Bạn đã nghe đến “chữa viêm da cơ địa bằng tia cực tím” chưa? Bên cạnh việc điều trị bằng các thuốc Tây y, ngày nay viêm da cơ địa còn có thể được điều trị bằng các biện pháp hiện đại và tân tiến như điều trị bằng tia cực tím. Vậy phương pháp này có ưu, nhược điểm gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Nguyên lý hoạt động của tia cực tím trong điều trị viêm da cơ địa
Các chuyên gia đã phát hiện ra nhiều lợi ích của tia cực tím đối với làn da. Với bước sóng phù hợp và thời gian tác động hợp lý, tia cực tím có thể làm thay đổi kích thước của thymidine trên da. Qua đó giúp ngăn chặn hiệu quả quá trình nhân lên và sao chép của ADN.
Chính vì vậy, khi sử dụng tia cực tím trong điều trị viêm da cơ địa sẽ giúp làm chậm lại quá trình phát triển, lan rộng của bệnh. Hiện nay, một số loại tia cực tím được áp dụng điều trị bệnh viêm da cơ địa phổ biến gồm có:
+ Tia cực tím bước sóng ngắn (UVC)
+ Tia cực tím bước sóng trung bình (UVB)
+ Tia cực tím bước sóng dài (UVA).
Bước sóng được sử dụng khi điều trị viêm da cơ địa thường từ 320 – 400 nm, người bệnh có thể được chỉ định sử dụng thêm psoralen để uống nhằm giúp cho việc điều trị tốt hơn. Hoạt lực của psoralen là làm da nhạy hơn với tia cực tím khi tiếp xúc với loại ánh sáng này.
Tùy theo mức độ viêm da cơ địa mà chuyên gia có thể chỉ định điều trị trong từng đợt ngắn. Mỗi đợt điều trị thường kéo dài khoảng 6 – 8 tuần, mỗi tuần từ 2 – 3 buổi. Trong quá trình điều trị, người bệnh cần được che chắn cẩn thận, sử dụng kính bảo vệ để tránh ảnh hưởng đến mắt.
Các bước điều trị viêm da cơ địa bằng tia cực tím
Phương pháp chiếu tia cực tím trị viêm da cơ địa thường dùng theo một số bước như:
Bước 1: Người bệnh cần vệ sinh da trước, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc sporal (8-MOP) trước khi thực hiện chiếu UVA 2 giờ.
Bước 2: Khi chiếu tia cực tím cần đeo kính bảo vệ mắt. Người bệnh được vào buồng chiếu để mở vùng da bị viêm da cơ địa, còn những vùng da lành khác cần được che chắn cẩn thận. Các kỹ thuật viên sẽ điều chỉnh bước sóng phù hợp chiếu vào vùng da bị viêm để các triệu chứng dần được loại bỏ.
Bước 3: Tắt máy và đưa người bệnh ra ngoài. Cách này dùng theo liệu trình, thường điều trị 3 buổi/ tuần và liên tục trong 6 – 8 tuần.
Chữa viêm da cơ địa bằng tia cực tím có ưu, nhược điểm gì?
Tương tự như nhiều phương pháp điều trị khác, chữa viêm da cơ địa bằng tia cực tím cũng có những ưu và nhược điểm nhất định. Dưới đây là điều bạn cần biết về phương pháp này:
Ưu điểm:
+ Điều trị viêm da cơ địa bằng tia cực tím cho hiệu quả nhanh hơn các phương pháp cổ điển.
+ Kết quả điều trị cho hiệu quả dài, tỷ lệ tái phát thấp hơn.
+ Trong quá trình điều trị không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống cũng như sinh hoạt của bệnh nhân.
Nhược điểm:
+ Làm cho da dễ bị cháy nắng.
+ Nguy cơ lão hóa da.
+ Có nguy cơ ung thư da với tỷ lệ thấp
+ Có thể xảy ra hiện tượng nhức đầu và buồn nôn (với điều trị PUVA).
+ Chi phí còn tương đối cao.
+ Quá trình điều trị có thể mất nhiều thời gian.
+ Ngoài ra, phương pháp này có khá nhiều chống chỉ định nên không phải bệnh nhân nào cũng có thể thực hiện.
Những trường hợp không được sử dụng tia cực tím chữa viêm da cơ địa
Hiện tại, việc sử dụng tia cực tím điều trị viêm da cơ địa không áp dụng đối với người đang gặp phải các vấn đề sau:
+ Trẻ em dưới 10 tuổi, phụ nữ mang thai và đang cho con bú.
+ Những người đang điều trị một số bệnh ngoài da khác như: U da, da dày sừng ánh sáng, Porphyrin trên da, bệnh nhạy cảm ánh sáng.
+ Chống chỉ định với những người có loại da không phù hợp để điều trị bằng tia cực tím.
+ Không áp dụng cho những người điều trị bằng tia xạ, điều trị ung thư tế bào đáy.
+ Những người đang có bệnh lý gan, thận nặng.
+ Những người điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch.
+ Người mắc bệnh lupus ban đỏ hệ thống.
+ Người mắc các bệnh về mắt.