Tìm hiểu về các nhóm tân dược điều trị viêm da cơ địa dị ứng phổ biến nhất

Các nhóm thuốc điều trị viêm da cơ địa dị ứng phổ biến nhất hiện nay là gì? Chúng có tác dụng như thế nào? Ưu và nhược điểm ra sao? Có cần lưu ý gì khi sử dụng hay không? Chắc hẳn, đây đều là những câu hỏi mà người mắc phải bệnh lý này thắc mắc. Hãy đọc ngay bài viết này để có câu trả lời chi tiết và chính xác nhất nhé!

Viêm da cơ địa dị ứng là gì?

Viêm da cơ địa dị ứng còn được biết đến với tên là eczema, chàm,... Bệnh có thể bị xác định nhầm do sự đa dạng trong dấu hiệu và chẩn đoán lâm sàng, đặc biệt khi người bệnh sử dụng nhiều đồ ăn, chế phẩm đa dạng.

Bệnh có yếu tố di truyền, huyết thống, thường xuất hiện ở những người hay bị hen suyễn, hen phế quản, viêm mũi dị ứng,... Theo nghiên cứu, có tới 36% trẻ bị  viêm da cơ địa dị ứng mắc kèm  bệnh hen. Chẩn đoán bệnh thường dựa trên lâm sàng và xét nghiệm nồng độ IgE trong máu.

Người mắc viêm da cơ địa dị ứng có triệu chứng điển hình là: Vùng da tổn thương trở nên khô, ngứa ngáy. Do gãi nhiều, khu vực đó trở nên dày, lichen hóa, có thể tạo nên vòng bệnh lý luẩn quẩn ngứa – gãi – ngứa, thậm chí tiến triển nặng hơn, dẫn đến bội nhiễm, khó điều trị, để lại di chứng sau này.

Theo giới chuyên gia, tình trạng viêm da cơ địa dị ứng thường có liên quan đến một số yếu tố sau đây:

- Do di truyền: Có tới 60% người mắc bệnh lý này là do di truyền.

- Do gen sinh sản filaggrin (protein có vai trò cân bằng độ ẩm trên da) bị đột biến.

- Do thực phẩm: Một số loại thức ăn (trứng cá, sữa, bột mì, lạc, đậu tương,...) có thể làm bệnh nặng thêm.

- Do độc tố của vi khuẩn tụ cầu vàng.

- Do thời tiết: Giai đoạn giao mùa (thu - đông, xuân – hè) thường hay bùng phát bệnh do thời điểm này thuận lợi cho vi khuẩn sinh nở, phát triển.

- Đối với những người bị dị ứng lông động vật, thú nuôi trong nhà cũng là nguyên nhân khiến bệnh nặng thêm.

Các nhóm tân dược điều trị viêm da cơ địa dị ứng hiện nay

Để điều trị viêm da cơ địa dị ứng, các chuyên gia sẽ dựa vào mức độ nặng – nhẹ của bệnh cũng như đặc điểm của từng cá nhân để kê đơn thuốc. Cụ thể như sau:

Với người bị tổn thương nặng, cấp tính và lan rộng:

- Thuốc chống ngứa, phổ biến nhất là nhóm thuốc kháng histamin đường uống như: Hydroxyzine, chlorpheniramine, levocetirizin, cetirizin,…

- Kháng sinh: Chỉ dùng cho người bị nhiễm khuẩn hay có nguy cơ nhiễm khuẩn. 

- Thuốc sát khuẩn: Dùng trong trường hợp thương tổn tiết dịch nhiều và nhiễm khuẩn. Thường dùng dung dịch thuốc tím 1/10.000 để tắm, giúp làm se và sát khuẩn cho da.

- Thuốc chống viêm (điển hình nhất là corticosteroid tiêm tĩnh mạch, đường uống hoặc dạng bôi): Thuốc dạng tiêm chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn, thuốc dạng bôi thường dùng cho đến khi da khô.

Người bệnh có thể dùng kết hợp với các loại vitamin như A, E, C hay kẽm cũng rất tốt cho việc phục hồi làn da. Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng các loại thuốc kể trên khi có chỉ định của chuyên gia. Tuyệt đối không tự ý sử dụng hoặc dùng thuốc kéo dài với liều lượng lớn để tránh các hậu quả đáng tiếc.

Với trường hợp thương tổn vừa và nhẹ, không cấp tính:

Khi đó, các chuyên gia có thể kê đơn corticosteroid đường uống hoặc không, tùy thuộc vào triệu chứng bệnh nặng hay nhẹ. Kết hợp corticosteroid đường uống và corticosteroid dạng bôi tại chỗ sẽ cho hiệu quả cao hơn. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể dùng thuốc kháng histamin đường uống để đỡ ngứa. Kết hợp với các loại vitamin A, C, E hay kẽm hỗ trợ cho da nhanh phục hồi.

Trường hợp bị thương tổn mạn tính:

Những thuốc điều trị tốt nhất trong trường hợp này là: Nhóm kháng histamin, corticosteroid kết hợp với salicylic 5% bôi tại chỗ. Trong trường hợp thương tổn khô: Bôi mỡ corticosteroid xen kẽ với thuốc không chứa corticosteroid (ví dụ như AHA) để làm mềm da và tránh tái phát. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể kết hợp dùng thuốc với một số vitamin như A, E, C để bệnh nhanh lành hơn. Kháng sinh như: Penicillin, amoxicillin,… cũng có thể được kê đơn.

Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị viêm da cơ địa dị ứng

Nếu muốn những loại thuốc này mang đến hiệu quả cao nhất thì người bệnh cần lưu ý một vài điểm sau:

- Dùng thuốc trị theo sự chỉ định của chuyên gia.

- Với loại thuốc bôi thì chỉ dùng cho vùng da bị tổn thương chứ không bôi rộng cả ra xung quanh. Bạn nên bôi một lượng vừa đủ, tránh trường hợp nôn nóng mà bôi quá nhiều làm da bị tổn thương, khiến bệnh nặng thêm.

Ưu điểm của thuốc tây trị viêm da cơ địa dị ứng

Tác dụng nhanh, cho hiệu quả giảm ngứa tức thời. Kháng sinh giúp phòng ngừa và điều trị bội nhiễm, tránh trường hợp da bị tổn thương nghiêm trọng, để lại sẹo.

Nhược điểm khi chữa viêm da cơ địa dị ứng bằng thuốc tây

- Nhóm kháng viêm: Có thể gây suy tuyến thượng thận; Tăng cân do giữ muối nước, mặt to, chân tay teo lại, da mỏng; Tăng huyết áp; Đái tháo đường; Hạ kali máu; Loét dạ dày - tá tràng; Suy giảm sức đề kháng; Mọc mụn trứng cá, rậm lông; Teo cơ; Đục thủy tinh thể, Tăng nhãn áp; Ảnh hưởng đến thần kinh; Loãng xương, Làm trẻ chậm phát triển chiều cao,…

- Nhóm kháng histamin: Tác dụng phụ gây buồn ngủ, buồn nôn và nôn, khô miệng, chóng mặt, lẫn lộn, mờ mắt, bí tiểu,...

- Nhóm kháng sinh: Nguy cơ bị kháng thuốc nếu dùng không đúng cách.

Tất cả các loại thuốc điều trị viêm da cơ địa dị ứng kể trên đều tiềm ẩn nguy cơ làm gia tăng gánh nặng lên hệ thống chuyển hóa và thải trừ của cơ thể, điều hình là gan, thận. Vì vậy, bạn chỉ nên dùng các loại thuốc này khi thực sự cần thiết!

Dược sĩ Đoàn Thu

 

Kem-lam-sach-da-Eczestop.webp



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 10 mẹo trị chàm môi cực “thần thánh” bạn nên nắm rõ. CLICK NGAY!
    10 mẹo trị chàm môi cực “thần thánh” bạn nên nắm rõ. CLICK NGAY!

    Mẹo trị chàm môi là vấn đề mà rất nhiều người quan tâm tìm hiểu. Bạn có thể cải thiện các tổn thương, làm giảm triệu chứng, hạn chế tái phát nếu áp dụng đúng cách. Hãy tham khảo ngay 10 gợi ý dưới đây nhé!

  •  Biến chứng nguy hiểm bệnh viêm da cơ địa ở trẻ. Xem ngay!
    Biến chứng nguy hiểm bệnh viêm da cơ địa ở trẻ. Xem ngay!

    Viêm da cơ địa ở trẻ không đơn giản như nhiều bậc cha mẹ vẫn nghĩ, ngược lại, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm da cơ địa ở trẻ, các bậc cha mẹ hãy tìm hiểu để có thể phòng ngừa cho con nhé!

  • 3 bài thuốc Đông y chữa eczema CỰC HAY - Không xem thì ÂN HẬN CẢ ĐỜI
    3 bài thuốc Đông y chữa eczema CỰC HAY - Không xem thì ÂN HẬN CẢ ĐỜI

    Eczema (hay chàm, viêm da cơ địa) là một trong những bệnh phổ biến gây ra tình trạng viêm ngứa khó chịu. Bên cạnh các biện pháp cải thiện bệnh với những loại thuốc Tây, dân gian cũng thường áp dụng những biện pháp điều trị eczema bằng thuốc Đông y. Dưới đây là 3 bài thuốc điều trị bệnh eczema bằng thuốc Đông y mà bạn có thể tham khảo.

  • 4 thay đổi nhỏ - hiệu quả to cho người viêm da cơ địa
    4 thay đổi nhỏ - hiệu quả to cho người viêm da cơ địa

    Viêm da cơ địa là thể phổ biến nhất của bệnh chàm. Việc điều trị bệnh bên cạnh những biện pháp được bác sĩ chỉ định, có một số thay đổi rất đơn giản trong thói quen hàng ngày mà bạn có thể dễ dàng thực hiện nhưng có thể giúp giảm các triệu chứng bệnh hiệu quả.