Mách nhỏ các mẹ cách kiểm soát bệnh chàm ở trẻ em cực dễ!

Bệnh chàm ở trẻ em là tình trạng viêm da mạn tính, không lây nhưng khó chữa và có thể tái phát nhiều lần. Đây là một căn bệnh khá phổ biến nhất là ở trẻ sau khi sinh khoảng 6 tháng đến hai tuổi. Bệnh thường biểu hiện ở mặt và một số nơi như hai bên má, tứ chi. Vậy cách điều trị, kiểm soát bệnh này như thế nào? Các mẹ hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Bệnh chàm ở trẻ em là gì?

Bệnh chàm ở trẻ em còn gọi là eczema, tình trạng da mọc lên các phát ban đỏ, ngứa. Bệnh thường gặp ở trẻ từ 2 tháng - 5 tuổi. Bé có khả năng bị chàm nếu đang mắc hen suyễn hoặc các bệnh dị ứng. Bệnh chàm ở trẻ em có thể bùng phát bất cứ lúc nào, nhưng phổ biến hơn vào mùa đông.

Triệu chứng bệnh chàm ở trẻ em

Khi bị chàm sữa, bé sẽ có các biểu hiện như:

- Những mảng da khô, đỏ, ngứa

- Sưng lên, mọc mụn nước, khi vỡ sẽ rỉ dịch, sau đó đóng vẩy

- Rất ngứa, khiến bé có thể cáu gắt, khóc quấy hoặc mất ngủ

- Cuối cùng vùng da bị tổn thương do chàm sẽ trở nên dày (liken hóa), có vẩy

Nguyên nhân gây bệnh chàm ở trẻ em

Nguyên nhân gây bệnh chàm hiện vẫn chưa được hiểu rõ, chỉ biết bệnh có tính chất gia đình. Một số yếu tố có thể kích hoạt bệnh chàm ở trẻ em bùng phát như:

- Xà phòng, dầu gội và chất tẩy rửa: Da của trẻ khá nhạy cảm, vì thế những hóa chất này có thể khiến da bé bị tổn thương và khiến chàm da bùng phát

- Lông thú cưng hoặc các tác nhân gây dị ứng khác như ve bọ có thể làm các triệu chứng của bệnh chàm ở các bé trầm trọng hơn. Phấn hóa, nấm mốc và khói thuốc cũng có thể gây kích thích làn da.

- Tắm thường xuyên cho bé: Sẽ khiến da bé bị khô từ đó tăng nguy cơ bùng phát bệnh chàm.

 Để chẩn đoán trẻ có bị bệnh chàm hay không, bác sĩ sẽ khai thác tiền sử mắc bệnh của trẻ (hen suyễn, dị ứng). Không có một xét nghiệm đặc hiệu nào để phát hiện bệnh chàm. Tuy nhiên bác sĩ sẽ có phương pháp kiểm tra xem trẻ bị dị ứng với những tác nhân nào.

Cách điều trị, kiểm soát bệnh chàm ở trẻ

Hiện nay vẫn chưa có cách điều trị bệnh chàm ở trẻ em đặc hiệu. Mục đích điều trị sẽ là giảm các triệu chứng ngứa, viêm và hạn chế các đợt bùng phát. Với phương pháp điều trị phù hợp, các triệu chứng sẽ được cải thiện đáng kể sau 3 tuần. Phương pháp điều trị chủ yếu là sử dụng thuốc và chiếu ánh sáng.

- Thuốc: Thuốc điều trị bệnh chàm ở trẻ em như thuốc ức chế miễn dịch sẽ giúp giảm ngứa, đỏ, và sưng. Thuốc kháng histamin sẽ giúp giảm ngứa. Kháng sinh dùng để phòng ngừa bội nhiễm. Dạng dùng cho trẻ thường là bôi ngoài như kem, gel.

- Liệu pháp ánh sáng: Chiếu tia cực tím vào vùng da bệnh có thể giúp điều trị chàm da ở trẻ em.

Ngoài các thuốc điều trị, các mẹ có thể áp dụng một số mẹo dưới đây để kiểm soát bệnh chàm ở trẻ một cách hiệu quả hơn:

- Mẹo giúp giảm ngứa: Các triệu chứng của bệnh chàm sẽ trở nên tồi tệ hơn nếu bé gãi hoặc chà xát vào vùng da bị tổn thương bởi bệnh. Do đó, để tránh gãi, các mẹ hãy cắt ngắn móng tay cho trẻ và đeo găng tay khi bé ngủ.

- Giữ cho da bé luôn ẩm: Vì da khô sẽ khiến bệnh chàm bùng phát nên các mẹ hãy thường xuyên dưỡng ẩm cho bé. Ngay sau khi bé tắm xong, hãy bôi kem dưỡng ẩm luôn. Các mẹ lưu ý nên chọn kem bôi không chứa cồn nếu không sẽ khiến da của bé bị khô hơn.

- Tắm bồn hoặc vòi hoa sen cho bé: Việc tắm cho bé hàng ngày tầm khoảng 10-15 phút bằng xà phòng dịu nhẹ với làn da sẽ giúp các vùng da khô do bệnh chàm trở nên mềm hơn.

- Chọn quần áo cotton: Các mẹ nên chọn quần áo cotton, rộng rãi cho trẻ. Tránh chất liệu len bởi có thể gây kích ứng và làm bệnh chàm bùng phát.

- Làm ẩm không khí: Sử dụng máy làm ẩm không khí trong phòng có thể giúp da bé bớt bị khô

- Sử dụng các chất tẩy rửa dịu nhẹ: Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn lựa xà phòng tắm, chất tẩy rửa, dầu gội tốt nhất cho bé. Các mẹ lưu ý không nên dùng nước xả vải để làm mềm quần áo của trẻ.

- Nhờ bác sĩ xác định các yếu tố gây bùng phát bệnh chàm ở trẻ: Nếu bệnh chàm của bé không thể kiểm soát được dù đã dùng nhiều cách, các mẹ hãy đưa bé đến chuyên khoa da liễu để xác định các tác nhân gây dị ứng da. Các mẹ hãy nhớ rằng: Cách hữu hiệu nhất để kiểm soát bệnh chàm đó là tránh tiếp xúc với các tác nhân gây bùng phát.

Dược sĩ Đoàn Thu

Kem-lam-sach-da-Eczestop.webp



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 10 mẹo trị chàm môi cực “thần thánh” bạn nên nắm rõ. CLICK NGAY!
    10 mẹo trị chàm môi cực “thần thánh” bạn nên nắm rõ. CLICK NGAY!

    Mẹo trị chàm môi là vấn đề mà rất nhiều người quan tâm tìm hiểu. Bạn có thể cải thiện các tổn thương, làm giảm triệu chứng, hạn chế tái phát nếu áp dụng đúng cách. Hãy tham khảo ngay 10 gợi ý dưới đây nhé!

  •  Biến chứng nguy hiểm bệnh viêm da cơ địa ở trẻ. Xem ngay!
    Biến chứng nguy hiểm bệnh viêm da cơ địa ở trẻ. Xem ngay!

    Viêm da cơ địa ở trẻ không đơn giản như nhiều bậc cha mẹ vẫn nghĩ, ngược lại, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm da cơ địa ở trẻ, các bậc cha mẹ hãy tìm hiểu để có thể phòng ngừa cho con nhé!

  • 3 bài thuốc Đông y chữa eczema CỰC HAY - Không xem thì ÂN HẬN CẢ ĐỜI
    3 bài thuốc Đông y chữa eczema CỰC HAY - Không xem thì ÂN HẬN CẢ ĐỜI

    Eczema (hay chàm, viêm da cơ địa) là một trong những bệnh phổ biến gây ra tình trạng viêm ngứa khó chịu. Bên cạnh các biện pháp cải thiện bệnh với những loại thuốc Tây, dân gian cũng thường áp dụng những biện pháp điều trị eczema bằng thuốc Đông y. Dưới đây là 3 bài thuốc điều trị bệnh eczema bằng thuốc Đông y mà bạn có thể tham khảo.

  • 4 thay đổi nhỏ - hiệu quả to cho người viêm da cơ địa
    4 thay đổi nhỏ - hiệu quả to cho người viêm da cơ địa

    Viêm da cơ địa là thể phổ biến nhất của bệnh chàm. Việc điều trị bệnh bên cạnh những biện pháp được bác sĩ chỉ định, có một số thay đổi rất đơn giản trong thói quen hàng ngày mà bạn có thể dễ dàng thực hiện nhưng có thể giúp giảm các triệu chứng bệnh hiệu quả.