Chuyên gia giải đáp: Bệnh chàm khô có lây không?

Bệnh chàm khô là một trong những loại bệnh chàm phổ biến. Nhiều người lo lắng khi thấy da xuất hiện các mảng tổn thương và không biết, bệnh chàm khô có lây không? Nếu bạn cũng đang có chung thắc mắc trên thì hãy đi tìm lời giải đáp trong bài viết sau. Mời bạn cùng theo dõi!

Bệnh chàm khô là gì?

Chàm khô là một dạng viêm da rất dễ gặp, nhất là ở những người thường xuyên tiếp xúc với các chất hóa học, chất tẩy rửa, xà phòng,… Triệu chứng bệnh chàm khô chính là các vết nứt nẻ da, gây khô da, thậm chí là chảy máu da, gây đau đớn, ngứa ngáy vô cùng. Bên cạnh đó, có thể đi kèm với mụn nước, các mảng da dày cộm. Theo thời gian, các mụn nước vỡ ra, hình thành những mảng chàm, dễ tái phát. Một số vị trí có thể xuất hiện bệnh chàm khô bao gồm: Tay, chân, ngón tay, ngón chân, môi, mặt.

Hầu hết chàm khô chỉ xuất hiện ở một vị trí nhất định nào đó, ví dụ ở mặt hoặc tay chân. Tuy nhiên, trong một số các trường hợp đặc biệt có thể ở cả nhiều vị trí, tốt nhất, bạn nên đến các bác sĩ để được tư vấn sớm nhất.

Nguyên nhân gây ra bệnh chàm khô

Hiện nay, nguyên nhân của bệnh chàm nói chung và bệnh chàm khô nói riêng vẫn chưa được nghiên cứu rõ ràng. Người ta cho rằng, bệnh được kích hoạt bởi một hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức, phản ứng mạnh mẽ khi tiếp xúc với các chất kích thích.

Bệnh chàm đôi khi được gây ra bởi một phản ứng bất thường đối với các protein vốn dĩ là một thành phần của cơ thể. Thông thường, hệ thống miễn dịch thường chỉ tấn công các protein của những yếu tố bên ngoài, chẳng hạn như vi khuẩn hoặc virus. Nhưng trong bệnh chàm, hệ thống miễn dịch mất khả năng nhận biết protein của cơ thể và của các tác nhân lạ, dẫn tới tấn công cả 2.

Những yếu tố gây bùng phát bệnh chàm bao gồm:

- Hóa chất có trong chất tẩy rửa;

- Các vật liệu thô ráp như len, vải tổng hợp;

- Ra nhiều mồ hôi;

- Thay đổi nhiệt độ, độ ẩm môi trường đột ngột;

- Stress;

- Dị ứng thực phẩm, lông động vật;

- Nhiễm trùng đường hô hấp trên.

- Nếu trong gia đình bạn có người thân đã từng mắc bệnh chàm thì bạn sẽ tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh lý này cao hơn.

Bệnh chàm khô có lây không?

Như vậy có thể thấy, một số các nguyên nhân gây bệnh chàm như là do nội tiết tố cơ thể, rối loạn hệ bài tiết, do dị ứng hoặc di truyền. Do đó, bệnh chàm khô không lây, vì vậy người mắc có thể hoàn toàn yên tâm về vấn đề này.

Tuy nhiên, bệnh chàm khô lại mang tính chất di truyền, các bà mẹ có thể lây sang cho con. Đối với trẻ bị chàm khô, các bà mẹ nên hạn chế một số các loại thực phẩm như tôm, cua, thịt bò để bé bú sữa không bị dị ứng.

Bên cạnh đó, dù bệnh chàm không lây lan nhưng nó có thể lan rộng sang các vị trí khác trên cơ thể từ mặt sang cổ, vành tai,… khiến tình trạng bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn. Chính vì vậy, những ai bị chàm khô nên tìm cách điều trị chàm kịp thời, tránh các mụn nước, vảy phấn lây rộng ra, việc điều trị bệnh chàm cực kỳ phức tạp.

Một số các dị ứng nguyên có thể là điều kiện thuận lợi để chàm tái phát, bệnh nhân có thể phòng tránh bệnh chàm bằng một số các loại thuốc, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cũng như hạn chế tiếp xúc với các vật gây dị ứng như lông chó, mèo, chất tẩy rửa, mỹ phẩm,… để làn da không bị khô, ngứa.

Hỗ trợ điều trị bệnh chàm bằng sản phẩm thảo dược

Từ trên có thể thấy, bệnh chàm không lây nhiễm nhưng người mắc cần thực hiện đúng hướng dẫn điều trị của các chuyên gia bởi thuốc điều trị bệnh chàm khi dùng lâu dài có thể gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe người mắc.

Mục tiêu điều trị bệnh chàm bao gồm:

- Giảm nhẹ các triệu chứng như ngứa, viêm;

- Phòng chống bội nhiễm;

- Tăng cường sức khỏe của làn da;

- Dưỡng ẩm da, tăng tái tạo làn da;

- Tránh các tác nhân khiến bệnh bùng phát;

Bên cạnh việc dùng thuốc, để kiểm soát bệnh chàm, người mắc nên chú ý về chế độ ăn uống. Một số loại thực phẩm có thể kích hoạt triệu chứng của bệnh chàm, chẳng hạn như: Trứng, sữa bò… Tùy cơ địa mỗi người mà sẽ có một số loại thực phẩm nhất định gây bùng phát bệnh chàm. Để xác định được những thực phẩm này, người bệnh cần để ý quan sát những gì mình đã ăn hoặc uống. Sau đó, cố gắng tránh chúng ra sẽ giúp bạn ngăn ngừa được đợt bùng phát của bệnh chàm.

Kem-lam-sach-da-Eczestop.webp



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 10 mẹo trị chàm môi cực “thần thánh” bạn nên nắm rõ. CLICK NGAY!
    10 mẹo trị chàm môi cực “thần thánh” bạn nên nắm rõ. CLICK NGAY!

    Mẹo trị chàm môi là vấn đề mà rất nhiều người quan tâm tìm hiểu. Bạn có thể cải thiện các tổn thương, làm giảm triệu chứng, hạn chế tái phát nếu áp dụng đúng cách. Hãy tham khảo ngay 10 gợi ý dưới đây nhé!

  •  Biến chứng nguy hiểm bệnh viêm da cơ địa ở trẻ. Xem ngay!
    Biến chứng nguy hiểm bệnh viêm da cơ địa ở trẻ. Xem ngay!

    Viêm da cơ địa ở trẻ không đơn giản như nhiều bậc cha mẹ vẫn nghĩ, ngược lại, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm da cơ địa ở trẻ, các bậc cha mẹ hãy tìm hiểu để có thể phòng ngừa cho con nhé!

  • 3 bài thuốc Đông y chữa eczema CỰC HAY - Không xem thì ÂN HẬN CẢ ĐỜI
    3 bài thuốc Đông y chữa eczema CỰC HAY - Không xem thì ÂN HẬN CẢ ĐỜI

    Eczema (hay chàm, viêm da cơ địa) là một trong những bệnh phổ biến gây ra tình trạng viêm ngứa khó chịu. Bên cạnh các biện pháp cải thiện bệnh với những loại thuốc Tây, dân gian cũng thường áp dụng những biện pháp điều trị eczema bằng thuốc Đông y. Dưới đây là 3 bài thuốc điều trị bệnh eczema bằng thuốc Đông y mà bạn có thể tham khảo.

  • 4 thay đổi nhỏ - hiệu quả to cho người viêm da cơ địa
    4 thay đổi nhỏ - hiệu quả to cho người viêm da cơ địa

    Viêm da cơ địa là thể phổ biến nhất của bệnh chàm. Việc điều trị bệnh bên cạnh những biện pháp được bác sĩ chỉ định, có một số thay đổi rất đơn giản trong thói quen hàng ngày mà bạn có thể dễ dàng thực hiện nhưng có thể giúp giảm các triệu chứng bệnh hiệu quả.