Phân biệt BỆNH CHÀM KHÔ và CHÀM ƯỚT như thế nào?

Chàm là một trong số những dạng bệnh ngoài da phổ biến trên thế giới với tỷ lệ người mắc khoảng 20%. Có 2 dạng chàm thường gặp trong cuộc sống là bệnh chàm khô và chàm ướt. Vậy chàm khô và chàm ướt có gì khác nhau? Hướng điều trị và giải pháp phòng ngừa tái phát có thể áp dụng chung hay cần phân chia ra cụ thể? Tất cả các thắc mắc sẽ được giải đáp trong nội dung bài viết này. Đừng bỏ lỡ!

Phân biệt bệnh chàm khô và chàm ướt

Chàm có nhiều hình thái khác nhau, thường được chia làm 2 dạng dựa vào đặc tính của chúng trên bề mặt da là: Bệnh chàm khô và chàm ướt. Nhìn chung, 2 dạng chàm này có một số khác biệt do tình trạng dịch tiết trên bề mặt thương tổn, từ đó quyết định tính chất của vùng da bị chàm.

Đối với chàm ướt

Vùng da bị chàm ướt thường có các mụn nước li ti. Bề mặt da ướt và dính do có dịch tiết, mủ vỡ ra từ những mụn nước. Tình trạng vỡ mụn nước có thể xảy ra bất cứ lúc nào nếu như trên bề mặt da bị xây xát do gãi, tiếp xúc mạnh,… Da có dấu hiệu đóng vảy sẩn, kèm theo mủ nước ngoài da. Chàm ướt có thể xuất hiện trên nhiều vùng da khác nhau.

Đối với chàm khô

Da của bệnh nhân bị chàm khô thường xuất hiện những mảng đỏ rải rác trên bề mặt. Các mảng đỏ thường phát triển theo từng giai đoạn, gây khô ngứa và khó chịu. Khi tình trạng tiến triển nặng, da sẽ bị bong tróc và nứt nẻ thành từng mảng trên bề mặt. Chàm khô chủ yếu xuất hiện trên những vùng da tiếp xúc nhiều với không khí, đặc biệt là thời tiết lạnh và khô, sử dụng chất tẩy rửa, sản phẩm vệ sinh da chứa hóa chất.

Nhìn chung, dù là chàm khô hay chàm ướt thì cả 2 dạng đều có những ảnh hưởng xấu đến tình trạng da, gây những thương tổn không mong muốn. Nếu kiểm soát không tốt thì cả chàm ướt lẫn chàm khô đều có thể trở thành mạn tính.

Những yếu tố có ảnh hưởng xấu đến bệnh chàm

Tình trạng chàm khô và chàm ướt nhìn chung đều có thể bị ảnh hưởng xấu do nhiều tác nhân gây kích ứng trong đời sống. Tùy vào cơ địa mỗi người mà bệnh có thể bùng phát do những yếu tố khác nhau, bao gồm:

- Thực phẩm: Một số loại thực phẩm có thể gây ra tình trạng kích ứng da như các loại thịt, đậu, hạt, hải sản.

- Hóa chất: Tiếp xúc với chất tẩy rửa, các loại hóa chất, xà phòng,… cũng có thể dẫn đến tình trạng chàm và một số bệnh ngoài da khác.

- Yếu tố di truyền cũng có khả năng cao gây bệnh chàm da. Những trường hợp gia đình có người đã từng bị chàm, tiền sử bản thân mắc vấn đề ngoài da thì tỉ lệ bùng phát bệnh cao hơn so với bình thường.

- Các yếu tố liên quan đến thời tiết, không khí nóng, lạnh thất thường, những mùa có sự biến động về độ ẩm.

- Một số người mắc bệnh chàm cũng có thể do dị ứng nguyên đến từ môi trường sống như: Bụi bẩn, ô nhiễm không khí, thường xuyên tiếp xúc với nước, đất bẩn và các yếu tố khác không đảm bảo vệ sinh.

Điều trị và phòng ngừa tái phát khi bị chàm khô, chàm ướt

Đặc điểm chung của chàm khô và chàm ướt là dễ tiến triển thành mạn tính. Do đó, việc phát hiện và kiểm soát kịp thời là rất cần thiết. Hướng điều trị đều có thể sử dụng thuốc tây, thuốc nam, các loại thảo dược,... Trong số đó, chữa chàm bằng thuốc tây là cách thông thường nhất. Thuốc tây được dùng trong điều trị bệnh chàm có rất nhiều loại: Dạng uống, dạng bôi, dạng dung dịch,... Ngoài việc điều trị bằng thuốc tây, bệnh nhân cần chú ý áp dụng các biện pháp phòng ngừa tái phát:

Áp dụng các biện pháp phòng tránh

Kể cả bị chàm khô hay chàm ướt, bạn cũng cần chú ý tránh tiếp xúc với các yếu tố có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh. Đặc biệt tránh các yếu tố như: Chất tẩy rửa, hóa chất, mỹ phẩm, dung môi, kim loại, phấn hoa, khói bụi, lông động vật,…

Vệ sinh và chăm sóc da đúng cách

Người có tiền sử chàm khô, chàm ướt, cơ địa dễ bị kích ứng, dị ứng thì cần áp dụng các biện pháp vệ sinh và chăm sóc da đúng cách. Bệnh nhân có thể áp dụng những loại dung dịch vệ sinh da như: Gentian, gosine, xanh methylen,… Ngoài ra, các sản phẩm làm mềm da, dưỡng ẩm cũng có thể được chỉ định để giúp giảm kích ứng da, ngăn ngừa bùng phát trở lại.

Tránh căng thẳng

Căng thẳng có thể dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe, làn da của bạn cũng không ngoại lệ. Những người thường xuyên bị stress có thể làm cho sức đề kháng suy yếu, dễ gặp phải các tổn thương do bệnh ngoài da. Để giảm căng thẳng, bệnh nhân nên chú ý cân đối thời gian làm việc, nghỉ ngơi và tham gia các hoạt động khác.

Một số lưu ý khác

- Chọn lựa trang phục phù hợp với điều kiện thời tiết. Ưu tiên các loại trang phục mát mẻ, khô thoáng, thấm hút tốt để sử dụng vào mùa nóng.

- Tránh các thói quen xấu như: Cào, gãi vào vùng da bị chàm để tránh thương tổn nặng hơn, dẫn đến nhiễm khuẩn.

- Bổ sung đầy đủ nước và vitamin cần thiết cho làn da để tăng cường sức đề kháng.

Dược sĩ Đoàn Thu



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 10 mẹo trị chàm môi cực “thần thánh” bạn nên nắm rõ. CLICK NGAY!
    10 mẹo trị chàm môi cực “thần thánh” bạn nên nắm rõ. CLICK NGAY!

    Mẹo trị chàm môi là vấn đề mà rất nhiều người quan tâm tìm hiểu. Bạn có thể cải thiện các tổn thương, làm giảm triệu chứng, hạn chế tái phát nếu áp dụng đúng cách. Hãy tham khảo ngay 10 gợi ý dưới đây nhé!

  •  Biến chứng nguy hiểm bệnh viêm da cơ địa ở trẻ. Xem ngay!
    Biến chứng nguy hiểm bệnh viêm da cơ địa ở trẻ. Xem ngay!

    Viêm da cơ địa ở trẻ không đơn giản như nhiều bậc cha mẹ vẫn nghĩ, ngược lại, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm da cơ địa ở trẻ, các bậc cha mẹ hãy tìm hiểu để có thể phòng ngừa cho con nhé!

  • 3 bài thuốc Đông y chữa eczema CỰC HAY - Không xem thì ÂN HẬN CẢ ĐỜI
    3 bài thuốc Đông y chữa eczema CỰC HAY - Không xem thì ÂN HẬN CẢ ĐỜI

    Eczema (hay chàm, viêm da cơ địa) là một trong những bệnh phổ biến gây ra tình trạng viêm ngứa khó chịu. Bên cạnh các biện pháp cải thiện bệnh với những loại thuốc Tây, dân gian cũng thường áp dụng những biện pháp điều trị eczema bằng thuốc Đông y. Dưới đây là 3 bài thuốc điều trị bệnh eczema bằng thuốc Đông y mà bạn có thể tham khảo.

  • 4 thay đổi nhỏ - hiệu quả to cho người viêm da cơ địa
    4 thay đổi nhỏ - hiệu quả to cho người viêm da cơ địa

    Viêm da cơ địa là thể phổ biến nhất của bệnh chàm. Việc điều trị bệnh bên cạnh những biện pháp được bác sĩ chỉ định, có một số thay đổi rất đơn giản trong thói quen hàng ngày mà bạn có thể dễ dàng thực hiện nhưng có thể giúp giảm các triệu chứng bệnh hiệu quả.