Bệnh chàm môi là bệnh da liễu thường gặp, rất dễ tái phát và gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt của người mắc. Việc điều trị bệnh chàm môi có đạt hiệu quả hay không ngoài việc tìm đúng phương pháp điều trị còn phụ thuộc vào chế độ ăn uống hàng ngày. Vậy bệnh chàm môi nên ăn gì và kiêng ăn gì để bệnh được cải thiện? Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết này nhé!
Bệnh chàm môi là gì?
Bệnh chàm môi là tình trạng da môi bị khô, bong tróc và gây chảy máu. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của các nốt mụn nước ở dưới viền môi gây đau rát, khó chịu mỗi khi người bệnh ăn uống hoặc trò chuyện. Từ đó gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến bệnh nhân mất tự tin và ngại giao tiếp.
Khi xuất hiện, bệnh chàm môi mang đến các triệu chứng khá điển hình của một căn bệnh viêm da như:
+ Bệnh gây ngứa và đau: Cảm giác này thường xuất hiện kèm theo các vết lở loét và những đường nứt xung quanh môi rất mất thẩm mỹ. Mỗi khi bạn ăn uống hay giao tiếp thì sẽ rất đau miệng.
+ Bệnh nặng sẽ trở thành mạn tính với các biểu hiện đỏ, khô và nứt nẻ trên làn môi và 2 mép môi khiến người bệnh rất đau đớn, khả năng ăn uống cũng vì vậy mà bị hạn chế. Hơn nữa, bệnh còn rất dễ lan rộng ra xung quanh miệng nếu như vùng bị bệnh không được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.
Bệnh chàm môi nếu để thành mạn tính sẽ rất khó chữa. Vì vậy, việc nhanh chóng nhận biết bệnh sớm thông qua những triệu chứng kể trên rất có ích trong việc phát hiện và chữa trị.
Người bị chàm môi nên có chế độ dinh dưỡng như thế nào?
Người bị bệnh chàm môi nên ăn gì?
Khi bị bệnh chàm môi, bạn nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày của mình những loại thực phẩm sau đây:
Rau xanh
Rau xanh là thực phẩm không thể thiếu cho người bị chàm môi
Khi mắc bệnh chàm môi, bạn nên bổ sung vào thực đơn của mình các loại rau xanh, trái cây tươi. Loại thực phẩm này chứa rất nhiều vitamin, giúp giảm tình trạng ngứa ngáy, khó chịu ở bề mặt da, không những thế còn hỗ trợ làm dịu vết loét, hạn chế vết chàm lan rộng sang vùng da xung quanh. Ăn nhiều rau xanh không những tốt cho người bị chàm môi mà còn có tác dụng giúp cơ thể tránh được các bệnh về tim mạch, đột quỵ, ngăn ngừa ung thư, hạn chế hiệu quả các vấn đề liên quan đến đường ruột.
Thực phẩm chứa nhiều kẽm
Những loại thực phẩm chứa nhiều kẽm có tác dụng ngăn ngừa các đợt bùng phát của bệnh chàm môi. Kẽm có tác dụng giúp cho quá trình chữa lành tổn thương của cơ thể thông qua việc điều hòa sản sinh tế bào và quá trình tổng hợp protein. Một số loại thực phẩm chứa nhiều kẽm mà người bệnh nên bổ sung là: Đậu Hà Lan, bột yến mạch, hàu, thịt gà, thịt lợn, thịt bò, thịt cừu, gạo nâu, lạc,…
Các loại dầu
Một số loại dầu được chiết xuất từ các hạt như dầu hạt lanh, anh thảo, dầu oliu,... rất tốt cho bệnh chàm môi. Những loại hạt này cung cấp lượng axit béo giúp ngăn ngừa tình trạng viêm, nhiễm trùng da.Ngoài ra, nó còn có vai trò ngăn chặn sự hình thành yếu tố gây viêm prostaglandin, từ đó giảm nhẹ triệu chứng bệnh chàm môi gây ngứa da.
Thực phẩm chứa nhiều vitamin
Khi mắc bệnh chàm môi, bạn nên bổ sung vào thực đơn những thực phẩm chứa nhiều vitamin như: Vitamin A, B, C, E. Các loại vitamin có tác dụng thúc đẩy hệ thống miễn dịch của cơ thể, tăng cường kháng thể và các tế bào lympho, từ đó điều hòa tiến trình viêm trong bệnh chàm môi. Đặc biệt, vitamin E còn giúp dưỡng ẩm, làm mềm da vùng môi và hạn chế bệnh tiến triển nặng hơn. Một số loại thực phẩm chứa nhiều vitamin như: Cà rốt, đu đủ, xoài, giá đỗ, vừng, lạc, mầm lúa mạch, hạt hướng dương, cam, quýt, bưởi, chanh, rau xanh,…
Bổ sung nhiều nước
Nước có vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể con người. Nước giúp cải thiện tình trạng khô da khi bị bệnh chàm môi. Bạn nên bổ sung khoảng 2 lít/ngày để duy trì độ ẩm làn da.
Người bị bệnh chàm môi kiêng ăn gì?
Một số loại thực phẩm có thể là yếu tố kích ứng làm bùng phát bệnh chàm môi. Người bệnh cần lưu ý tìm ra loại thực phẩm gây dị ứng cho mình và tránh dùng lại sau đó. Dưới đây là một số loại thực phẩm nên kiêng khi mắc bệnh chàm môi.
Hải sản
Hải sản tuy là nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, nhưng lại là đứng đầu danh sách gây ra dị ứng, ngứa ngáy cho cơ thể. Loại thực phẩm này có mùi tanh, rất dễ gây ra tình trạng kích ứng, mưng mủ, sưng tấy ở vùng da bị chàm. Nếu ăn hải sản, ở trường hợp nhẹ, người bệnh sẽ bị nổi mụn li ti, tấy đỏ da, gây ngứa ngáy, khó chịu. Một số loại hải sản nên kiêng khi mắc bệnh chàm môi như: Tôm, cua, nghêu, sò, ốc, hến,…
Tránh xa hải sản để chàm môi được cải thiện
Nội tạng của động vật
Nội tạng động vật không hề tốt cho người mắc bệnh chàm môi. Vì trong nội tạng động vật chứa nhiều chất độc, có thể làm cho bệnh chàm môi càng tồi tệ hơn. Khi người nhạy cảm ăn phải thì ngay lập tức sẽ bị mẩn ngứa, nổi mụn. Vì thế mà những người bị chàm môi khi ăn nội tạng động vật sẽ phản ứng mạnh hơn và gây ngứa khắp toàn thân.
Thực phẩm đóng hộp
Khi bị bệnh chàm môi, các loại thực phẩm đóng hộp cũng không hề tốt cho sức khỏe. Chúng có thể gây kích ứng bờ môi, khiến môi bị lở loét nghiêm trọng hơn. Đặc biệt là thức ăn đóng hộp chứa nhiều muối, sẽ khiến cho dây thần kinh ngoại biên bị kích ứng và dễ chảy máu, mưng mủ.Một số loại thực phẩm đóng hộp được kể đến ở đây như: Lạp xưởng, socola, thịt hộp, cá hộp, xúc xích…