Một trong những cảm giác khó chịu mà chúng ta thường gặp chính là tình trạng da mặt bị ngứa, nổi mẩn đỏ và sần sùi. Đặc biệt trong thời gian giao mùa, thời tiết hanh khô hoặc khi da mặt tiếp xúc với các yếu tố gây kích ứng. Vậy tình trạng ngứa da là do đâu, cách điều trị cũng như chăm sóc da mặt khi đang bị bệnh như thế nào để an toàn và hiệu quả nhất? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn những thắc mắc trên.
Các triệu chứng điển hình của da mặt bị ngứa
Da mặt bị ngứa đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, thông thường chỉ gây ngứa ngáy, da sần sùi. Nhiều người thường lờ đi các triệu chứng của căn bệnh này. Làn da có thể gặp tổn thương nghiêm trọng nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.
Tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người và nguyên do gây bệnh, các triệu chứng ngứa da sẽ khác nhau. Thường gặp là:
- Da mặt ửng đỏ, cảm giác châm chích, khó chịu.
- Hai bên má có thể ngứa trước, cơn ngứa xuất hiện theo từng đợt.
- Da sần sùi, bong tróc.
- Có thể xuất hiện các mụn đỏ, nhỏ li ti hoặc nổi mụn nước.
Ngứa da gây khó chịu và bất tiện cho người bệnh
Nguyên nhân nào gây ra tình trạng da mặt bị ngứa và nổi mẩn đỏ?
Ngứa da mặt là một trong những bệnh da liễu khá phổ biến ở bất kỳ độ tuổi nào và không phân biệt giới tính. Ngứa là cơ chế tự bảo vệ của da trước những tác nhân gây kích ứng. Da người được xem là một cấu trúc tinh vi và hoàn thiện nhất trên cơ thể nhưng vô cùng nhạy cảm, dễ bị tổn thương.
Việc nhận biết được nguyên nhân của tình trạng ngứa da mặt hay da mặt bị sần sùi, nổi mẩn đỏ sẽ giúp xác định phương pháp điều trị phù hợp. Có 2 nguyên nhân chính khiến da mặt bị ngứa bao gồm yếu tố bên trong cơ thể và tác nhân bên ngoài môi trường, cụ thể:
Da khô
Da khô có thể do cơ địa bẩm sinh hoặc thời tiết hanh khô, độ ẩm trong không khí thấp, tuổi tác,... Tình trạng da khô ngứa, mẩn đỏ từ đó trở nên khá đặc trưng. Đặc biệt vào mùa đông, chênh lệch độ ẩm trong không khí dễ khiến da mặt mất đi lớp dầu tự nhiên, da bị khô. Điều này gây ngứa ngáy ngay cả khi không có tổn thương da, da bị viêm đỏ, sần sùi.
Dị ứng thời tiết
Biến đổi khí hậu toàn cầu đã khiến cho thời gian chuyển mùa ngày càng ngắn, nhiệt độ nóng - lạnh cũng vì thế mà thay đổi đột ngột. Da mặt trở nên mẫn cảm, dễ kích ứng, dẫn đến tình trạng châm chích, nổi mẩn đỏ.
Thông thường, ngứa da do dị ứng thời tiết sẽ khởi phát ở trán, hai bên má, cằm, sau có thể lan ra mũi, cổ,… Đa số những trường hợp da bị ngứa hay nổi mẩn đỏ vì dị ứng thời tiết thường tái phát hàng năm.
Một trong những nguyên nhân chính khiến da mặt bị ngứa là dị ứng thời tiết
Dị ứng với mỹ phẩm
Việc lựa chọn mỹ phẩm với thành phần không phù hợp với làn da hoặc thậm chí là vô tình mua phải những sản phẩm kém chất lượng có thể dẫn đến hậu quả là da bị dị ứng. Một số loại mỹ phẩm có thành phần chứa nhiều chì, xà phòng, paraben. Nếu sử dụng thường xuyên, các hóa chất này dễ dàng phá vỡ hàng rào bảo vệ da, khiến da bị bào mòn, mất đi độ đàn hồi, dẫn đến ngứa da hay nổi mẩn đỏ.
Tình trạng này thường xảy ra ở nữ giới vì họ là đối tượng sử dụng nhiều các loại mỹ phẩm. Song, ngứa da do dị ứng mỹ phẩm cũng có thể xảy ra ở trẻ em, như các loại phấn rôm, kem dưỡng ẩm. Đặc biệt ở trẻ sơ sinh, việc dùng sữa tắm hay các sản phẩm dưỡng ẩm da cần được lưu ý do các bé có làn da rất mỏng, dễ bị tổn thương.
Lựa chọn mỹ phẩm với thành phần không phù hợp với làn da hay vô tình mua phải những sản phẩm kém chất lượng làm da mặt bị ngứa
Thay đổi nội tiết tố
Ở độ tuổi dậy thì, đặc biệt trong thời gian mang thai, những thay đổi nội tiết tố có thể ảnh hưởng trực tiếp lên làn da. Sự sản sinh, kích thích của nội tiết tố làm thay đổi nồng độ estrogen trong máu, khiến da bị ảnh hưởng đáng kể.
Dị ứng thực phẩm
Đây cũng là một trong các nguyên nhân phổ biến gây tình trạng da mặt bị ngứa. Đối với một số người có cơ địa dị ứng thực phẩm thì khi hấp thu một loại thực phẩm nhất định nào đó, hệ thống miễn dịch sẽ lầm tưởng protein trong thức ăn trên là có hại và gây ra phản ứng. Thông thường, tình trạng da mặt ngứa ngáy do dị ứng với thực phẩm sẽ xuất hiện trong khoảng 2 giờ sau khi ăn. Một số loại thực phẩm dễ gây kích ứng da như: Hải sản biển (cá biển, cua, tôm,...), đậu phộng, nhộng tằm,…
>>>XEM THÊM: Tìm hiểu về các nhóm tân dược điều trị viêm da cơ địa dị ứng phổ biến nhất
Dị ứng thực phẩm cũng là một nguyên nhân phổ biến gây tình trạng da mặt bị ngứa
Vết cắn của côn trùng
Các loài côn trùng như muỗi, rệp, bọ,... có thể trở thành “thủ phạm” của tình trạng ngứa da nếu chúng cắn hoặc để lại chất độc trên da mặt. Vết côn trùng cắn ban đầu gây ngứa ngáy da mặt tại điểm bị cắn, sau đó có thể phát ban, mẩn đỏ và châm chích kéo dài.
Các nguyên nhân khác
Da bị ngứa hay sần sùi, nổi mẩn đỏ còn đến từ rất nhiều các tác nhân khác như: Tình trạng lão hóa da, dị ứng thuốc, da thiếu nước, mụn bọc,… hoặc yếu tố đến từ bên ngoài khác như khói bụi, lông vật nuôi, phấn hoa, hóa chất khi tiếp xúc với da,…
>>>XEM THÊM: Giải đáp thắc mắc: Bệnh viêm da tiếp xúc là gì? Xem ngay TẠI ĐÂY!
Những biến chứng nguy hiểm khi ngứa da mặt kéo dài
Ngứa ở da mặt là bệnh phổ biến, thường không gây nguy hiểm hay biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách, làn da của bạn sẽ phải chịu không ít những tổn thương:
- Da mặt bị kích ứng, thương tổn: Da mặt bị ngứa nhiều, gãi liên tục trên da có thể khiến da trầy xước, chảy máu, đau rát. Gãi có thể gây vết thương hở trên da, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, tăng nguy cơ bội nhiễm.
- Mất thẩm mỹ: Da mặt ngứa, chịu kích ứng có thể bị phù nề, mẩn đỏ, sần sùi, mất thẩm mỹ, từ đó khiến người bệnh tự ti. Ngoài ra còn có thể xuất hiện tình trạng đau nhức, gây ảnh hưởng đến tâm lý, sinh hoạt của bệnh nhân. Khi bệnh nhân gãi nhiều khiến da xước, tạo thành vết thương trên da. Nhiều trường hợp có thể để lại sẹo, vết thâm hoặc tình trạng chàm hóa,… gây mất thẩm mỹ, thời gian điều trị cũng kéo dài và tốn kém hơn.
- Cấu trúc da mặt tổn thương sau những kích ứng khiến da mất đi lớp bảo vệ, chịu tác động trực tiếp từ ánh nắng mặt trời, khói bụi,… từ đó làm gia tăng nguy cơ gây ung thư da.
- Tình trạng da lão hóa sớm: Các tầng biểu bì của da hình thành vết thương, dễ bị bong tróc, hệ miễn dịch trên da kém khiến da mất đi tính đàn hồi, dễ chảy xệ và lão hóa trước tuổi.
Da dần mất tính đàn hồi và dễ bị lão hóa sau tình trạng ngứa da
Làm thế nào để điều trị da mặt bị ngứa?
Hiện nay có rất nhiều cách để khắc phục làn da bị ngứa hay sần sùi, nổi mẩn đỏ. Nhận biết nguyên nhân chính xác gây bệnh cũng như căn cứ vào cơ địa và thể chất của từng người, chúng ta có thể dùng thuốc hoặc áp dụng các mẹo dân gian để chữa bệnh. Cụ thể:
Dùng mẹo để chữa ngứa da tại nhà:
+ Xay nhuyễn bột yến mạch để đắp mặt giúp giảm ngứa.
Công thức: Dùng khoảng 2 thìa cà phê bột yến mạch xay nhuyễn, thêm nước vừa đủ để hỗn hợp sệt lại. Rửa sạch mặt và đắp hỗn hợp trên da từ 10 đến 15 phút sau đó rửa lại bằng nước. Áp dụng 2 đến 3 lần một tuần.
+ Dùng nha đam: Rửa sạch mặt, lột vỏ 1 - 2 lá nha đam chỉ lấy phần thịt trắng bên trong. Thái mỏng phần thịt nha đam đắp trực tiếp lên mặt và để trong vòng 10 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.
+ Thấm miếng bông cotton (hoặc bông tẩy trang) vào nước lạnh sau đó đắp lên mặt để làm dịu cơn ngứa. Lặp lại quá trình trên trong tối đa là 10 phút.
+ Dùng bột trà xanh và dầu dừa: Trộn đều hỗn hợp 2 thìa cà phê trà xanh với 2 thìa dầu dừa. Rửa sạch mặt và thoa hỗn hợp trên lên. Để yên trong vòng 15 đến 20 phút rồi rửa lại bằng nước ấm.
+ Dùng baking soda: Hòa 2 muỗng cà phê baking soda với một lượng nước vừa để để tạo độ sệt. Thoa hỗn hợp lên vùng da bị ngứa. Sau 10 phút thì rửa lại bằng nước ấm.
Lưu ý: Không nên quá lạm dụng các phương pháp trên, tránh gây kích ứng ngược, khiến giảm hiệu quả điều trị ngứa da.
Bột yến mạch được xem như một nguyên liệu giúp giảm ngứa da mặt hiệu quả
Dùng thuốc để trị bệnh da liễu:
Người bệnh có thể sử dụng các sản phẩm thuốc chống dị ứng hoặc chống ngứa:
+ Thuốc kháng Histamin: Tác dụng chính của thuốc là ức chế sản sinh histamin trong cơ thể khi tiếp xúc với tác nhân gây kích ứng, giúp ngăn chặn và xoa dịu các kích ứng ngoài da.
+ Thuốc mỡ kháng sinh: Đây là nhóm thuốc hiệu quả khi sử dụng cho các trường hợp bệnh nhân bị ngứa da mặt do sử dụng mỹ phẩm, thực phẩm. Nhờ thành phần kháng sinh, thuốc có công dụng kháng viêm, giảm sưng phù và đồng thời ức chế sự sinh trưởng của các vi khuẩn gây kích ứng dưới da.
+ Thuốc Corticoid dạng bôi: Bằng cơ chế ức chế viêm và giảm lượng collagen trong da, các thuốc chứa corticoid ở dạng bôi như gel, thuốc mỡ,… có hiệu quả tác động khác nhau trong quá trình chữa trị ngứa da, dị ứng. Thông thường, loại thuốc này được dùng điều trị dị ứng cho các trường hợp viêm da mặt nặng.
Cần lựa chọn loại thuốc điều trị da mặt bị ngứa sao cho phù hợp với tình trạng bệnh
Một số lưu ý để tránh gặp tình trạng ngứa da
Ngoài các phương pháp điều trị da bị mẩn ngứa, sần sùi nêu trên, người bệnh cần chú ý điều chỉnh các thói quen sinh hoạt sao cho thật hợp lý. Một số chia sẻ của chuyên gia sẽ giúp bạn hạn chế phải đối mặt với tình trạng ngứa da như sau:
Luôn tắm bằng nước ấm: Sử dụng nước ấm vừa đủ khi tắm và rửa mặt, hạn chế sử dụng những sản phẩm chứa hương liệu mạnh, mùi thơm quá nồng dễ gây kích ứng da.
Tránh thay đổi nhiệt độ môi trường đột ngột: Ví dụ trong mùa hè oi bức, nếu bạn đang ngồi trong phòng điều hòa, trước khi ra ngoài hãy mở cửa ít phút để bản thân thích ứng với nhiệt độ ngoài trời rồi mới bước ra.
Thư giãn và thả lỏng bản thân: Khi gặp tình trạng stress, căng thẳng, da bạn sẽ càng ngứa ngáy và khó chịu. Thay vì để bản thân mệt mỏi bởi áp lực và làm nghiêm trọng thêm tình trạng ngứa da, hãy biết cân bằng cuộc sống để có sức khỏe thể chất lẫn tinh thần thật khỏe mạnh.
Rửa tay sạch trước khi chạm lên mặt có thể hạn chế vi khuẩn gây ngứa da
Luôn giữ ẩm cho làn da: Da mặt vốn là nơi vô cùng nhạy cảm trên cơ thể và cần sự chăm sóc kỹ lưỡng. Một làn da đủ ẩm sẽ tăng sức bảo vệ bạn trước các tác nhân nguy hại từ môi trường như ánh nắng mặt trời, bụi,… Tránh các nguồn nhiệt mạnh, che chắn da khỏi ánh nắng mặt trời kể cả vào mùa đông.
Dưỡng ẩm cho da mặt bằng kem dưỡng, thuốc mỡ, sữa dưỡng thể để tăng hoặc cân bằng độ ẩm trên da, giúp da luôn giữ được lớp dầu tự nhiên nhưng cũng không bị đổ dầu quá nhiều do thiếu nước.
Trong số đó, kem dưỡng ẩm là sự lựa chọn tối ưu nhất do có lợi thế là các thành phần từ thiên nhiên chứa kẽm, nano bạc. Trong một nghiên cứu năm 1999 được công bố trên tạp chí chuyên ngành, 73% số người bị ngứa da tham gia đã cải thiện được triệu chứng viêm da nhờ bổ sung 60mg kẽm/ngày và trong vòng 1 tháng. Không chỉ vậy, nhờ vào việc sử dụng dầu hạt neem, dầu dừa, chiết suất vỏ thân cây núc nác, kem dưỡng ẩm giúp đem lại hiệu quả điều trị ngứa da mặt vượt trội hơn.
Dưỡng ẩm đầy đủ cho da giúp tránh tình trạng ngứa da hiệu quả
Thông tin của bài viết mang tính chất tổng hợp và tham khảo. Trong quá trình đánh giá và thực hiện, nếu bạn cảm thấy có dấu hiệu bất thường trên da hãy ngưng sử dụng. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần thêm thông tin tham khảo, vui lòng để lại số điện thoại để được các chuyên gia tư vấn hỗ trợ.
Thông tin tham khảo
https://www.healthline.com/health/skin/itchy-skin-no-rash
https://www.healthline.com/health/itching
Dược sĩ Đoàn Thu