Chữa bệnh chàm bằng diện chẩn đang là phương pháp được nhiều người quan tâm tìm hiểu. Liệu chữa bệnh chàm bằng diện chẩn có thực sự hiệu quả hay không? Phương pháp này có những ưu và nhược điểm gì? Cách thực hiện nó như thế nào? Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để có lời giải đáp nhé! CLICK NGAY!
Bệnh chàm là gì?
Chàm (eczema, viêm da cơ địa) là bệnh mạn tính, gây ngứa, dễ tái phát, tác động đến khoảng 10 – 30% dân số với triệu chứng thường gặp là các mảng hồng ban, mụn nước, rỉ dịch, đóng mày. Ở người lớn, tổn thương thường xuất hiện tại các nếp gấp, mặt duỗi chi. Ở trẻ nhũ nhi và trẻ em, mặt, cổ, mặt duỗi chi là vùng thường bị bệnh, mặt gấp chi có thể gặp tổn thương nhưng trừ nách và bẹn.
Có khá nhiều cách để cải thiện bệnh chàm. Trong đó, diện chẩn là phương pháp nghe khá “lạ tai” và không phải ai cũng biết đến. Vì thế, hãy cùng tìm hiểu để rõ hơn về nó nhé!
Chữa bệnh chàm bằng diện chẩn có hiệu quả không?
Trước khi tìm hiểu phương pháp chữa bệnh chàm bằng diện chẩn có hiệu quả hay không, hãy cùng xem định nghĩa cụ thể. Diện chẩn là phương pháp điều trị bệnh được Giáo sư Bùi Quốc Châu nghiên cứu và giới thiệu lần đầu vào năm 1980. Người sáng lập diện chẩn cho biết: Mỗi một điểm (huyệt đạo) trên mặt sẽ tương ứng với các bộ phận và cơ quan trong cơ thể. Khi tác động lên một số huyệt đạo nhất định, các bệnh ở những cơ quan tương ứng sẽ được chữa khỏi hoặc cải thiện phần nào - đây chính là cơ sở hoạt động của phương pháp diện chẩn.
Diện chẩn có thể giúp cải thiện nhiều bệnh lý, trong đó có các vấn đề về da như nổi mề đay, mẩn ngứa, chàm, vảy nến,… Tuy nhiên, phương pháp này chỉ góp phần làm giảm triệu chứng chứ chưa có ghi nhận đáng tin cậy nào về trường hợp chữa khỏi hoàn toàn bệnh chàm nhờ diện chẩn.
Ngoài ra, cách điều trị này thường chỉ hiệu quả trong những trường hợp nhẹ. Nếu bệnh nặng hoặc có dấu hiệu chuyển sang biến chứng, bạn không nên chỉ áp dụng phương pháp này.
Để thực hiện cách chữa bệnh chàm bằng diện chẩn, hãy tác động vào 6 vùng phản chiếu hệ bạch huyết từ 2 - 3 lần/ngày. Công cụ thường được sử dụng là cây sao chổi diện chẩn. Tùy từng cơ địa mà dùng đầu âm hay dương, thông thường nên chọn đầu âm để làm mát cơ thể, sau đó cần lắng nghe, theo dõi những phản ứng để điều chỉnh phù hợp.
Phương pháp chữa bệnh chàm bằng diện chẩn tuy có nhiều ưu điểm như: Khá an toàn, chi phí thấp,... nhưng cũng có nhược điểm không thể phủ nhận, đó là: Tốn thời gian và công sức thực hiện, chưa có bằng chứng nào cho thấy tác dụng chữa tận gốc bệnh, cần một thời gian nhất định mới bắt đầu cảm nhận được hiệu quả,...
Vì thế, để cải thiện bệnh chàm, hãy kết hợp với những phương pháp sau:
Tránh yếu tố nguy cơ
- Ga giường, bao gối, quần áo không được làm bằng len hoặc vải thô.
- Hút bụi nhà, vệ sinh đồ chơi và vật dụng trong phòng hàng tuần.
- Tránh nhiệt độ quá nóng, lạnh hoặc khô.
- Không dùng xà bông, chất tẩy rửa.
- Giảm stress, nghỉ ngơi hợp lý.
- Không nuôi thú, bày hoa tươi trong nhà.
- Tránh thức ăn gây dị ứng như: Trứng, đồ lên men, lạc, đậu, sữa bò.
- Ăn nhiều thực phẩm có chứa vitamin C, acid béo không bão hòa omega-6 và omega-3, sữa chua,...
Giữ ẩm da
- Tắm với nước nhiệt độ vừa phải, có thể dùng chất làm sạch nhẹ để tránh nhiễm trùng.
- Bôi chất giữ ẩm ngay sau tắm hoặc ngay sau khi bôi các thuốc khác để giữ nước cho da và giảm mất nước.
Sử dụng bộ đôi trong uống ngoài bôi từ thảo dược
Bộ đôi trong uống chứa sói rừng - ngoài bôi chứa kẽm salycilate rất an toàn. Vì thế, bạn không phải lo lắng về tác dụng phụ khi sử dụng. Bộ đôi này vừa giải quyết được nguyên nhân gốc rễ gây bệnh đó là sự suy yếu của hệ miễn dịch, lại cải thiện được triệu chứng, giúp dưỡng ẩm da, ngăn ngừa tái phát chàm hiệu quả.