Bệnh eczema và cách điều trị có thể khác nhau ở mỗi người. Trong đó, lá trà xanh được xem là một trong số những dược liệu tự nhiên hỗ trợ điều trị bệnh eczema hiệu quả. Đặc biệt, nhờ kết hợp sử dụng kem bôi thảo dược, nhiều người đã kiểm soát bệnh eczema thành công. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho bạn chi tiết hơn về vấn đề này!
Bệnh eczema là gì?
Eczema (chàm, viêm da cơ địa) là một trong những căn bệnh da liễu gây ra nhiều ám ảnh kinh hoàng cho người bệnh trong những năm gần đây. Theo đó, bệnh được hiểu đơn giản là tình trạng viêm ở lớp thượng nông của da. Đây là căn bệnh mạn tính, tiến triển theo đợt và rất hay tái phát với triệu chứng khác nhau, tùy thuộc theo từng giai đoạn.
Dưới đây sẽ là mô tả các giai đoạn và triệu chứng tương ứng, giúp người bệnh dễ nhận biết:
- Giai đoạn hồng ban: Biểu hiện của giai đoạn này là các cơn ngứa ngáy khó chịu, khiến bệnh nhân không ngừng gãi, gây ra các vết trầy xước và làm da xuất hiện các mảng, nốt đỏ.
- Giai đoạn đóng vảy tiết: Vài ngày sau khi các nốt mụn nước vỡ ra thì dịch nhầy bên trong và huyết tương bắt đầu khô lại, kèm theo đó, da chết bong ra thành từng mảng, để lộ lớp da non nhẵn bóng hơi sẫm màu.
- Giai đoạn hằn cổ trâu (liken hóa): Bị eczema càng lâu thì màu da người bệnh sẽ càng trở nên sẫm hơn, khi sờ vào da có cảm giác xù xì, thô ráp và nổi rõ các hằn da. Ngoài ra, ở giữa các hằn da xuất hiện những sẩn dẹt (liken hóa).
Ở cả 4 giai đoạn, người bệnh đều sẽ cảm thấy cực kỳ ngứa ngáy. Ngứa chính là triệu chứng dai dẳng nhất và xuyên suốt, đồng hành cùng người bệnh!
Tại sao nhiều người lại bị eczema?
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác minh được rõ ràng nguyên nhân gây bệnh eczema. Tuy nhiên, giới nghiên cứu đã chỉ ra được một số yếu tố có mối liên hệ mật thiết đến nguyên nhân gây ra bệnh. Cụ thể:
Do di truyền
Di truyền được cho là một trong những nguyên nhân gây bệnh eczema hàng đầu. Theo đó, nếu có bố, mẹ hoặc người thân từng bị eczema thì nguy cơ rất cao bạn cũng sẽ mắc bệnh, với tỷ lệ lên tới 55%.
Do cơ địa
Đối với những người có cơ địa mẫn cảm thì chỉ cần một tác động nhỏ cũng rất dễ dẫn đến sức đề kháng của họ sụt giảm nghiêm trọng, tạo điều kiện cho bệnh eczema tấn công. Vì thế, những người này nên hết sức chú ý trong chế độ sinh hoạt và ăn uống hàng ngày, tránh những thực phẩm dễ gây kích ứng như hải sản,…
Do tiếp xúc với các hóa chất độc hại
Việc thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc hại như xi măng, thuốc nhuộm, các hóa chất tẩy rửa,… cũng làm tăng nguy cơ bệnh eczema “nhòm ngó”. Vì vậy, nếu công việc hàng ngày yêu cầu phải tiếp xúc các hóa chất thì bạn cần đeo đầy đủ găng tay và khẩu trang.
Do vệ sinh không sạch sẽ
Lười tắm rửa, không vệ sinh sạch sẽ là một trong những nguyên nhân gây bệnh eczema phổ biến nhất. Điều này tạo môi trường cho các loại vi khuẩn, virus sinh sôi và phát triển. Để phòng tránh bệnh, hàng ngày, bạn nên chú ý đến việc giữ gìn vệ sinh cá nhân, quần áo thay ra nên giặt ngay. Ngoài ra, nếu bị eczema, người bệnh không nên dùng nước xả vải khi giặt quần áo vì dễ gây kích ứng da.
Do nhiễm một số bệnh
Những người đang bị hen suyễn, viêm xoang, ghẻ lở,… cũng là đối tượng dễ mắc eczema. Không chỉ vậy, nếu các bệnh này “liên thủ” lại với nhau thì sẽ càng khó khăn trong việc chữa trị.
Do dị ứng
Đối với một số người bị dị ứng lông chó, mèo thì việc không may tiếp xúc với lông của các con vật này có thể khiến họ có nguy cơ mắc bệnh eczema. Ngoài ra, khói thuốc, đất bùn, bụi bẩn, phấn hoa,… cũng làm bệnh bùng phát hoặc nặng thêm.
Bệnh eczema và cách điều trị hiệu quả
Trong khi các chất làm mềm và corticosteroid tại chỗ là phương pháp điều trị eczema được Tổ chức chuyên cung cấp Dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại Anh (NHS) khuyên dùng thì chúng không phải lúc nào cũng có tác dụng với tất cả mọi người. Bệnh eczema và cách điều trị thông qua chế độ ăn uống đã được chứng minh là mang lại hiệu quả tích cực. Trà xanh đã được chứng minh là có đặc tính chống viêm giúp cải thiện triệu chứng bệnh eczema. Phân tích chi tiết thành phần dinh dưỡng của lá trà xanh, các nhà khoa học đã phát hiện ra rất nhiều loại chất có tác dụng kháng khuẩn, tiêu diệt mầm bệnh eczema, mà tiêu biểu phải kể đến hoạt chất phenol. Một số chất khác như: Tanin, flavonoid, các vitamin A, B2, B3, B5, C,… giúp làm mát da, sát khuẩn, ngăn ngừa sự bài tiết và hấp thu chất bụi bẩn từ môi trường bên ngoài ở bề mặt da vô cùng hiệu quả. Không chỉ vậy, hàm lượng vượt trội các chất chống oxy hóa có trong lá trà sẽ gây ức chế hoạt động của các gốc tự do gây eczema trên bề mặt da, kết hợp hàm lượng EGCG cao giúp giảm mưng mủ, sưng viêm, đau nhức và ngứa ngáy cho bệnh nhân.
Chính vì vậy, cách trị eczema bằng lá trà xanh ngày càng được nhiều người bệnh tin tưởng áp dụng. Không chỉ dùng để uống, lá trà xanh còn có thể dùng ngoài da như một loại dược liệu hỗ trợ điều trị. Bạn cần có:
- Một nắm lá trà xanh loại tươi.
- Một ít muối hạt.
Ngâm lá trà xanh với muối hạt để làm sạch. Khoảng 30 phút sau, rửa lại lá trà xanh với nước, giã nhỏ. Nấu lá trà xanh đã giã lên, để nguội, mỗi khi cần dùng có thể đun lên cho nóng. Phần nước trà xanh đã chuẩn bị chia ra thành 2 chậu. Dùng để tắm trực tiếp và ngâm rửa vùng da bị eczema. Dùng khi còn ấm, kết hợp với xoa bóp và chà xát nhẹ. Bỏ nước thứ nhất, tiếp tục ngâm thêm với nước thứ 2. Ngâm đến khi nước nguội hẳn. Phương pháp này giúp giảm ngứa, kiểm soát vùng da bị eczema, tránh lây lan.