Bệnh chàm khô ở chân: Nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm

Chàm khô ở chân là bệnh lý không còn xa lạ, gây tâm lý tự ti và trở ngại cho cuộc sống của người mắc. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị bệnh đúng để loại bỏ âu lo về tình trạng chàm ở chân, tìm lại sự tự tin

Chàm khô ở chân là bệnh gì?

Chàm khô là tình trạng viêm da thuộc nhóm bệnh lý chàm (eczema) xuất hiện phổ biến ở da chân, tay. Người mắc chàm khô thường có những biểu hiện điển hình như nứt nẻ chân tay, bong tróc da, bệnh lý có thể trở nặng gây chảy máu nhất là khi thời tiết khô hanh.

Chàm khô chỉ làm xuất hiện triệu chứng ngoài da, không ăn sâu vào trong gây tổn thương những vùng khác. Tuy nhiên, nếu không được điều trị sớm và triệt để, những vết chàm khô tại chân có thể gây nhiều trở ngại cho người mắc. Chúng khá thiếu thẩm mỹ, khiến người bệnh mất tự tin. Hơn nữa, vết chàm có thể xuất hiện xung quanh bàn chân, gây khó khăn cho việc đi lại.

benh-cham-kho-o-ban-chan---benh-da-lieu-pho-bien-hien-nay.webp

Bệnh chàm khô ở bàn chân - Bệnh da liễu phổ biến hiện nay


 >>>XEM THÊM: Chàm khô và chàm ướt - bạn đã biết cách phân biệt chúng chưa?

Nguyên nhân dẫn đến chàm khô ở chân

Cho tới nay, chưa có đủ bằng chứng rõ ràng về nguyên nhân dẫn đến chàm khô ở chân. Các chuyên gia cho rằng, chàm khô hình thành do sự thay đổi miễn dịch từ bên trong cơ thể kết hợp với những tác động do yếu tố bên ngoài.

Nguyên nhân từ trong cơ thể

Một số nguyên nhân bắt nguồn từ cơ thể dẫn đến tình trạng chàm khô ở chân như:

Do di truyền: Thống kê cho thấy, một tỷ lệ nhỏ người bị chàm khô tại chân có dấu hiệu di truyền từ những người cận huyết như: Bố mẹ, ông bà… Tuy nhiên, yếu tố di truyền thường không phải nguyên nhân chính gây bệnh chàm khô ở chân.

Do cấu trúc da: Cấu trúc da người khá phức tạp, bao gồm 3 lớp: Biểu bì, trung bì và hạ bì với cấu trúc phân tầng, đảm nhiệm vai trò quan trọng, là lớp bảo vệ đầu tiên của cơ thể. Các nghiên cứu cho thấy rằng, lớp biểu bì (sừng hóa) ở người mắc chàm khô thường thiếu đi protein filaggrin – yếu tố thiết yếu giúp ngăn thoát nước và giữ ẩm cho làn da.

Do tác động từ bên ngoài

Do ma sát cơ học: Các trường hợp chàm khô ở chân có thể xuất phát từ nguyên nhân bên ngoài, do tác động cơ học như: Kỳ cọ, chà xát, ngâm chân nước quá nóng hoặc quá lạnh.

Do da tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng: Xà phòng, nước giặt, dung môi và hóa chất trong quá trình sản xuất có thể là những dị nguyên gây nên bệnh lý chàm khô. Đặc biệt, chân là vùng da có tỷ lệ tiếp xúc với các yếu tố trên lớn nhất, gây giải phóng chất trung gian hóa học, hoạt hóa cơ chế dị ứng của cơ thể, hình thành những tổn thương chàm.

Do nhiễm nấm: Bàn chân là vùng có nguy cơ cao do cường độ tiếp xúc lớn, đặc biệt là với bùn đất. Ngoài ra, tuyến dầu nhờn bài tiết khá nhiều ở chân, là môi trường thuận lợi cho sự tồn tại và phát triển của nấm và vi khuẩn gây bệnh.

Dấu hiệu cho thấy bạn đang bị chàm khô ở chân

Chàm khô ở chân là bệnh lý không khó phát hiện, gây nên những tổn thương lâm sàng tại vùng da chân với một số triệu chứng điển hình như:

  • Da vùng chân xuất hiện những chấm tổn thương màu đỏ hồng. Cần phân biệt với nốt phát ban do sốt xuất huyết bởi chàm khô là bệnh lý ngoài da, không có triệu chứng sốt cao điển hình.
  • Da vùng chân có thể bị phù nề, ranh giới rõ ràng.
  • Người mắc bệnh chàm khô ban đầu có thể xuất hiện mụn nước. Mụn vỡ đóng thành vảy kèm triệu chứng đau rát, ngứa ngáy nhiều tại vùng da chân tổn thương. Vảy khô màu hồng là một trong những triệu chứng điển hình của chàm khô ở chân. Vảy bong tróc thành từng mảng gây thiếu thẩm mỹ.
  • Một số trường hợp, chàm khô vùng bàn chân có thể gây biến chứng trên móng chân, đổi màu hoặc biến dạng móng.

tinh-trang-da-xuat-hien-nhung-cham-ton-thuong-mau-do-hong-la-dau-hieu-dau-tien-cua-cham-kho-o-chan.webp

Tình trạng da xuất hiện những chấm tổn thương màu đỏ hồng là dấu hiệu đầu tiên của chàm khô ở chân

Bệnh chàm khô ở chân có nguy hiểm hay không?

Chàm khô ở chân không phải là bệnh lý cấp tính nguy hiểm đến tính mạng người mắc. Bệnh chỉ biểu hiện bằng những tổn thương vùng da chân gây nên sự bất tiện trong sinh hoạt. Tuy nhiên, bệnh chàm khô nếu không được điều trị dứt điểm có thể tái phát nhiều lần gây nhiều biến chứng như:

  • Vết chàm bị bội nhiễm, lan rộng gây tổn thương nhiều vùng da khác.
  • Nhiều trường hợp ghi nhận sự biến dạng móng chân ở người mắc chàm khô lâu năm như: Đổi màu, biến dạng, giòn, dễ gãy,… nấm men có thể phát triển ở vùng móng chân.

Để tránh những biến chứng của chàm khô, khi xuất hiện các dấu hiệu của bệnh, người mắc nên chủ động đến khám da liễu tại các cơ sở y tế uy tín, để được chỉ dẫn chữa trị kịp thời. Bệnh chàm khô nếu được phát hiện sớm có thể khỏi hoàn toàn sau 2 – 3 tuần tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của chuyên gia.

bien-chung-cua-benh-cham-kho-o-chan-nam-mong-chan.webp

Biến chứng của bệnh chàm khô ở chân: Nấm móng chân

Cách trị chàm khô ở chân hiệu quả

Điều trị chàm khô ở chân không khó nhưng đòi hỏi người bệnh cần kiên trì và tuân thủ liệu trình được đưa ra bởi các chuyên gia. Ngoài sử dụng thuốc tây theo đơn, bạn cần thay đổi ngay những thói quen xấu để loại bỏ nguyên nhân gây bệnh, đồng thời hỗ trợ quá trình điều trị bằng các bài thuốc dân gian an toàn. 

Ba bước loại bỏ chàm khô ở chân

Loại bỏ nguyên nhân: Chàm khô có thể xuất phát từ yếu tố miễn dịch cơ thể hoặc bởi tác động của chính chúng ta. Thay đổi thói quen chính là cách đơn giản và hiệu quả nhất giúp loại bỏ nguyên nhân từ bên ngoài gây nên bệnh lý chàm khô ở chân. Hãy bắt đầu từ việc sử dụng các thiết bị bảo hộ cần thiết để tránh da vùng chân tiếp xúc trực tiếp với dị nguyên trong quá trình làm việc.

Chăm sóc bàn chân đúng cách: Bàn chân là nơi tiếp xúc nhiều nhất với môi trường, vì vậy bạn cần chăm sóc chúng kỹ lưỡng. Nếu bạn hay ngâm chân hàng ngày bằng nước nóng thì hãy chuyển sang nước ấm bởi nước ở nhiệt độ cao có thể trở thành tác nhân gây tổn thương vùng da chân. Có thể sử dụng xà phòng với độ tẩy rửa thấp và dưỡng ẩm da chân thường xuyên sẽ giúp giảm chàm khô ở chân.

Dùng thuốc khi cần: Những người có triệu chứng chàm khô ở chân cần nhanh chóng thăm khám để được tư vấn điều trị và sử dụng thuốc đúng cách, giúp đạt được hiệu quả cải thiện tối ưu.

Điều trị bằng thuốc tây

Hồ nước

Hồ nước từ lâu đã được sử dụng cho các bệnh nhân da liễu bởi giá thành hợp lý, lành tính, phù hợp với nhiều đối tượng. Hồ nước có thể sử dụng cho bệnh nhân mắc chàm khô ở chân, giúp làm se vùng da mụn nước, giảm nhanh triệu chứng viêm, ngứa rát.

Thuốc corticosteroid

Corticosteroid là thuốc kê đơn hàng đầu chỉ định cho người mắc các bệnh thuộc hệ thống miễn dịch. Thuốc có thể được sử dụng dưới dạng bôi ngoài da cho các bệnh nhân chàm khô, giúp loại bỏ triệu chứng phát ban da, ức chế nguyên nhân từ hệ miễn dịch. Tuy nhiên, corticosteroid có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm nếu sử dụng không đúng cách. Vì vậy, người bệnh chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định từ bác sĩ và lưu ý dùng đúng liều.

Thuốc kháng histamin

Trong một số trường hợp, tùy thuộc vào triệu chứng trên da của bệnh nhân chàm khô ở chân, bác sĩ có thể bổ sung thêm các thuốc thuộc nhóm kháng histamin H1 giúp giảm nhanh triệu chứng ngứa. Thuốc thuộc nhóm cần kê đơn, bệnh nhân nên tuân thủ chỉ định sử dụng.

Dứt điểm chàm khô ở chân từ nguyên liệu thiên nhiên

Dầu dừa

Dầu dừa là nguyên liệu làm đẹp không còn xa lạ với nhiều chị em, giúp dưỡng ẩm da, mờ nếp nhăn, làm dài mi,… Nhờ công dụng dưỡng ẩm, kết hợp với khả năng kháng khuẩn của các thành phần, dầu dừa được khuyến khích sử dụng cho người mắc chàm khô ở chân, giúp dưỡng ẩm và loại bỏ nấm tại vùng da tổn thương.

dau-dua-giup-duong-am-da,-giam-viem-nhiem-o-benh-nhan-cham-kho-o-chan.webp

Dầu dừa giúp dưỡng ẩm da, giảm viêm nhiễm ở bệnh nhân chàm khô ở chân

Hạt neem

Hạt neem là nguyên liệu còn khá xa lạ với nhiều người Việt Nam. Loại dược liệu này có nguồn gốc từ Ấn Độ, vài năm gần đây được xuất khẩu và giao bán rộng rãi trên thị trường nước ta. Sỡ dĩ như vậy là do các nghiên cứu khoa học (2019 tại Ấn Độ) cho thấy bằng chứng diệt khuẩn cao của dịch chiết hạt neem, đặc biệt là trên các chủng vi khuẩn và nấm Candida Albicans. Nhờ tác dụng kháng khuẩn tốt, dịch chiết hạt neem phù hợp với những người mắc bệnh da liễu nói chung và chàm khô ở chân nói riêng.

Nha đam

Giảm khô da nhờ tác dụng dưỡng ẩm của nha đam cũng là phương thức chữa chàm khô được áp dụng từ lâu. Ngày nay, nha đam được chiết xuất trong nhiều thành phần dưới dạng bôi, giúp người dùng dễ dàng sử dụng, giảm viêm da và khô da ở những bệnh nhân mắc bệnh da liễu.

Nghệ

Mách bạn cách điều trị chàm khô từ nghệ vàng, đơn giản, dễ thực hiện: Làm sạch một lượng nghệ vàng tươi vừa đủ, cắt nhỏ, giã nát. Lọc lấy dịch nghệ, bôi lên vùng da tổn thương ít nhất 2 lần mỗi ngày. Nghệ là dược liệu quý với tính mát, giúp làm dịu da, giảm viêm ngứa. Nên sử dụng hàng ngày trong 2 – 3 tuần để có được hiệu quả tốt nhất.

bot-nghe---duoc-lieu-co-nguon-goc-thien-nhien-chua-cham-kho-hieu-qua.webp

Bột nghệ - dược liệu có nguồn gốc thiên nhiên chữa chàm khô hiệu quả

Trà xanh

Tác dụng diệt khuẩn của trà xanh đã được kiểm định qua nhiều nghiên cứu khoa học. Việc sử dụng dịch chiết trà xanh cho những đối tượng bị chàm khô ở chân được cho là hữu dụng. Hoạt chất có trong trà xanh giúp giảm viêm ngứa do nấm phát triển ở bệnh nhân mắc chàm khô. Ngoài ra, ngâm chân bằng nước trà xanh còn giúp cho bạn có giác thoải mái, thư giãn. 

Hiện nay, có một giải pháp tích hợp được những ưu điểm nổi bật của nguyên liệu thiên nhiên như dầu dừa, hạt neem,... đồng thời bổ sung những thành phần giúp kháng khuẩn như kẽm salicylate, nano bạc,... dạng kem bôi tiện lợi và an toàn cho người bị chàm khô ở chân. Nghiên cứu tại Ấn Độ năm 2014 cho kết quả: Kẽm có đặc tính chống viêm, tăng tái tạo biểu mô, ức chế sự phân hủy tế bào mast, làm giảm sự bài tiết histamine, hỗ trợ điều trị bệnh eczema (chàm) giúp làm dịu và giảm ngứa. Người bệnh nên sử dụng càng sớm càng tốt.

Trên đây là một số thông tin tham khảo về bệnh chàm khô ở chân, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả. Hãy tiếp tục theo dõi website để biết thêm những thông tin bổ ích. Nếu có bất kỳ ý kiến hay thắc mắc nào, hãy ghi lại thông tin liên hệ để được đội ngũ chuyên gia uy tín tư vấn nhé.

Nguồn tham khảo:

https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/eczema/eczema-home-treatment

https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/eczema/understanding-eczema-treatment

https://www.nhs.uk/conditions/atopic-eczema/treatment/

Dược sĩ Đoàn Thu

 



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 10 mẹo trị chàm môi cực “thần thánh” bạn nên nắm rõ. CLICK NGAY!
    10 mẹo trị chàm môi cực “thần thánh” bạn nên nắm rõ. CLICK NGAY!

    Mẹo trị chàm môi là vấn đề mà rất nhiều người quan tâm tìm hiểu. Bạn có thể cải thiện các tổn thương, làm giảm triệu chứng, hạn chế tái phát nếu áp dụng đúng cách. Hãy tham khảo ngay 10 gợi ý dưới đây nhé!

  •  Biến chứng nguy hiểm bệnh viêm da cơ địa ở trẻ. Xem ngay!
    Biến chứng nguy hiểm bệnh viêm da cơ địa ở trẻ. Xem ngay!

    Viêm da cơ địa ở trẻ không đơn giản như nhiều bậc cha mẹ vẫn nghĩ, ngược lại, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm da cơ địa ở trẻ, các bậc cha mẹ hãy tìm hiểu để có thể phòng ngừa cho con nhé!

  • 3 bài thuốc Đông y chữa eczema CỰC HAY - Không xem thì ÂN HẬN CẢ ĐỜI
    3 bài thuốc Đông y chữa eczema CỰC HAY - Không xem thì ÂN HẬN CẢ ĐỜI

    Eczema (hay chàm, viêm da cơ địa) là một trong những bệnh phổ biến gây ra tình trạng viêm ngứa khó chịu. Bên cạnh các biện pháp cải thiện bệnh với những loại thuốc Tây, dân gian cũng thường áp dụng những biện pháp điều trị eczema bằng thuốc Đông y. Dưới đây là 3 bài thuốc điều trị bệnh eczema bằng thuốc Đông y mà bạn có thể tham khảo.

  • 4 thay đổi nhỏ - hiệu quả to cho người viêm da cơ địa
    4 thay đổi nhỏ - hiệu quả to cho người viêm da cơ địa

    Viêm da cơ địa là thể phổ biến nhất của bệnh chàm. Việc điều trị bệnh bên cạnh những biện pháp được bác sĩ chỉ định, có một số thay đổi rất đơn giản trong thói quen hàng ngày mà bạn có thể dễ dàng thực hiện nhưng có thể giúp giảm các triệu chứng bệnh hiệu quả.