Khi bị viêm da cơ địa kiêng gì thì tốt là thắc mắc của rất nhiều người. Bệnh không nguy hiểm đến sức khỏe nhưng gây nhiều phiền toái, khó chịu và khiến người mắc trở nên tự ti. Theo các chuyên gia, tránh xa một số yếu tố dưới đây có thể cải thiện tình trạng, đề phòng tránh tái phát và hỗ trợ việc điều trị đạt kết quả tốt hơn. Đừng bỏ lỡ những thông tin hữu trong bài viết này!
Viêm da cơ địa là gì?
Viêm da cơ địa (chàm, eczema) là thuật ngữ mô tả tình trạng viêm của da. Triệu chứng lâm sàng của bệnh sẽ tùy thuộc vào giai đoạn cấp hay mạn tính. Cụ thể:
- Giai đoạn cấp: Viêm da cơ địa khởi phát bằng các biểu hiện như sốt, sổ mũi, thường xảy ra sau nhiễm trùng tại chỗ hoặc ở phụ nữ sau sinh. Người bệnh còn có thể gặp các triệu chứng như: Đau, yếu cơ, mệt mỏi toàn thân hoặc xuất hiện hồng ban, phù và ngứa. Các triệu chứng trên có thể xuất hiện cùng 1 lúc, diễn biến nhanh trong vòng vài ngày hoặc kéo dài vài tháng.
Thương tổn khởi phát khu trú ở mặt thường là phù ở mi mắt dưới hoặc một số vị trí khác như: Da đầu, gáy, cổ, mu bàn tay, đầu gối, thân mình và những phần khác của chi. Các dát đỏ đối xứng có thể xuất hiện trên nền da bình thường hay da phù, có khi kèm theo ngứa và bong vảy. Trên nền da đỏ còn thấy các chấm xuất huyết, về sau sẽ gây thâm da, teo da, giãn mạch, dày sừng.
- Giai đoạn mạn tính: Viêm da cơ địa tiến triển nhiều năm sẽ trở thành giai đoạn mạn tính, hay còn gọi là thể kinh diễn. Thể này thường bắt đầu dưới dạng đau mỏi các cơ. Nhóm cơ thường bị đó là cơ bả vai, cơ ở các chi cả 2 bên. Tổn thương da thường xuất hiện đầu tiên ở mặt, cổ, mặt duỗi các chi sau, lan ra cả thân mình. Tổn thương là những hồng ban kết hợp với bong vảy, giãn mạch hình mạng lưới xuất hiện các sẩn nhỏ nổi cao trên mặt da.
Nguyên nhân nào gây viêm da cơ địa?
Viêm da cơ địa là bệnh ngoài da tương đối phổ biến hiện nay. Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa như:
- Tác nhân kích thích: Về bản chất, viêm da cơ địa là bệnh lý do các tác nhân kích ứng từ bên ngoài (hóa chất, khí thải, vật dụng kích ứng da, thức ăn gây dị ứng, ô nhiễm không khí và sự thay đổi thời tiết,... hoặc yếu tố rối loạn từ bên trong (bản thân bệnh nhân có sức đề kháng yếu, vệ sinh da không sạch sẽ, cơ thể thiếu nước khiến cho da khô,...).
- Yếu tố di truyền: Di truyền cũng là yếu tố có ảnh hưởng đến bệnh viêm da cơ địa. Thông thường, nếu cả bố mẹ đều bị viêm da cơ địa thì có tới 75% khả năng con họ cũng mắc bệnh này. Nếu chỉ có cha hoặc mẹ mắc bệnh thì tỷ lệ con cái bị viêm da cơ địa là hơn 50%.
- Các gen liên quan đến bệnh: Gần đây, y học phát hiện ra có những gen liên quan đến viêm da cơ địa (đó là gen của các cytokines IL4, IL5; Gen chymase của dưỡng bào mastocyte; Gen của thụ thể IL4; Chuỗi β có thụ thể ái tính với IgE).
Khi mắc bệnh viêm da cơ địa kiêng gì?
Viêm da cơ địa nói chung không gây ra biến chứng nguy hiểm cho tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, nếu không điều trị đúng và kịp thời sẽ khiến bệnh dễ tái phát, có thể để lại những vết sẹo nghiêm trọng, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tổn thương da về sau. Nếu tình trạng viêm xuất hiện ở dây thần kinh, mắt, mặt sẽ rất nguy hiểm, bởi vì có thể tác động tới dây thần kinh, gây đau cơ, đau đầu trong một thời gian. Việc điều trị viêm da cơ địa trước hết phải tìm ra nguyên nhân gây bệnh để tránh tiếp xúc khiến tình trạng nặng thêm. Vậy khi mắc viêm da cơ địa kiêng gì?
Các loại hóa chất
Đối với một số người, các loại hóa chất có thể gây kích ứng da. Phổ biến nhất là:
- Xăng, dầu, sơn, dung môi công nghiệp, nhựa đường, xi măng,… Tùy vào cơ địa bệnh nhân mà hóa chất gây kích ứng có thể khác nhau. Tốt nhất, bạn nên tránh tiếp xúc với các loại hóa chất này để phòng ngừa viêm da cơ địa tái phát cũng như tránh làm cho tình trạng bệnh nặng hơn. Nếu bắt buộc phải dùng, bạn cần bảo vệ da bằng cách đeo găng tay, ủng, khẩu trang,…
- Nước rửa bát, xà phòng, dầu gội đầu, nước tẩy rửa,… Các sản phẩm này nếu chứa hóa chất đều tiềm ẩn nguy cơ khiến triệu chứng viêm da cơ địa nặng thêm. Hãy chọn sản phẩm không chứa hóa chất thì khả năng kích ứng da sẽ ít hơn.
- Hóa mỹ phẩm, son môi, kem dưỡng da, nước hoa,… Sử dụng các sản phẩm này nếu không quen thuộc với da rất dễ gây kích ứng. Vì vậy, khi muốn thử một sản phẩm mới, chỉ nên dùng 1 ít lên vùng da cánh tay. Sau 2 - 3 giờ, nếu không có biểu hiện ngứa, đỏ trên da thì mới áp dụng đối với vùng da rộng hơn. Nếu có bất kỳ dấu hiệu kích ứng nào, cần ngừng dùng sản phẩm đó ngay.
Những thực phẩm lạ
Những thực phẩm lạ mà bạn không thường xuyên ăn có thể gây kích ứng tùy cơ địa. Ngoài ra, một số thực phẩm quen thuộc mà bạn cần kiêng để tránh viêm da cơ địa bùng phát là: Hải sản, thức ăn nhiều dầu mỡ, thuốc lá, bia, rượu,…
Yếu tố thời tiết
Thời tiết thay đổi cũng là một trong số những nguyên nhân khiến da bị khô và dễ kích ứng, đặc biệt là thời điểm chuyển sang mùa lạnh. Vào những thời điểm này, bạn cần trang bị cho mình kính, khẩu trang, mũ, găng tay, áo ấm,… để hạn chế tác động của yếu tố thời tiết.