Bé bị chàm khô: Mẹo chữa và cách phòng ngừa hiệu quả tại nhà

Bé bị chàm khô gây tình trạng khô rát, nứt nẻ, ngứa ngáy ở da khiến trẻ cảm thấy khó chịu, quấy khóc. Bệnh có thể tự khỏi khi bé lớn lên nhưng nhiều trường hợp nếu không xử lý tốt có thể theo trẻ đến khi trưởng thành. Vậy bệnh chàm khô ở trẻ là gì? Cách xử trí hiệu quả như thế nào? Cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Bệnh chàm khô ở trẻ là gì?

Chàm khô ở trẻ là bệnh viêm da mạn tính làm cho da bị khô, đỏ, bong tróc, nứt nẻ, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến chảy máu, đau nhức khiến bé cảm thấy khó chịu, quấy khóc, khó ngủ, bỏ ăn,... Biểu hiện của bệnh chàm khô xuất hiện chủ yếu ở mặt, tay, chân, cổ, lưng.

Theo y học hiện đại, nguyên nhân bị chàm khô ở trẻ vẫn chưa được xác định cụ thể. Tuy nhiên, việc trẻ bị chàm khô có thể do một số nguyên nhân dưới đây:

  • Do gen di truyền: Tiền sử gia đình có người bị chàm, hen suyễn thì nguy cơ con của bạn mắc bệnh sẽ cao hơn.
  • Do hệ thống miễn dịch của trẻ bị rối loạn chức năng. 
  • Do một số yếu tố bên ngoài như: Khói bụi, ô nhiễm môi trường, thường xuyên tiếp xúc với hóa chất,...

Ở từng độ tuổi, trẻ sẽ có những biểu hiện khác nhau khi mắc bệnh chàm khô như:

  • Chàm khô ở trẻ sơ sinh (trẻ dưới 6 tháng tuổi): Chủ yếu xuất hiện ở cằm, má, trán, da đầu. Bệnh có thể lan ra các vùng da bị khô khác trên cơ thể. Vùng da bị bệnh có dấu hiệu mọc mụn nước, nổi ban hoặc nứt nẻ. 
  • Chàm khô ở trẻ nhỏ từ 6 đến 12 tháng: Chủ yếu xuất hiện ở đầu gối, khuỷu tay do trẻ đang trong giai đoạn tập bò. Ngoài ra cũng có thể xuất hiện ở những vị trí da bị trầy xước khác. 
  • Chàm khô ở trẻ từ 2 đến 5 tuổi: Chủ yếu xuất hiện ở các vùng da gấp nếp như đầu gối, khuỷu tay, mí mắt hoặc xung quanh miệng. Phần da bị chàm sẽ khô, đóng vảy và dày hơn chỗ da bình thường. 
  • Chàm khô ở trẻ trên 5 tuổi: Chủ yếu xuất hiện ở khuỷu tay, đầu gối, sau tai, tay. Phần da bị chàm sẽ đỏ, ngứa, gây khó chịu cho trẻ. 

Chàm khô ở trẻ tuy không gây nguy hiểm trực tiếp đến sức khỏe nhưng sẽ khiến bé khó chịu, quấy khóc, mệt mỏi, ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày. Đặc biệt ở các chỗ chàm khô có vết thương hở còn có thể dẫn đến nhiễm trùng, lở loét, làm cho tình trạng bệnh nặng thêm. Chính vì vậy, phụ huynh cần để ý quan sát các dấu hiệu ở trẻ để cho bé đi thăm khám y tế và có hướng điều trị phù hợp. 

tre-nho-bi-cham-o-mat-lam-da-do-kho.webp

Trẻ nhỏ bị chàm ở mặt làm da đỏ, khô

Bé bị chàm khô phải làm sao?

Việc điều trị cho bé bị chàm khô tập trung vào cải thiện triệu chứng. Bạn có thể sử dụng các phương pháp đông y, dân gian hoặc dùng thuốc tây y cho trẻ.

Theo phương pháp dân gian

Các biện pháp dân gian sử dụng nguyên liệu thiên nhiên nên lành tính, phụ huynh có thể an tâm sử dụng để cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa bùng phát cho trẻ. 

Gel lô hội

Gel lô hội được sử dụng phổ biến để cấp ẩm và làm dịu làn da. Ngoài ra, trong một nghiên cứu năm 2017 đã chứng minh rằng gel lô hội còn có tác dụng kháng khuẩn, giúp chữa lành vết thương, tăng cường hệ thống miễn dịch. Điều này giúp cải thiện hữu ích những vết chàm bị nứt, hở. 

gel-lo-hoi-co-tac-dung-cai-thien-trieu-chung-cham-da-o-tre.webp

Gel lô hội có tác dụng cải thiện triệu chứng chàm da ở trẻ

Giấm táo

Trong thành phần của giấm táo chứa các thành phần như: Isoflavones, flavonoid, carotenoid,... có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, kháng nấm. Do tính acid của giấm táo khá mạnh nên khi sử dụng cho trẻ bạn cần pha loãng với nước theo tỷ lệ 1:3. Sau đó dùng bông thấm và thoa trực tiếp vào da cho trẻ. 

Dầu dừa

Trong một nghiên cứu về đặc tính chống viêm và bảo vệ da của dầu dừa nguyên chất năm 2018 cho thấy rằng, nguyên liệu này có tác dụng cải thiện các triệu chứng rối loạn da, dưỡng ẩm, chống viêm, tăng cường chức năng hàng rào bảo vệ da. Bạn có thể tìm mua dầu dừa và bôi lên các vết chàm cho trẻ để cải thiện triệu chứng cũng như ngăn ngừa bệnh tái phát. 

Bạn cũng có thể lựa chọn một số kem bôi chính hãng chứa thành phần dầu dừa cùng với kẽm salycilate, dầu hạt neem, vỏ núc nác,... với công dụng làm sạch, làm mềm, dưỡng ẩm, kháng khuẩn để hỗ trợ cải thiện triệu chứng chàm khô. Tác dụng sẽ tăng lên khi có sự kết hợp giữa các nhóm thành phần giúp:

  • Làm sạch, mềm, dưỡng ẩm cho da: Chiết xuất lô hội, dầu dừa,…
  • Chống viêm, kháng khuẩn: Nano bạc, tinh dầu hạt neem, chitosan,...
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Kẽm salicylate, chiết xuất vỏ núc nác, dầu dừa,…
  • Tăng tái tạo da, chóng liền vết thương: kẽm salicylate, chitosan,...

Theo phương pháp tây y

Một số loại thuốc tây có thể được bác sĩ kê đơn để điều trị các triệu chứng của bệnh chàm bao gồm:

  • Thuốc kháng histamine: Thuốc có tác dụng giảm ngứa, chống dị ứng. Tuy nhiên, histamin có xu hướng gây buồn ngủ nên được sử dụng vào buổi tối giúp trẻ dễ ngủ và giảm nguy cơ gãi vào ban đêm.
  • Thuốc mỡ hoặc kem corticosteroid bôi tại chỗ: Có tác dụng chống viêm, giảm ngứa, giúp làm giảm các triệu chứng chính của bệnh chàm. Tuy nhiên, corticosteroid có nhiều tác dụng phụ đi kèm nên cần được sử dụng theo đúng khuyến cáo của bác sĩ. 
  • Thuốc kháng sinh: Khi trẻ có biểu hiện nhiễm trùng thì bác sĩ sẽ kê kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm khuẩn. 
  • Thuốc ức chế calcineurin tại chỗ: Thuốc có tác dụng ức chế các hoạt động của hệ miễn dịch, giúp giảm viêm, ngăn ngừa bùng phát chàm ở trẻ. 

thuoc-boi-tai-cho-co-tac-dung-chong-viem-giam-ngua-giup-cai-thien-trieu-cham-kho-o-tre.webp

Thuốc bôi tại chỗ có tác dụng chống viêm, giảm ngứa giúp cải thiện triệu chàm khô ở trẻ

Cách phòng ngừa bệnh chàm khô ở trẻ

Bên cạnh việc điều trị chàm khô ở trẻ, các mẹ nên tìm cách ngăn ngừa bệnh tái phát tại nhà. Phụ huynh nên lưu ý các vấn đề khi chăm sóc trẻ bị chàm khô và tạo không gian sạch sẽ thoáng mát. 

  • Tạo không gian an toàn tại nhà cho trẻ

Trẻ nhỏ thường hiếu động, hay nghịch ngợm các đồ vật trong nhà. Vì vậy, tạo một không gian thoải mái và an toàn sẽ giúp ngăn ngừa sự bùng phát bệnh chàm. 

  • Thường xuyên giặt chăn ga gối đệm, thảm, rèm

Ga giường, chăn, gối, thảm rèm là nơi chứa nhiều bụi bẩn, vi khuẩn nếu không được giặt giũ thường xuyên. Đây là một trong số các yếu tố làm nặng thêm bệnh chàm khô ở trẻ. Bạn nên thực hiện việc giặt chăn gối của trẻ ít nhất tuần 1 lần, giặt rèm ít nhất tháng 1 lần và sử dụng nước giặt nhẹ nhàng, dịu nhẹ cho da bé. 

  • Lông động vật và khói thuốc lá

Lông động vật nuôi trong nhà có thể là yếu tố khởi phát cơn ngứa ở trẻ bị chàm khô hay thậm chí gây bệnh hen khi bé có cơ địa dị ứng. Khi trẻ bị chàm thì bạn nên cân nhắc việc nuôi thú cưng trong nhà. 

Bạn cũng cần giữ cho trẻ tránh xa khói thuốc lá. Nếu có ai đang hút hoặc có ý định hút thuốc, phụ huynh cần yêu cầu họ không hút thuốc ở khu vực sinh hoạt của trẻ. 

  • Lựa chọn các sản phẩm làm sạch 

Hương liệu tạo mùi trong các sản phẩm làm sạch như sữa tắm, nước giặt, dầu gội,... có thể gây kích ứng, làm xuất hiện vết chàm trên da trẻ. Bạn nên lựa chọn các sản phẩm làm sạch không chứa mùi thơm, ít chất phụ gia. Các sản phẩm làm sạch nguồn gốc từ dầu thực vật (dầu dừa, dầu oliu) là lựa chọn an toàn cho trẻ. 

  • Lựa chọn quần áo cho trẻ bị chàm 

Các chất liệu nhân tạo hay vải tự nhiên dễ gây ngứa như len có thể là nguyên nhân làm bùng phát đợt ngứa ngáy. Bạn nên sử dụng các loại vải từ sợi tự nhiên, thoáng khí như vải 100% cotton để làm quần áo hay tã lót cho trẻ. Loại vải này sẽ giúp bảo vệ da, tránh gây cọ xát và mẩn ngứa cho trẻ.

vai-100-cotton-mem-mai-thoang-khi-tranh-gay-kho-chiu-ngua-ngay-cho-tre.webp

Vải 100% cotton mềm mại, thoáng khí tránh gây khó chịu, ngứa ngáy cho trẻ

Cách chăm sóc cho trẻ tránh bị chàm khô

Tình trạng chàm khô ở trẻ có thể được cải thiện và ngăn ngừa bùng phát nhờ chăm sóc đúng cách. 

  • Dưỡng ẩm thường xuyên 

Cung cấp đủ độ ẩm cho da là một phần quan trọng trong quá trình chăm sóc trẻ bị chàm khô, đặc biệt trong mùa đông. Sau khi trẻ tắm xong, phụ huynh có thể sử dụng kem dưỡng ẩm thoa đều lên da bé. Thuốc mỡ làm mềm da với lượng nước ít hơn kem dưỡng ẩm có thể là lựa chọn tốt hơn đối với bệnh chàm khô ở trẻ. 

Ngoài ra, việc sử dụng điều hòa trong mùa hè hay vào mùa đông khiến không khí trở nên khô hơn. Bên cạnh việc dưỡng ẩm cho trẻ thường xuyên, bạn có thể sử máy tạo ẩm để bổ sung độ ẩm không khí trong nhà. 

  • Tránh thay đổi nhiệt độ nhanh chóng

Sự thay đổi nhiệt độ nhanh chóng sẽ dễ làm cho da trẻ bị khô, đỏ, ngứa ngáy. Vào mùa đông, da của trẻ liên tục bị thay đổi nhiệt độ khi di chuyển sẽ làm da khô, nứt nẻ. Khi trẻ ra ngoài vào mùa đông, cần mang găng tay, khăn quàng cổ, mũ cho trẻ để tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột gây kích ứng da. 

  • Cố gắng để trẻ không gãi ngứa

Khi bị chàm khô, trẻ có thể cảm thấy ngứa ngáy khó chịu. Tuy nhiên, gãi ngứa có thể khiến cho bệnh trầm trọng hơn. Gãi ngứa sẽ gây trầy xước và làm hở các vết chàm, dễ làm cho da bị nhiễm trùng. Để hạn chế trầy xước và nhiễm khuẩn, bạn nên thường xuyên cắt móng tay cho trẻ. 

tre-gai-ngua-co-the-lam-tray-xuoc-vet-cham-khien-benh-tram-trong-hon.webp

Trẻ gãi ngứa có thể làm trầy xước vết chàm, khiến bệnh trầm trọng hơn

  • Ăn thực phẩm thân thiện với bệnh chàm

Một số loại thực phẩm nguồn gốc từ trứng, sữa, động vật có vỏ có thể gây dị ứng hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh chàm. Trong khi đó, các thực phẩm chứa probiotic, rau xanh có thể giúp giảm thiểu tình trạng. 

Chàm khô là bệnh viêm da phổ biến ở trẻ có thể gây tình trạng khô, nứt da, ngứa ngáy khó chịu. Tuy bệnh chàm không thể điều trị dứt điểm nhưng có thể cải thiện các triệu chứng bằng nhiều phương pháp. Để lại thông tin hoặc câu hỏi bên dưới nếu bạn còn thắc mắc bất kỳ điều gì về bệnh chàm khô ở trẻ. 

Nguồn tham khảo:

https://www.medicalnewstoday.com/articles/324228#_noHeaderPrefixedContent 

https://www.medicalnewstoday.com/articles/322422#outlook 

https://www.medicalnewstoday.com/articles/how-to-get-rid-of-eczema-on-face

Kem-lam-sach-da-Eczestop.webp



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 10 mẹo trị chàm môi cực “thần thánh” bạn nên nắm rõ. CLICK NGAY!
    10 mẹo trị chàm môi cực “thần thánh” bạn nên nắm rõ. CLICK NGAY!

    Mẹo trị chàm môi là vấn đề mà rất nhiều người quan tâm tìm hiểu. Bạn có thể cải thiện các tổn thương, làm giảm triệu chứng, hạn chế tái phát nếu áp dụng đúng cách. Hãy tham khảo ngay 10 gợi ý dưới đây nhé!

  •  Biến chứng nguy hiểm bệnh viêm da cơ địa ở trẻ. Xem ngay!
    Biến chứng nguy hiểm bệnh viêm da cơ địa ở trẻ. Xem ngay!

    Viêm da cơ địa ở trẻ không đơn giản như nhiều bậc cha mẹ vẫn nghĩ, ngược lại, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm da cơ địa ở trẻ, các bậc cha mẹ hãy tìm hiểu để có thể phòng ngừa cho con nhé!

  • 3 bài thuốc Đông y chữa eczema CỰC HAY - Không xem thì ÂN HẬN CẢ ĐỜI
    3 bài thuốc Đông y chữa eczema CỰC HAY - Không xem thì ÂN HẬN CẢ ĐỜI

    Eczema (hay chàm, viêm da cơ địa) là một trong những bệnh phổ biến gây ra tình trạng viêm ngứa khó chịu. Bên cạnh các biện pháp cải thiện bệnh với những loại thuốc Tây, dân gian cũng thường áp dụng những biện pháp điều trị eczema bằng thuốc Đông y. Dưới đây là 3 bài thuốc điều trị bệnh eczema bằng thuốc Đông y mà bạn có thể tham khảo.

  • 4 thay đổi nhỏ - hiệu quả to cho người viêm da cơ địa
    4 thay đổi nhỏ - hiệu quả to cho người viêm da cơ địa

    Viêm da cơ địa là thể phổ biến nhất của bệnh chàm. Việc điều trị bệnh bên cạnh những biện pháp được bác sĩ chỉ định, có một số thay đổi rất đơn giản trong thói quen hàng ngày mà bạn có thể dễ dàng thực hiện nhưng có thể giúp giảm các triệu chứng bệnh hiệu quả.