Bé bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì? Liệu mẹ đã biết việc thay đổi chế độ dinh dưỡng là một trong những biện pháp hỗ trợ hiệu quả để điều trị chàm sữa cho con hay chưa? Tìm hiểu về dấu hiệu, thực phẩm nên tránh và một số lưu ý cho mẹ khi chăm con bị chàm sữa trong bài viết sau đây.
Dấu hiệu bé bị chàm sữa mẹ nên lưu ý
Mặc dù ở mức độ thông thường, chàm sữa không quá nguy hiểm nhưng nếu kéo dài có thể dẫn đến các ảnh hưởng lớn đối với sức khỏe của bé. Chàm sữa ở trẻ thường xuất hiện một vài dấu hiệu đặc trưng như sau:
- Chân tay, mặt và đặc biệt là má, xuất hiện nhiều nốt mụn nước, phát ban, mẩn đỏ.
- Mụn nước vỡ, tạo thành phần vảy thô ráp, bề mặt da tấy đỏ.
- Trẻ bị ngứa ngáy, khó chịu, bỏ ăn, thậm chí là khó thở nếu dị ứng mạnh.
Bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh chủ yếu xuất phát từ chính nguồn dinh dưỡng, thực phẩm mà bé nạp vào cơ thể khi bú mẹ. Vì vậy, mẹ cũng nên xem xét và điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng cho phù hợp.
Vết chàm sữa tấy đỏ khiến trẻ sơ sinh ngứa ngáy, khó chịu
>>>XEM THÊM: Chàm sữa ở trẻ - Cùng mẹ tìm hiểu tất tần tật điều nên biết
Bé bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì?
Không chỉ riêng trẻ bị chàm sữa mà với tất cả các bé đang trong thời kỳ bú mẹ, sức khỏe của các con cũng bị ảnh hưởng rất lớn từ chất lượng nguồn sữa mẹ. Vì vậy, các mẹ luôn muốn xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp để bổ sung năng lượng, gián tiếp thúc đẩy sự phát triển khỏe mạnh của con. Đây chính là lý do vì sao các mẹ thường băn khoăn “bé bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì?”.
Các sản phẩm từ sữa
Hầu hết các mẹ bỉm sữa đều được khuyến khích sử dụng chế phẩm từ sữa để bổ sung vitamin D, B, canxi và protein trong quá trình nuôi con bú. Tuy nhiên, với những bà mẹ có con bị chàm sữa thì những sản phẩm này lại cần hạn chế. Bởi trong các chế phẩm từ sữa chứa một lượng lớn protein vô tình gây kích ứng nếu bé có cơ địa nhạy cảm hoặc khiến bệnh chàm ở trẻ trở nên nghiêm trọng hơn.
Đậu phộng
Đậu phộng hay lạc được biết đến là thực phẩm giàu dinh dưỡng, rất tốt cho các bà mẹ sau sinh. Tuy nhiên, nguyên liệu này lại chứa khá nhiều chất béo và tinh bột, dẫn đến khó tiêu ở mẹ, gây kích ứng ở con. Bởi vậy, các mẹ nên cân nhắc thật kỹ trước khi ăn đậu phộng sau sinh để tránh gây phát ban, dị ứng, khó chịu và các phản ứng không mong muốn khác ở trẻ.
Hải sản
Cho dù bé không bị chàm sữa thì hải sản cũng được quy vào hàng những thực phẩm mẹ không nên nạp vào ngay sau sinh, nhất là giai đoạn cho con bú. Bên cạnh protein có nguy cơ gây chàm sữa cao, trong hải sản tiềm ẩn nguy cơ chứa thủy ngân cũng như các chất có hại cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Thêm vào đó, chất tanh có trong hải sản cũng góp phần gây ra dị ứng cho trẻ, khiến tình trạng chàm sữa càng thêm nặng.
Hải sản là thực phẩm giàu đạm dễ khiến cho vết chàm sữa lan rộng
Đậu nành
Sữa đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành có chứa hàm lượng protein dồi dào. Đây có thể là nguồn dinh dưỡng tốt cho mẹ giai đoạn sau sinh nhưng cũng tiềm ẩn những nguy cơ gây kích thích, phản ứng phụ đối với trẻ, điển hình là làm nặng thêm bệnh chàm sữa ở bé.
Trứng
Một quả trứng có thể chứa từ 6-7 gam đạm, phù hợp cho những mẹ bỉm sau sinh. Tuy nhiên, nạp vào với lượng lớn lại có thể khiến cho những nốt chàm sữa của bé ngày càng tăng lên nhanh chóng.
Thịt bò
Thịt bò từ lâu đã được lựa chọn như một nguồn bổ sung protein phổ biến và hiệu quả dành cho các mẹ sau sinh. Tuy vậy, hàm lượng đạm cao trong thịt bò có thể khiến vết chàm sữa lan rộng và tăng triệu chứng dị ứng ở trẻ. Vì thế mẹ cũng không nên lạm dụng loại thực phẩm này trong thời kỳ cho con bú.
Nguồn đạm dồi dào có trong thịt bò khiến tình trạng chàm sữa càng nặng
Mỡ và nội tạng động vật
Mỡ động vật chứa nhiều chất béo gây khó tiêu cho mẹ và kích ứng đường ruột của bé. Nội tạng động vật chứa nhiều chất độc hại gián tiếp gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé thông qua nguồn sữa mẹ. Bởi vậy, khi bé bị chàm sữa, mẹ cũng nên hạn chế tối đa việc ăn mỡ và nội tạng động vật.
Các sản phẩm chứa chất phụ gia, phẩm màu
Không chỉ những mẹ có con bị chàm sữa mà tất cả các mẹ đang nuôi con bú cũng nên nói không với thực phẩm chứa phẩm màu và phụ gia. Những loại thực phẩm này không chỉ độc hại cho mẹ, cho con mà còn kích thích quá trình dị ứng và lây lan vết chàm sữa trên da của trẻ.
Một số lưu ý cho mẹ để phòng tránh chàm sữa ở trẻ tái phát
Một số lưu ý về chế độ dinh dưỡng và chăm sóc dưới đây sẽ giúp mẹ phòng tránh, cải thiện cũng như ngăn ngừa tình trạng chàm sữa ở trẻ tái phát:
Thay đổi chế độ ăn uống
Để phòng tránh chàm sữa ở trẻ tái phát, mẹ hãy sử dụng các thực phẩm an toàn, lành mạnh và không gây dị ứng để có một nguồn sữa an toàn tối đa cho con. Vậy khi bé bị chàm sữa mẹ nên ăn gì để tránh tái phát? Các mẹ có thể tham khảo ngay một số loại thực phẩm sau đây:
- Các loại cá béo (cá hồi, cá thu, cá trích,...).
- Bổ sung vitamin, khoáng chất thiết yếu (vitamin C, magie,...).
- Rau xanh (rau ngót, súp lơ, củ cải đường,...).
- Thịt nạc lợn, gà.
- Tỏi (~ 5g/tuần).
Cá hồi chứa nhiều omega-3 giúp ngăn ngừa chàm sữa tái phát
Sử dụng men vi sinh trong thai kỳ và thời gian cho trẻ bú mẹ
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hệ thống miễn dịch không tốt một phần nằm ở sự mất cân bằng của hệ tiêu hóa và vi khuẩn đường ruột. Điển hình như bệnh chàm sữa ở trẻ cũng xuất hiện khi bé xảy ra phản ứng kháng lại một số thành phần có trong nguồn dinh dưỡng được cung cấp. Sử dụng men vi sinh sẽ giúp hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường sức khỏe đường ruột, từ đó giảm, tránh tình trạng chàm sữa ở bé. Các mẹ có thể bổ sung men vi sinh vào những tháng cuối thai kỳ và sau sinh khoảng 2-3 tháng.
Cải thiện tình trạng chàm sữa với sản phẩm chứa kẽm salicylate
Nghiên cứu vào năm 2014 được thực hiện bởi Mrinal Gupta và cộng sự tại Ấn Độ đã chỉ ra rằng, kẽm có đặc tính chống viêm và tăng tái tạo biểu mô, hỗ trợ tốt trong điều trị bệnh chàm (eczema). Vì vậy, sản phẩm chứa thành phần kẽm salicylate là lựa chọn hoàn hảo để tăng cường hiệu quả điều trị ở các bệnh về da như viêm da cơ địa hay chàm sữa.
Thêm vào đó, sản phẩm có sự xuất hiện của nano bạc, chitosan, dầu dừa, chiết xuất vỏ núc nác, tinh dầu hạt neem, vừa giúp sát khuẩn chống viêm, tăng cường hệ miễn dịch lại có thể giữ ẩm, làm sạch vảy, sạch bong tróc da,...
Bởi vậy, ngoài việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sử dụng men vi sinh như một phương pháp phòng ngừa, các mẹ có con bị chàm sữa nên tham khảo sản phẩm hỗ trợ điều trị chứa thành phần kẽm salicylate để tăng cường hiệu quả.
Kẽm có đặc tính chống viêm và tăng tái tạo biểu mô, hỗ trợ điều trị bệnh chàm
>>>XEM THÊM: Bé bị chàm sữa bao lâu thì hết? Thông tin cha mẹ không thể bỏ lỡ
Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi “Bé bị chàm sữa mẹ kiêng ăn gì?”. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng để lại số điện thoại hoặc câu hỏi dưới phần bình luận, bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ, tư vấn đến từ các chuyên gia.
Nguồn tham khảo
https://myitchychild.com/foods-cause-eczema-breastfed-babies/
https://balmonds.co.uk/blogs/blog/can-a-breastfeeding-mom-s-diet-affect-her-babys-eczema