Chàm sữa bị bội nhiễm là vấn đề khiến bậc làm cha mẹ vô cùng lo lắng, bởi tình trạng này khiến bé ngứa ngáy, khó chịu, thậm chí có thể gây ra nhiều biến chứng khó lường. Vậy nếu con bạn bị bội nhiễm do chàm sữa thì bạn cần phải làm gì để giúp bé đẩy lùi bệnh lý này một cách an toàn, hiệu quả, tránh tái phát? Tham khảo ngay TẠI ĐÂY!
Triệu chứng khi chàm sữa bị bội nhiễm
Chàm sữa bị bội nhiễm ảnh hưởng tới sức khỏe nhiều hơn so với chàm sữa thông thường, với những biểu hiện cụ thể là:
- Da khô căng, đỏ rát, sưng viêm. Trên vết chàm có dấu hiệu bong tróc các mảng da.
- Vết chàm có nơi bị vỡ ra, chảy máu, chảy dịch. Dịch vàng lỏng sệt rỉ ra, đóng thành cục trên da.
- Trẻ ngứa hơn, có phản xạ gãi, cọ mặt vào gối nhiều hơn. Bé quấy khóc về đêm nhiều và chán ăn.
- Tình trạng bệnh không thuyên giảm. Các vết chàm lan rộng. Đặc biệt, trẻ bị sốt từ 38 độ trở lên, thậm chí co giật và nguy hiểm đến tính mạng.
Cách cải thiện chàm sữa bị bội nhiễm
Để cải thiện sức khỏe cho bé khi chàm sữa bị bội nhiễm, mẹ nên lưu ý các vấn đề sau:
Dưỡng ẩm da
Dưỡng ẩm giúp cân bằng, tái tạo hàng rào bảo vệ da. Các sản phẩm hiện nay không chỉ cung cấp độ ẩm mà còn bổ sung nhiều vitamin như A, E, D, giúp giảm thâm sẹo do chàm sữa bội nhiễm.
Với các bé bị chàm sữa tái phát thường xuyên, mẹ nên sử dụng kem dưỡng ẩm cho trẻ 2 lần/ngày, kể cả khi không có bệnh để đảm bảo da luôn đủ ẩm.
Dùng thuốc chống viêm
Các thuốc chống viêm corticoid dạng bôi có tác dụng ức chế miễn dịch, giảm viêm, ngứa tại chỗ. Nếu bị chàm nặng, chuyên gia có thể kê thêm cả thuốc uống, dùng 1 đợt từ 5 - 7 ngày.
Cha mẹ không được tự ý mua thuốc chứa corticoid để dùng cho con. Nhóm thuốc này có thể gây nhiều tác dụng phụ: Mỏng da, lộ các mạch máu, suy thượng thận cấp, hội chứng cushing,...
Vệ sinh da bằng dung dịch sát khuẩn
Chàm sữa bội nhiễm có thể do cả vi khuẩn, virus và nấm. Biện pháp loại bỏ cả 3 tác nhân này là sử dụng các dung dịch sát khuẩn như: Cồn, povidon iod, oxy già, nước muối sinh lý,…
Dùng thuốc kháng sinh
Khi bé bị chàm sữa bội nhiễm ở mức độ nặng, dung dịch sát khuẩn không thể tiêu diệt hết ổ vi khuẩn. Trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định kê thêm kháng sinh đường uống. Thường dùng các cephalosporin thế hệ 1, liều từ 7 - 10 ngày.
Kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn nhưng không loại bỏ được nấm, virus và có thể gây nhiều tác dụng phụ: Buồn nôn, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa,… Vì thế, cha mẹ không được tự ý cho bé dùng.
Thực tế cho thấy, các thuốc tây y điều trị chàm sữa hiện nay thường cho tác dụng đơn độc: Kháng sinh, chống viêm tổng hợp, dưỡng ẩm, chống dị ứng tổng hợp. Chúng giúp giảm triệu chứng, nhưng không làm tăng cường sức đề kháng cho làn da, bảo vệ làn da mỏng manh. Bên cạnh đó, thuốc tây có thể gây nhiều tác dụng phụ.
Dược sĩ Đoàn Thu