Chàm là một trong số những bệnh lý da liễu phổ biến. Mặc dù bệnh chàm không gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe nhưng nó lại ảnh hưởng đến thẩm mỹ và gây ra những bất tiện cho người mắc trong cuộc sống hàng ngày. Vậy làm thế nào để phòng ngừa và điều trị bệnh chàm hiệu quả? Cùng nhau tìm hiểu ở bài viết dưới đây.
Bệnh chàm (eczema) là gì?
Bệnh chàm (eczema) là một loại viêm da cơ địa thường kéo dài dai dẳng, khó điều trị dứt điểm và dễ tái phát. Tình trạng này khiến da trở nên khô, đỏ, ngứa, da xuất hiện vảy và nổi mụn. Chàm chủ yếu khởi phát ở trẻ nhỏ và có thể kéo dài đến khi trưởng thành. Tùy thuộc vào từng giai đoạn mà chàm sẽ gây ra những tổn thương khác nhau. Chàm thường xuất hiện ở các nếp gấp của da như mặt sau của cánh tay, đầu gối hay kẽ ngón tay. Một số thể chàm phổ biến là:
- Tổ đỉa: Lòng bàn tay và lòng bàn chân bị kích ứng, xuất hiện mụn nước dưới da gây ngứa.
- Chàm do dị ứng tiếp xúc: Da tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây dị ứng khiến khu vực tiếp xúc mẩn đỏ, ngứa và rỉ mủ. Các chất độc này khiến hệ miễn dịch của cơ thể chống lại. Thường là mỹ phẩm, niken hay cây thường xuân có độc.
- Viêm da thần kinh (liken hóa): Các vị trí như đầu, chân, cổ tay, cánh tay của người bệnh xuất hiện những mảng da khô và tróc ra gây ngứa.
- Chàm đồng tiền (hay chàm đồng xu): Da có các đốm kích ứng có hình dạng giống đồng xu. Các đốm này sẽ đóng vảy và lan rộng ra khiến người bệnh ngứa ngáy.
- Viêm da tiết bã: Vị trí viêm thường ở trên lông mày, da hai bên cánh mũi, vùng sau tai, háng, giữa ngực. Da màu hơi vàng và có dầu, da bong tróc từng mảng.
- Viêm da ứ đọng: Vị trí kích ứng thường nằm ở vùng đầu gối, xảy ra do bất thường khi lưu thông máu.
Một số các thể điển hình của chàm
Triệu chứng của bệnh chàm
Từng thể chàm sẽ có triệu chứng khác nhau. Những dấu hiệu thường gặp ở nhiều thể bệnh nhất là:
Giai đoạn hồng ban (da bị đỏ và tấy)
Triệu chứng đầu tiên và phổ biến nhất là vùng da bệnh bắt đầu xuất hiện những mảng da màu đỏ, vảy nến màu hồng. Người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, nóng rát ở vùng da bị tổn thương. Ở giai đoạn này, người bệnh thường chủ quan và không đi khám.
Triệu chứng đầu tiên và phổ biến nhất là vùng da bệnh bắt đầu xuất hiện những mảng da màu đỏ, vảy nến màu hồng
Giai đoạn xuất hiện các mụn nước li ti
Giai đoạn tiếp theo của bệnh, tùy vào mức độ mà các mảng mụn nước sẽ xuất hiện với kích cỡ khác nhau (thường là 1-2mm, đùn từ dưới lên). Khi người bệnh gãi hoặc chà xát sẽ làm vỡ dịch mụn bên trong. Các nốt mụn nước sẽ lan ra, xuất hiện thành từng mảng. Nếu mụn không vỡ, sau một thời gian sẽ khô lại và bong vảy.
Giai đoạn tiếp theo của chàm là các mảng mụn nước sẽ xuất hiện với kích cỡ khác nhau (thường là 1-2mm, đùn từ dưới lên).
Giai đoạn đóng vảy tiết
Khi các mụn nước bị vỡ, da khô lại và bong tróc dần những mảng nhỏ. Khi các vùng da này bị bong ra, lộ ra lớp da non mỏng, nhẵn, bóng giống như vỏ hành và hơi sẫm màu. Giai đoạn này kéo dài từ 1-3 ngày.
Khi các mụn nước do chàm gây ra bị vỡ, da khô lại và bong tróc dần những mảng nhỏ.
Giai đoạn hằn cổ trâu (liken hóa)
Đây là biểu hiện bệnh khi chàm tiến triển lâu ngày. Da của người bệnh ngày càng sẫm màu, bề mặt xù xì, sờ vào thấy thô ráp, cứng cộm. Quá trình này gọi là liken hóa hay hằn cổ trâu.
Mặc dù các triệu chứng này có thể tự giảm dần, nhưng bệnh sẽ không khỏi hẳn mà cứ kéo dài dai dẳng. Người mắc có nguy cơ tái phát trở lại bất cứ khi nào gặp các tác nhân gây bệnh.
Liken hóa hay hằn cổ trâu là biểu hiện bệnh khi chàm tiến triển lâu ngày.
Nguyên nhân gây ra bệnh chàm
Hiện nay, vẫn chưa có kết luận chính xác về nguyên nhân gây ra bệnh chàm. Nhiều nghiên cứu cho rằng, nguyên nhân bệnh chàm hình thành là do sự gia tăng các kháng nguyên trong các tế bào lympho và huyết tương. Theo thống kê, nguyên nhân dẫn đến bệnh chàm có thể do:
Di truyền
Chàm là bệnh có khả năng di truyền cao. Nếu trong gia đình có người bị chàm thì bạn nên đi khám để phát hiện sớm mầm mống của bệnh. Một tỷ lệ lớn trẻ em bị chàm nặng do di truyền sẽ mắc các bệnh khác như hen suyễn hoặc dị ứng.
Môi trường sống
Trẻ em sống trong môi trường đô thị, nhiều ô nhiễm và khói bụi hay nơi khí hậu lạnh có nguy cơ mắc bệnh chàm nhiều hơn so với những trẻ em khác.
Căng thẳng
Yếu tố thần kinh căng thẳng cũng là nguyên nhân chính ảnh hưởng tới bệnh chàm. Bệnh sẽ trầm trọng hơn nếu người bị chàm thường xuyên căng thẳng, lo âu, stress hay có những chấn thương tâm lý.
Căng thẳng, lo âu làm bệnh chàm trở nên trầm trọng hơn
Các nguyên nhân khác
Sức khoẻ và sức đề kháng yếu là nguyên nhân khiến chàm dễ tái phát và nhanh chóng chuyển biến xấu. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống thiếu cân bằng, ăn nhiều đồ ăn cay nóng, có độ đạm cao, thiếu hụt vitamin sẽ làm cho người bị chàm luôn ngứa ngáy và vết thương lâu lành hơn.
Một số các nguyên nhân gây ra chàm khác có thể kể đến như rối loạn nội tiết (bệnh tuyến giáp); hàng rào bảo vệ da bị tổn thương tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập. Trẻ em sinh ra ở những người mẹ lớn tuổi có khả năng mắc bệnh chàm cao hơn so với các trẻ khác.
>>>XEM THÊM: Chàm khô và chàm ướt - Bạn đã biết cách phân biệt chúng chưa?
Điều trị chàm da như thế nào?
Bệnh chàm để lại nhiều khó chịu và bất tiện cho cuộc sống sinh hoạt của người mắc. Việc bạn cần làm là xin ý kiến bác sĩ hay các chuyên gia da liễu để lập một kế hoạch giúp kiểm soát các cơn ngứa và ngăn chặn bệnh lây lan. Có 4 mục tiêu chính trong điều trị bệnh:
- Kiểm soát các cơn ngứa.
- Làm lành và phục hồi da.
- Ngăn chặn các đợt bùng phát trở lại.
- Ngăn ngừa nhiễm trùng.
Các phương pháp điều trị phụ thuộc vào tuổi, tiền sử, tình trạng bệnh và triệu chứng cụ thể. Bạn có thể lựa chọn một trong các phương pháp điều trị hoặc phối hợp nhiều phương pháp để đạt được kết quả tốt nhất.
Một số loại thuốc trong điều trị chàm da
Thuốc điều trị
- Kem bôi, dung dịch, gel, thuốc mỡ chứa corticosteroid: Hydrocortisone không kê đơn thường được bác sĩ khuyên sử dụng đối với các thể bệnh chàm nhẹ. Liều thuốc phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Bác sĩ có thể kê liều cao hơn cho bệnh nhân đã lên vảy da dày. Tác dụng phụ của thuốc sẽ gây mỏng da và rạn da, nặng hơn là suy thượng thận.
- Thuốc kháng histamin: Thuốc có 2 nhóm chính là thuốc kháng histamin thế hệ 1 (Promethazin, Diphenhydramin, Clorpheniramin…) và thuốc thế hệ 2 (Cetirizin, Loratadin, Fexofenadin…). Thuốc kháng histamin thế hệ 1 gây buồn ngủ nhiều hơn so với thế hệ 2. Thuốc chỉ giúp giảm sự ngứa ngáy, không có tác dụng điều trị nên chỉ nên dùng từ 3-5 ngày.
- Thuốc kháng sinh: Trong trường hợp người bệnh gãi quá nhiều gây ra tình trạng nhiễm khuẩn. Một số kháng sinh sẽ được bác sĩ chỉ định để điều trị và phòng bội nhiễm như: Cephalosporin, amoxicillin, Erythromycin, Tetracyclin.
Liệu pháp ánh sáng
Tia cực tím (UV) có thể giúp điều trị bệnh chàm từ trung bình đến nặng. Tia UV làm cho hệ thống miễn dịch không phản ứng quá mức trên da. Nhưng sử dụng liệu pháp này quá nhiều sẽ gây tăng lão hóa và ung thư da. Vì vậy, bác sĩ da liễu sẽ lựa chọn liệu trình cường độ ánh sáng thấp nhất có thể và theo dõi sát sao.
Kem dưỡng ẩm: Dưỡng ẩm thường xuyên là lưu ý quan trọng đối với những người mắc bệnh chàm. Bên cạnh việc luôn giữ cho môi trường sống không quá khô, người bệnh cần sử dụng kem dưỡng ẩm thường xuyên.
Đặc biệt, trong quá trình điều trị, người bị chàm nên sử dụng các sản phẩm hỗ trợ chuyên biệt từ tự nhiên mang lại hiệu quả rất tốt. Các sản phẩm chứa thành phần như kẽm (cải thiện tình trạng viêm), dầu dừa (chứa các vitamin có tác dụng phục hồi, kháng khuẩn), nano bạc (kiểm soát tốc độ trao đổi hơi nước, chống viêm và giảm nguy cơ bị bội nhiễm), tinh dầu hạt neem (giảm viêm rất tốt trong điều trị chàm da, vảy nến, mụn trứng cá,..) giúp nhanh liền sẹo và cải thiện độ đàn hồi của da.
Dưỡng ẩm da tay thường xuyên kết hợp sử dụng các sản phẩm hỗ trợ phục hồi da cho người bệnh chàm
Hướng dẫn chăm sóc chàm da tại nhà
Một số phương pháp chăm sóc làn da bị chàm đơn giản tại nhà sau đây người bệnh có thể dễ dàng thực hiện để tránh tình trạng trở nặng hoặc ngăn ngừa tái phát:
Chỉ tắm bằng nước ấm
Một số người thích cảm giác tắm nước nóng để cơ thể sảng khoái. Tuy nhiên, nước nóng làm khô da và hoàn toàn không tốt cho người bệnh chàm. Hãy tắm bằng các loại sữa tắm dành cho da nhạy cảm hay sữa tắm em bé thay vì các loại sữa tắm có mùi thơm. Không nên dùng các sản phẩm tẩy tế bào chết dạng hạt như muối tắm hay bã cà phê. Nên thấm nước nhẹ nhàng bằng khăn mềm.
Bôi kem dưỡng ẩm hàng ngày
Bôi kem dưỡng ẩm ngay sau khi bạn tắm hoặc rửa tay. Sử dụng những kem dưỡng ẩm không có hương liệu sẽ lành tính hơn cho người bệnh chàm. Bạn có thể bôi kem dưỡng ẩm vào tay và chân vào ban đêm rồi đeo găng tay vải hoặc tất để giữ ẩm cho da. Găng tay và tất cũng giúp vết thương của bạn không bị trầy xước khi ngủ.
Tránh tắm và rửa tay quá nhiều
Với những người bị bệnh chàm, da tay và cơ thể lúc nào cũng nên đủ ẩm. Bạn nên sử dụng những sản phẩm rửa tay có các chất cấp ẩm cho da và không nên dùng nước rửa tay chứa cồn.
Hạn chế tiếp xúc với các chất gây kích ứng da
Trước khi sử dụng chất tẩy rửa gia dụng, bột giặt, xà phòng thơm, sữa tắm, mỹ phẩm và những hoá chất khác, bạn nên tìm hiểu kỹ thành phần. Tốt nhất bạn nên sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên hoặc dành cho da nhạy cảm.
Một số chế độ chăm sóc dành cho người bệnh chàm sau điều trị
Chọn quần áo có chất liệu cotton, vừa vặn và thoải mái
Quần áo có chất liệu từ len hay sợi tổng hợp có thể gây kích ứng. Hãy luôn giặt quần áo mới mua về trước khi mặc. Sử dụng loại xà phòng giặt không mùi và giặt thật sạch.
Tránh để bản thân quá nóng
Mồ hôi khi chảy vào các vết chàm có thể làm bạn ngứa và xót. Sau khi tập luyện thể thao hay hoạt động ngoài trời, hãy tắm lại ngay bằng nước ấm.
Tránh xa các nguyên nhân làm bạn dị ứng
Nhiều người bệnh chàm bị dị ứng với các thành phần như phấn hoa, mạt bụi, lông động vật và nấm mốc. Cố gắng vệ sinh nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ.
Cố gắng không gãi
Khi cảm thấy ngứa ngáy không kiểm soát đuợc, hãy chườm lạnh lên da. Nếu bệnh chàm của bạn nặng, sau khi bôi kem dưỡng da hoặc thuốc, hãy thấm một ít nước lạnh vào miếng gạc rồi đắp lên vết thương.
- Cố gắng không căng thẳng: Tức giận và căng thẳng sẽ khiến cho bạn ngứa và gãi nhiều hơn. Bạn có thể tham gia các lớp yoga hoặc thiền để thư giãn tâm trí.
- Sử dụng các loại kem bôi có chiết xuất từ thiên nhiên lành tính để giữ ẩm và bảo vệ cho da như chiết xuất lá neem, chiết xuất vỏ thân cây núc nác, dầu dừa,...
Người bệnh chàm nên hạn chế gãi và làm tổn thương da
Một số câu hỏi thường gặp
“Khi nào nên đi khám?”; “Bệnh chàm có lây không?”; “Bệnh chàm có khỏi được không?” là những câu hỏi nhiều người quan tâm. Chuyên gia da liễu sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.
Khi nào người mắc bệnh chàm nên đi khám bác sĩ?
Nên đi khám ngay nếu bạn có những vết xước ra, nứt da nghiêm trọng kèm lở loét và chảy máu. Các tổn thương rách ra hay vết phát ban lan rộng làm đổi màu da hoặc gây đau đớn. Nặng hơn là các dấu hiệu của nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập như: Đau, sưng đỏ các vết thương, xu hướng lan rộng ra. Các vết thương có dịch mủ và bạn sốt trên 38 độ C.
Bệnh chàm có khỏi được không?
Đối với những người mắc bệnh chàm da, hàng rào bảo vệ da của họ đã bị phá vỡ, dẫn đến tình trạng da dễ tổn thương, khô nứt. Hiện tại, chưa có cách chữa khỏi vĩnh viễn chàm da nhưng bạn hoàn toàn có thể tránh cho bệnh tái phát trở lại bằng chế độ chăm sóc và sinh hoạt điều độ, hợp lý.
Bệnh chàm có lây không?
Thông thường, khi thấy bản thân bị chàm, người bệnh và người nhà thường có xu hướng lo lắng rằng chàm sẽ lây cho người khác. Thực tế, việc người trong cùng một nhà thường hay bị chàm là do bệnh có tính di truyền. Nếu người mẹ trong thời gian mang thai đang bị chàm thì con sinh ra cũng có khả năng cao.
Nếu không được điều trị kịp thời và chăm sóc đúng cách, các nốt chàm sẽ lây lan ra nhiều bộ phận trên cơ thể, điển hình như mặt, mũi, chân, tay,...
Đi khám bác sĩ khi các vết thương do chàm có dấu hiệu nhiễm trùng
Một chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh không những giúp cho những người mắc giảm thiểu tối đa những bất tiện do bệnh chàm gây ra mà còn ngăn khả năng tái phát. Đừng quên thực hiện các phương pháp được chuyên gia khuyến cáo hàng ngày cùng với bôi kem dưỡng ẩm thường xuyên. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào về bệnh chàm, vui lòng để lại thông tin dưới đây. Chuyên gia sẽ gọi điện tư vấn cho bạn.
Nguồn tham khảo:
Eczema (Atopic Dermatitis): Causes, Treatment & Symptoms
Eczema - causes, symptoms, treatment.
Eczema Causes and Atopic Dermatitis Risks: Genetics, Environment, and More