Chàm sinh dục và cách chữa trị bệnh an toàn, hiệu quả

Chàm sinh dục là vấn đề “khó nói”, ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều người. Vì thế, vấn đề “chàm sinh dục và cách chữa” luôn nhận được sự quan tâm trên các diễn đàn về sức khỏe. Vậy, tình trạng này là gì? Có cách nào để cải thiện bệnh một cách hiệu quả hay không? Nếu bạn cũng quan tâm đến vấn đề này, hãy đọc ngay bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!

Chàm sinh dục là gì?

Chàm sinh dục là bệnh lý da liễu có xu hướng mạn tính, gây ngứa ngáy ở bộ phận sinh dục. Cả nam và nữ trong bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể mắc phải bệnh trên. Chàm bìu, chàm ở háng là những dạng dễ bắt gặp nhất.

Nguyên nhân gây chàm sinh dục khá đa dạng, bao gồm:

- Di truyền: Nếu người thân bị chàm sinh dục thì bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với các đối tượng khác.

- Suy giảm hệ miễn dịch: Rối loạn chức năng miễn dịch dễ khiến da bị tổn thương, dẫn đến chàm sinh dục.

- Căng thẳng kéo dài.

- Dị ứng do tiếp xúc với chất tẩy rửa,…

- Thói quen vệ sinh da vùng kín không đúng cách, khiến cho vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.

- Kích ứng với một số loại thuốc đặc trị.

Thông thường, người bị chàm sinh dục đều khởi phát với các triệu chứng sau: Đỏ da; Ngứa vùng kín, đôi khi kèm theo cảm giác nóng rát; Nổi mụn nước, có thể chứa mủ, mụn nước vỡ ra để lại vết loét trên da kèm mùi hôi khó chịu; Bong vảy, da có dấu hiệu khô, sần, bong tróc lớp sừng,...

Chàm sinh dục có lây không?

Về bản chất, chàm sinh dục vẫn là một dạng chàm da. Bệnh không lây lan qua tiếp xúc trực tiếp, cũng không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, kể cả với đối tượng trẻ em. Tuy nhiên, các triệu chứng trong đợt bùng phát chàm sinh dục khiến cho làn da trở nên thô ráp, bong tróc, ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Thêm vào đó, tình trạng ngứa ngáy, mụn nước gây ra cảm giác khó chịu cũng như tâm lý tự ti ở nhiều người.

Như đã nói ở trên, chàm sinh dục không có khả năng lây lan nên bệnh cũng không hề lây nhiễm qua đường tình dục. Tuy nhiên, nếu bạn đang trong thời kỳ phát bệnh thì nên hạn chế quan hệ tình dục vì các lý do sau đây:

- Ma sát với các vết chàm sần sùi, cộm,… khiến cho việc quan hệ trở nên không thoải mái.

- Tác động cơ học có thể khiến cho vùng da bị chàm trở nên trầy xước, lở loét, gia tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.

- Về lý thuyết, bệnh chàm sinh dục không ảnh hưởng đến chức năng tình dục. Tuy nhiên, bệnh nhân nên kiêng cho đến khi khỏi hẳn. Với các bệnh nhân bị chàm nặng, việc kiêng cữ cần được thực hiện triệt để và nghiêm túc hơn.

Chàm sinh dục và cách chữa trị hiệu quả, an toàn

Theo giới chuyên gia, bệnh nhân bị chàm sinh dục nên được điều trị theo hướng dẫn của chuyên gia, kết hợp với các giải pháp chăm sóc sức khỏe, thay đổi lối sống và sinh hoạt tại nhà để kiểm soát triệu chứng của bệnh. Cụ thể về chàm sinh dục và cách chữa trị hiệu quả, an toàn như sau:

Một số loại thuốc điều trị chàm sinh dục có thể được kê đơn

Các loại thuốc này thường tập trung vào mục đích giảm đau và ngăn chặn sự xâm lấn của chàm da. Thông thường, bệnh nhân sẽ được chỉ định:

- Thuốc ức chế calcineurin.

- Thuốc kháng sinh (được chỉ định khi có nhiễm trùng, mưng mủ).

- Thuốc kháng histamin: Làm giảm ngứa, đồng thời giúp người bệnh ngủ ngon hơn.

- Kem bôi steroid: Giúp cải thiện tình trạng sưng, viêm.

Người bệnh chỉ nên sử dụng tân dược khi được chuyên gia chỉ định để tránh những biến chứng nguy hiểm.

Chăm sóc da và thay đổi lối sống tại nhà

Vùng da khu vực sinh dục và lân cận tương đối nhạy cảm, do cấu trúc da mỏng, thường xuyên ẩm ướt. Chăm sóc hay vệ sinh không đúng cách có thể khiến bệnh khởi phát nghiêm trọng hơn. Vì thế, bạn nên tham khảo những lời khuyên sau:

Chăm sóc vùng da bị chàm sinh dục cẩn thận bằng cách:

- Giữ vệ sinh: Làm sạch vùng kín bằng nước ấm với dung dịch vệ sinh dịu nhẹ. Dùng khăn mềm hoặc giấy sạch lau khô.

- Dưỡng ẩm cho vùng kín sau khi vệ sinh. Nên lựa chọn sản phẩm dịu nhẹ, không chất tạo màu, hương liệu, hóa chất mạnh.

- Tẩy tế bào chết cho da (thực hiện 1 – 2 lần/tuần) bằng hỗn hợp muối biển, mật ong và đường nâu hoặc dùng tinh dầu cam thảo, tràm trà,…

Biện pháp chăm sóc sức khỏe và thay đổi lối sống

- Cắt móng tay để hạn chế tình trạng cào gãi gây tổn thương da.

- Chọn quần áo mỏng, nhẹ, được làm từ sợi tự nhiên để thấm hút mồ hôi và hạn chế tối đa ma sát.

- Thư giãn thường xuyên bằng cách chơi thể thao, đọc sách, nghe nhạc, trò chuyện để giải tỏa căng thẳng, từ đó giảm thiểu tối đa khả năng bệnh bùng phát trở lại.

- Bổ sung vào thực đơn hàng ngày những thực phẩm tốt cho sức khỏe, có khả năng chống viêm, tăng cường sức đề  kháng.

Dược sĩ Đoàn Thu

Kem-lam-sach-da-Eczestop.webp



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 10 mẹo trị chàm môi cực “thần thánh” bạn nên nắm rõ. CLICK NGAY!
    10 mẹo trị chàm môi cực “thần thánh” bạn nên nắm rõ. CLICK NGAY!

    Mẹo trị chàm môi là vấn đề mà rất nhiều người quan tâm tìm hiểu. Bạn có thể cải thiện các tổn thương, làm giảm triệu chứng, hạn chế tái phát nếu áp dụng đúng cách. Hãy tham khảo ngay 10 gợi ý dưới đây nhé!

  •  Biến chứng nguy hiểm bệnh viêm da cơ địa ở trẻ. Xem ngay!
    Biến chứng nguy hiểm bệnh viêm da cơ địa ở trẻ. Xem ngay!

    Viêm da cơ địa ở trẻ không đơn giản như nhiều bậc cha mẹ vẫn nghĩ, ngược lại, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm da cơ địa ở trẻ, các bậc cha mẹ hãy tìm hiểu để có thể phòng ngừa cho con nhé!

  • 3 bài thuốc Đông y chữa eczema CỰC HAY - Không xem thì ÂN HẬN CẢ ĐỜI
    3 bài thuốc Đông y chữa eczema CỰC HAY - Không xem thì ÂN HẬN CẢ ĐỜI

    Eczema (hay chàm, viêm da cơ địa) là một trong những bệnh phổ biến gây ra tình trạng viêm ngứa khó chịu. Bên cạnh các biện pháp cải thiện bệnh với những loại thuốc Tây, dân gian cũng thường áp dụng những biện pháp điều trị eczema bằng thuốc Đông y. Dưới đây là 3 bài thuốc điều trị bệnh eczema bằng thuốc Đông y mà bạn có thể tham khảo.

  • 4 thay đổi nhỏ - hiệu quả to cho người viêm da cơ địa
    4 thay đổi nhỏ - hiệu quả to cho người viêm da cơ địa

    Viêm da cơ địa là thể phổ biến nhất của bệnh chàm. Việc điều trị bệnh bên cạnh những biện pháp được bác sĩ chỉ định, có một số thay đổi rất đơn giản trong thói quen hàng ngày mà bạn có thể dễ dàng thực hiện nhưng có thể giúp giảm các triệu chứng bệnh hiệu quả.