ thể của con để tinh chất trong sản phẩm được thẩm thấu vào da. 

  • Chú ý bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời

Tránh để bé tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, đặc biệt là trong vài tháng đầu. Khi trẻ được 3 tháng tuổi trở lên, hạn chế những giờ ánh nắng mặt trời gay gắt nhất, sử dụng quần áo bảo hộ để che chắn làn da của bé. 

  • Chú ý đến môi trường xung quanh trẻ

Môi trường sống của trẻ phải luôn thoáng mát, sạch sẽ, không quá khô, nhiệt độ ổn định, không thay đổi đột ngột. Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, chăn gối và giường của trẻ. Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với chó mèo, khói bụi. Đối với trẻ bị chàm sữa nặng, cần giữ cơ thể khô thoáng, sạch sẽ, hạn chế ẩm ướt, liên tục thay tã, đồ cho bé sau khi vệ sinh. Cắt móng tay để trẻ không làm rách da nếu gãi. Trẻ nên được bảo vệ để chống trầy xước da (dùng găng tay nhỏ cho trẻ sơ sinh) và khỏi các chất kích ứng tiếp xúc với da của con, chẳng hạn như chất tẩy rửa mạnh hoặc một số loại vải (bao gồm cả ga giường). Để giảm kích ứng da tiềm ẩn, trẻ bị bệnh chàm sữa chỉ nên mặc quần áo bằng vải cotton hoặc sợi tự nhiên khác. 

 

moi-truong-song-cua-tre-bi-cham-sua-phai-luon-thoang-mat-sach-se.webp

Môi trường sống của trẻ bị chàm sữa phải luôn thoáng mát, sạch sẽ

Chàm sữa có thể gây ra nhiều khó chịu cho trẻ. Cha mẹ nên lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, hãy để lại thông tin liên hệ, chúng tôi sẽ nhanh chóng hỗ trợ!

Dược sĩ Đoàn Thu

Nguồn tham khảo

Skin Problems in Children

Atopic Dermatitis in Children: Treatment and Remedies

Eczema | Johns Hopkins Medicine

 

Kem-lam-sach-da-Eczestop.webp



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 10 mẹo trị chàm môi cực “thần thánh” bạn nên nắm rõ. CLICK NGAY!
    10 mẹo trị chàm môi cực “thần thánh” bạn nên nắm rõ. CLICK NGAY!

    Mẹo trị chàm môi là vấn đề mà rất nhiều người quan tâm tìm hiểu. Bạn có thể cải thiện các tổn thương, làm giảm triệu chứng, hạn chế tái phát nếu áp dụng đúng cách. Hãy tham khảo ngay 10 gợi ý dưới đây nhé!

  •  Biến chứng nguy hiểm bệnh viêm da cơ địa ở trẻ. Xem ngay!
    Biến chứng nguy hiểm bệnh viêm da cơ địa ở trẻ. Xem ngay!

    Viêm da cơ địa ở trẻ không đơn giản như nhiều bậc cha mẹ vẫn nghĩ, ngược lại, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm da cơ địa ở trẻ, các bậc cha mẹ hãy tìm hiểu để có thể phòng ngừa cho con nhé!

  • 3 bài thuốc Đông y chữa eczema CỰC HAY - Không xem thì ÂN HẬN CẢ ĐỜI
    3 bài thuốc Đông y chữa eczema CỰC HAY - Không xem thì ÂN HẬN CẢ ĐỜI

    Eczema (hay chàm, viêm da cơ địa) là một trong những bệnh phổ biến gây ra tình trạng viêm ngứa khó chịu. Bên cạnh các biện pháp cải thiện bệnh với những loại thuốc Tây, dân gian cũng thường áp dụng những biện pháp điều trị eczema bằng thuốc Đông y. Dưới đây là 3 bài thuốc điều trị bệnh eczema bằng thuốc Đông y mà bạn có thể tham khảo.

  • 4 thay đổi nhỏ - hiệu quả to cho người viêm da cơ địa
    4 thay đổi nhỏ - hiệu quả to cho người viêm da cơ địa

    Viêm da cơ địa là thể phổ biến nhất của bệnh chàm. Việc điều trị bệnh bên cạnh những biện pháp được bác sĩ chỉ định, có một số thay đổi rất đơn giản trong thói quen hàng ngày mà bạn có thể dễ dàng thực hiện nhưng có thể giúp giảm các triệu chứng bệnh hiệu quả.