Cách chữa chàm sữa không khó nhưng để hiểu tường tận nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp thì không phải ai cũng biết. Tình trạng trẻ bị chàm sữa kéo dài cũng dễ gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khoẻ của con. Vậy chàm sữa làm sao hết? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!
Nguyên nhân trẻ bị chàm sữa
Nguyên nhân chính xác gây nên bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh đến nay vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra một số yếu tố khách quan có thể gây nên tình trạng chàm sữa ở trẻ, cụ thể:
- Yếu tố di truyền: Theo nhiều nghiên cứu da liễu, tình trạng chàm sữa xuất hiện ở trẻ sơ sinh có thể hình thành từ các yếu tố di truyền. Với những em bé có bố mẹ, người thân có tiền sử bị dị ứng, viêm da cơ địa, hen suyễn thì tỷ lệ mắc chàm sữa là rất cao.
- Do cơ địa: Bản chất làn da của trẻ sơ sinh đã rất nhạy cảm. Với những bé có nền da yếu lại bị tác động bởi môi trường và các tác nhân kích thích từ bên ngoài càng dễ khiến da trở nên mẫn cảm, gây chàm sữa.
- Dị ứng thực phẩm: Đây là lý do thường gặp, gây chàm sữa ở trẻ sơ sinh. Ở giai đoạn bú sữa mẹ, các con thường bị dị ứng với những thực phẩm mà mẹ nạp vào thông qua nguồn sữa. Các nhóm thực phẩm giàu chất béo, tanh hay sản phẩm từ trứng, sữa thường gây ra vấn đề này.
- Ảnh hưởng từ môi trường sống: Không chỉ ảnh hưởng đến da mà yếu tố môi trường còn tác động rất lớn đến sức khỏe của trẻ sơ sinh. Vì vậy, đặc biệt với bé bị chàm sữa, bố mẹ nên hết sức cẩn thận với khói bụi, hóa chất và vi khuẩn để tránh tình trạng viêm da trở nặng.
- Nhiễm khuẩn trên da: Một nguyên nhân khác làm bùng phát chàm sữa ở trẻ có thể nhắc đến là do con bị nhiễm khuẩn. Các chủng virus gây bệnh trên da như: Staphylococcus aureus, nấm hoặc ghẻ.
Chàm sữa khiến da bé bị nổi mẩn đỏ, gây ngứa ngáy, khó chịu
Hướng dẫn mẹ cách chữa chàm sữa cho bé đơn giản tại nhà
Sự xuất hiện của chàm sữa là tác nhân không nhỏ gây nhiều ảnh hưởng về mặt sức khỏe cho cả bé và mẹ. Để giúp con cải thiện bệnh chàm sữa, bố mẹ có thể phối hợp một số phương pháp điều trị tây y, đông y cũng như thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt cho trẻ. Tham khảo một số cách chữa chàm sữa cho trẻ sơ sinh ngay dưới đây:
Sử dụng thuốc tây y
Với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của công nghệ dược phẩm, việc sử dụng thuốc tây y trong chữa chàm sữa là khá phổ biến và có hiệu quả đáng kể. Tuy nhiên, các mẹ nên nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ, chuyên gia da liễu trước khi sử dụng thuốc tây để tránh những tác dụng phụ ảnh hưởng đến con. Một số loại thuốc mẹ có thể tham khảo như:
- Thuốc kháng Histamin H1: Đây là một loại thuốc có hiệu quả làm giảm tức thời các triệu chứng dị ứng, mề đay, viêm da dị ứng cũng như tình trạng chàm sữa ở trẻ.
- Corticoid: Có tên đầy đủ là glucocorticoid, đây là thành phần kháng viêm phổ biến. Corticoid được sử dụng để hỗ trợ điều trị nhiều bệnh khác nhau, trong đó phải kể đến các vấn đề về da như eczema, kích ứng và phát ban.
- Kháng sinh: Đây là loại được sử dụng phổ biến với chức năng ngăn chặn, làm giảm tác dụng và tiêu diệt các loại virus, mầm bệnh gây dị ứng ở trẻ sơ sinh.
Thuốc kháng sinh giúp làm giảm các triệu chứng dị ứng, viêm da, chàm sữa
>>>XEM THÊM: Mách bạn 11 kem bôi trị chàm sữa được nhiều mẹ sử dụng nhất
Sử dụng các mẹo dân gian chữa chàm sữa cho trẻ
Từ xa xưa, ông cha ta đã biết sử dụng các loại cỏ cây như những bài thuốc quý để điều trị nhiều bệnh khác nhau. Vì vậy, nếu mẹ không muốn con phải dùng các loại kháng sinh từ sớm thì có thể áp dụng một số mẹo dân gian dưới đây để giúp chữa chàm sữa hiệu quả hơn.
- Lá trà xanh: Trong lá trà xanh chứa chất chống oxy hóa cùng tác dụng sát khuẩn hiệu quả. Vì vậy, mẹ có thể sử dụng nước lá ổi đun để lau vùng da bị chàm sữa của bé. Mẹo này có thể giúp các vết chàm nhanh chóng biến mất.
- Lá ổi: Từ lâu, lá ổi cũng được biết đến như một phương thuốc dân gian có khả năng chống viêm, sát khuẩn. Đây là mẹo trị chàm sữa hiệu quả mà mẹ bỉm sữa có thể tham khảo. Mẹ chỉ cần đun nước lá ổi, để nước hơi ấm và dùng khăn lau phần da bị chàm cho con.
- Lá trầu không: Phenol và tanin trong lá trầu không là các thành phần có khả năng giảm viêm, loại bỏ mầm bệnh dị ứng, hỗ trợ rất tốt cho việc điều trị chàm sữa ở trẻ nhanh chóng, hiệu quả. Có thể giã nát trầu không, lấy nước cốt chấm lên các vùng da bị chàm sữa của trẻ.
- Lá sim: Lấy lá sim sắc đặc đến khi thành cao, sau đó dùng để bôi lên vùng da bị chàm sữa của trẻ có thể giúp khử trùng, hạn chế vết chàm lan ra các vùng da khác.
- Khoai tây: Sử dụng nước ép hoặc nước cốt khoai tây giã nhuyễn để bôi lên da của bé cũng được coi là cách chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh khá hiệu quả mà mẹ nên biết.
Dùng nước cốt khoai tây để chữa chàm sữa ở trẻ
Dưỡng ẩm cho bé bị chàm sữa
Chàm sữa, dị ứng, viêm da ở trẻ sơ sinh thường kéo theo các triệu chứng mẩn đỏ, phát ban, ngứa ngáy cùng tình trạng da bị khô, nứt nẻ, thiếu ẩm gây khó chịu. Để quá trình điều trị chàm sữa ở trẻ hiệu quả, các bố mẹ có thể kết hợp những biện pháp cấp ẩm cho làn da bé được khỏe mạnh.
- Tắm nước lá
Sử dụng các loại lá hay thảo dược để dưỡng ẩm cho trẻ sơ sinh cũng là mẹo dân gian hiệu quả được rất nhiều mẹ bỉm sữa tin dùng. Mẹ có thể sử dụng lá trà xanh, lá rau má hoặc trái mướp đắng nấu thành nước tắm cho bé. Một số thành phần như EGCG, vitamin B, C cùng các nguyên tố vi lượng khác trong những loại thảo dược này có khả năng giảm viêm, cấp ẩm an toàn cho bé bị chàm sữa.
- Sử dụng các sản phẩm chứa thành phần dầu dừa
Theo “Nghiên cứu invitro về đặc tính chống viêm và bảo vệ da của dầu dừa nguyên chất” của nhóm tác giả Sandeep R Varma thực hiện năm 2018, dầu dừa được kết luận là thành phần có khả năng cải thiện chứng rối loạn da bằng cách dưỡng ẩm và làm dịu da.
Cũng vì vậy, một sản phẩm hỗ trợ điều trị chàm sữa chứa dầu dừa sẽ có tác dụng hiệu quả, nhằm tăng cường chức năng hàng rào bảo vệ da khỏi các tác nhân kích thích. Sẽ hiệu quả hơn nếu sản phẩm còn bao gồm cả kẽm salicylate, chitosan, chiết xuất vỏ núc nác, tinh dầu hạt neem và nano bạc. Đây chính là sản phẩm hỗ trợ điều trị chàm sữa hoàn toàn phù hợp mà bố mẹ có thể lựa chọn.
Dầu dừa giúp dưỡng ẩm cho da, cải thiện tình trạng chàm sữa
Thay đổi chế độ ăn uống cho bé khi bị chàm sữa
- Với trẻ đang bú mẹ: Trong giai đoạn nuôi con bú, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chủ yếu, trực tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Thời gian này mẹ cần có một chế độ ăn uống thật sự hợp lý để tránh con bị chàm sữa nặng hơn. Mẹ nên tránh xa các chế phẩm từ sữa, nhóm thực phẩm giàu chất béo, chất tanh hoặc chứa chất phụ gia. Ngược lại, việc bổ sung thịt nạc, rau xanh, hoa quả và các loại vitamin C, magie, khoáng chất là rất cần thiết cho bữa ăn của mẹ.
- Với trẻ đã có thể tự ăn: Mục đích của việc có một chế độ dinh dưỡng hợp lý là nhằm loại bỏ các tác nhân gây kích thích và thực phẩm mà trẻ bị dị ứng trong thực đơn. Ở giai đoạn trẻ có thể tự ăn, bố mẹ dễ dàng phát hiện ra vấn đề này thông qua tình trạng nôn, trớ, phát ban sau khi ăn của bé. Bố mẹ cần ghi chép và chú ý quan sát, tránh sử dụng các loại thực phẩm này để nhanh chóng chấm dứt việc lây lan của bệnh chàm sữa. Đồng thời, mẹ có thể cho trẻ ăn thức ăn chứa nhiều vitamin, chất khoáng, sắt trong rau củ quả, thịt đỏ và các loại đậu.
Thay đổi chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bé bị chàm sữa
Thay đổi chế độ sinh hoạt
- Tránh các tác nhân gây kích ứng: Mẹ hoàn toàn có thể chủ động giúp con tránh xa các tác nhân hình thành chàm sữa như môi trường sống ô nhiễm, vi khuẩn, virus hay thực phẩm gây kích ứng. Hãy thường xuyên vệ sinh, khử khuẩn môi trường xung quanh, thay đổi chế độ dinh dưỡng hợp lý để con có thể nhanh chấm dứt tình trạng chàm sữa.
- Giữ nhiệt độ môi trường ổn định: Thời tiết thay đổi thất thường cũng dễ khiến cho trẻ bị dị ứng. Vì vậy, môi trường sống với nhiệt độ, độ ẩm phù hợp và ổn định sẽ là điều kiện tốt nhất để trẻ tránh xa các tác nhân gây dị ứng, yên tâm ăn ngon, ngủ ngoan.
- Tắm nước ấm: Vệ sinh, tắm rửa đúng cách cho trẻ sơ sinh cũng đóng một vai trò quan trọng giúp các vết chàm sữa nhanh lành hơn. Tuy nhiên, các mẹ nên chọn cách tắm bằng nước ấm, từ 1-2 lần/ngày để da con được sạch và khoẻ mạnh.
- Lựa chọn quần áo thoải mái: Trẻ bị chàm sữa sẽ nổi các vết ban đỏ, mẩn ngứa, mụn nhọt gây khó chịu. Vì vậy, mẹ nên chọn cho bé những bộ quần áo rộng rãi, thoải mái, làm từ chất liệu bông mềm mại để tránh cọ xát vào vết chàm, khiến tình trạng bệnh thêm nặng hơn.
Mẹ nên lựa chọn trang phục thoải mái cho con khi bé bị chàm sữa
Hy vọng với bài viết về cách chữa chàm sữa trên đây, các mẹ bỉm sữa đã hiểu thêm để điều trị hiệu quả cho con. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào khác, vui lòng ghi lại số điện thoại ở phần bình luận để nhận được những tư vấn chi tiết từ các chuyên gia.
Nguồn tham khảo:
https://myitchychild.com/foods-cause-eczema-breastfed-babies
https://balmonds.co.uk/blogs/blog/can-a-breastfeeding-mom-s-diet-affect-her-babys-eczema