Thuốc trị chàm tổ đỉa được chuyên gia da liễu khuyên dùng

Chàm tổ đỉa đặc trưng bởi các mụn nước hoặc vết phồng rộp trên da ở bàn chân và bàn tay. Điều trị chàm tổ đỉa có rất nhiều biện pháp. Vậy thuốc trị chàm tổ đỉa nào được bác sĩ và các chuyên gia da liễu khuyên dùng mang lại hiệu quả tốt nhất cho người bệnh? Mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây!

Chàm tổ đỉa và các dấu hiệu nhận biết

Chàm tổ đỉa (hay tổ đỉa) - một bệnh về da phổ biến có tên khoa học là Dyshidrotic Eczema. 

Chàm tổ đỉa là gì?

Chàm tổ đỉa là tình trạng da phát ban gây nổi mụn nước và ngứa khắp các ngón tay, lòng bàn tay và cả bàn chân. Bệnh chàm tổ đỉa xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường thấy nhất ở người dưới 40 tuổi gồm giai đoạn cấp - mạn tính, tái phát mụn nước theo thời gian. Bệnh có thể giảm dần khi bước vào tuổi trung niên. Với những trường hợp bị chàm tổ đỉa nhẹ, bệnh có thể tự khỏi. 

Các dấu hiệu nhận biết bệnh chàm tổ đỉa

Các mụn nước nhỏ và ngứa là dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh chàm tổ đỉa. Chúng thường phát triển thành từng cụm kèm theo các triệu chứng sau: 

  • Ngứa hoặc đau rát trước khi mụn nước xuất hiện.
  • Mụn nước mọc ở mép ngón tay, ngón chân, lòng bàn tay và lòng bàn chân.
  • Da đỏ, nứt nẻ.
  • Da đổ mồ hôi xung quanh mụn nước. 

Các mụn nước thường biến mất sau 2 đến 3 tuần, da ở bên dưới có thể bị ửng đỏ, nứt căng, khô hoặc mềm trong một thời gian. Trên các tông màu da sẫm, vết chàm tổ đỉa có màu nâu, tím hoặc xám. 

Mụn nước khi bị chàm tổ đỉa gây nên các vết phồng rộp, vết thương hở trên da. Vì vậy người bệnh có nguy cơ bị nhiễm trùng da cao. Các dấu hiệu cho thấy người bệnh bị nhiễm trùng như: 

  • Mụn nước rỉ mủ.
  • Đau.
  • Da đóng vảy.
  • Da bị sưng tấy.

Người bệnh cần đến gặp bác sĩ ngay khi xuất hiện các dấu hiệu nhiễm trùng để tìm biện pháp xử lý kịp thời. 

Chàm tổ đỉa là bệnh về da phổ biến thường xuất hiện ở bàn tay, bàn chân

Chàm tổ đỉa là bệnh về da phổ biến thường xuất hiện ở bàn tay, bàn chân

>>Xem thêm: Bệnh chàm tổ đỉa có lây không? Đọc ngay bài viết để biết câu trả lời nhé!

Top thuốc trị chàm tổ đỉa được chuyên gia da liễu khuyên dùng

Tùy theo tình trạng bệnh và thể trạng mỗi người, bạn sẽ được bác sĩ chuyên khoa yêu cầu sử dụng thuốc trị chàm tổ đỉa ở dạng bôi ngoài da hay thuốc uống. Dưới đây là các loại thuốc bôi và thuốc uống thường được sử dụng để điều trị bệnh chàm tổ đỉa:

Các loại thuốc bôi trị chàm tổ đỉa

Khi bị chàm tổ đỉa, các nốt phát ban và mụn nước có thể rất khó chịu. Trong trường hợp này, người bệnh có thể sử dụng thuốc bôi để kiểm soát ngứa và tăng tốc độ chữa lành. Trong một số trường hợp, thuốc bôi còn được sử dụng để giúp ngăn chặn các đợt bùng phát bệnh. 

  • Kem bôi Steroid 

Được sử dụng là phương pháp điều trị đầu tiên để kiểm soát ngứa và giảm viêm, cải thiện rõ rệt các tổn thương do chàm tổ đỉa gây ra nhờ cơ chế tác dụng nhanh, mạnh. Ngoài ra, kem Steroid còn giảm kích ứng và giúp da mau lành lại. 

Các loại thuốc này thường có tác dụng phụ như gây mỏng da, giãn mao mạch, viêm nang lông,... Vậy nên, thuốc bôi Steroid được chỉ định trong một đợt điều trị ngắn - thường khoảng 2 tuần. Bên cạnh đó, vì có tác dụng giảm quá trình viêm, da sẽ trở nên khô hơn, người bệnh cần thường xuyên thoa kem dưỡng ẩm và làm mềm da. 

  • Thuốc mỡ Tacrolimus hoặc kem Pimecrolimus

Hai loại thuốc này được bác sĩ da liễu kê đơn nếu cần điều trị thường xuyên để ngăn ngừa các đợt bùng phát. Cơ quan quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phê duyệt những loại thuốc này để điều trị các loại bệnh chàm. 

Thuốc có tác dụng khắp cơ thể và đem lại hiệu quả tích cực khi các thuốc khác không khả quan. Hầu hết các loại thuốc mỡ Tacrolimus hoặc kem Pimecrolimus giúp làm dịu hệ thống miễn dịch. Những loại thuốc này có thể là lựa chọn tối ưu nếu bạn không muốn dùng Steroid.

Thuốc mỡ Tacrolimus hoặc kem Pimecrolimus là một lựa chọn tối ưu nếu bạn không muốn dùng Steroid điều trị chàm tổ đỉa

Thuốc mỡ Tacrolimus hoặc kem Pimecrolimus là một lựa chọn tối ưu nếu bạn không muốn dùng Steroid điều trị chàm tổ đỉa

  • Dung dịch thuốc tím (thuốc tím Kali Pemanganat - KMnO4)

Thuốc tím có khả năng diệt khuẩn, kháng nấm, sát trùng tốt. Ngâm tay trong dung dịch thuốc tím loãng (1:10000) từ 10 đến 15 phút một hoặc hai lần/ngày, tối đa 5 ngày để điều trị bệnh tổ đỉa. 

  • Thuốc ức chế calcineurin tại chỗ

Thuốc ức chế calcineurin tại chỗ được các chuyên gia da liễu công nhận có hiệu quả trong một số trường hợp bệnh tổ đỉa. Đây là những loại thuốc không chứa steroid hoạt động bằng cách ngăn chặn calcineurin - hợp chất tự nhiên giúp kích hoạt hệ thống miễn dịch và kích thích các cytokine tiền viêm gây ra tổ đỉa. 

  • Kem dưỡng da chứa oxit kẽm hoặc kẽm cacbonat

Các loại kem này được sử dụng thường xuyên để giảm triệu chứng ngứa vì đặc tính làm dịu của chúng. Kẽm cũng ức chế sự phân hủy tế bào mast và do đó làm giảm sự bài tiết histamine, chất trung gian quan trọng của phản ứng viêm và gây ngứa. Do đó, kẽm trở thành một lựa chọn điều trị hữu ích trong tình trạng ngứa do chàm tổ đỉa gây ra. 

  • Thuốc điều trị nhiễm trùng

Da bị chàm tổ đỉa có thể rất ngứa, gãi thường xuyên dễ gây nhiễm trùng. Một số loại kem bôi điều trị nhiễm trùng có chứa chitosan, dịch chiết hạt neem (sầu đâu),... thường được sử dụng. Một nghiên cứu khoa học được thực hiện năm 2020 tại Ấn Độ đã chỉ ra rằng: Neem có hoạt tính kháng nấm và kháng khuẩn mạnh mẽ. 

Đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm của cây neem tương đương với chlorhexidine. Khả năng ức chế vi khuẩn của chiết xuất cây neem ở các nồng độ khác nhau đã được đánh giá bằng cách sử dụng phương pháp khuếch tán đĩa và đo vùng ức chế. 

Thuốc bôi trị chàm tổ đỉa giúp kiểm soát ngứa và tăng tốc độ chữa lành

Thuốc bôi trị chàm tổ đỉa giúp kiểm soát ngứa và tăng tốc độ chữa lành

Các loại thuốc uống trị chàm tổ đỉa

Ngoài thuốc bôi dùng để điều trị chàm tổ đỉa, thuốc uống cũng được bác sĩ da liễu kê đơn trong nhiều trường hợp. 

  • Thuốc kháng Histamine để giảm ngứa và giúp người bệnh dễ ngủ khi cơn ngứa ảnh hưởng đến giấc ngủ. Thuốc kháng Histamine hữu ích vào ban đêm nhưng sẽ gây buồn ngủ không mong muốn nếu dùng vào ban ngày.
  • Steroid đường uống có thể được sử dụng ngắn hạn, trong trường hợp nghiêm trọng và các đợt bùng phát cấp tính.
  • Viên nang Alitretinoin giúp cải thiện bệnh tổ đỉa nặng ảnh hưởng đến bàn tay, bàn chân khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả.
  • Thuốc ức chế miễn dịch có chứa methotrexate thường được sử dụng điều trị chàm tổ đỉa trong những trường hợp nghiêm trọng không đáp ứng với các phương pháp khác. Methotrexate làm chậm quá trình phát triển tế bào da, ngăn ngừa hình thành vảy trong bệnh chàm. 
  • Thuốc kháng sinh đường uống đôi khi được kê đơn nếu mụn nước bị nhiễm trùng. Các loại thuốc này được dùng để ức chế quá trình phân chia tế bào của vi khuẩn, ngăn ngừa mầm bệnh và khắc phục nhiễm trùng, làm lành bề mặt da bị tổn thương nhanh hơn. Thuốc phải do bác sĩ hoặc chuyên gia da liễu kê đơn, không nên tùy ý sử dụng. 

Thuốc uống trị chàm tổ đỉa được bác sĩ trong những trường hợp nghiêm trọng 

Thuốc uống trị chàm tổ đỉa được bác sĩ trong những trường hợp nghiêm trọng 

>>Xem thêm : Cách chữa bệnh chàm tổ đỉa bằng phương pháp dân gian siêu dễ làm

Lưu ý khi dùng thuốc trị chàm tổ đỉa

Đối phó các đợt bùng phát chàm tổ đỉa rất khó khăn, căn bệnh này thường gây đau, ngứa và khó chịu cho người mắc. Để kiểm soát tốt bệnh tổ đỉa cũng như hỗ trợ điều trị nhanh chóng, cần lưu ý khi dùng thuốc như sau: 

  • Không nên sử dụng thuốc chứa Steroid trong thời gian dài hơn 2 tuần. 
  • Rửa bằng nước ấm, sử dụng chất làm mềm da thay vì xà phòng để ngăn ngừa kích ứng.
  • Thường xuyên dưỡng ẩm, uống đủ nước mỗi ngày.
  • Băng bó da sau khi thoa kem hoặc thuốc mỡ bằng các miếng gạc giúp da hấp thụ các chất tốt hơn. 
  • Khi dùng thuốc trị chàm tổ đỉa, cần có bác sĩ/dược sĩ kê đơn và theo dõi, không nên tự ý sử dụng. 
  • Thuốc trị chàm tổ đỉa tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ. Do đó, nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trong quá trình sử dụng thuốc, cần thông báo cho bác sĩ ngay để được kê đơn thuốc khác thay thế cùng công dụng nhưng an toàn hơn. 
  • Tránh các thực phẩm chứa nhiều niken như: Thịt hộp, trà đen, socola, đậu Hà Lan, đậu nành, động vật có vỏ,... vì dị ứng niken có thể gây ra chàm tổ đỉa.

Chàm tổ đỉa là bệnh dễ mắc phải. Vì vậy, khi phát hiện những dấu hiệu bị bệnh cần đến ngay phòng khám da liễu để điều trị kịp thời. Thuốc trị bệnh chàm tổ đỉa trên thị trường rất đa dạng, tuy nhiên cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để tránh những rủi ro không mong muốn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, hãy để lại thông tin liên hệ bên dưới phần bình luận!

Link tham khảo:

https://www.medicalnewstoday.com/articles/320831#complications

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17728-dyshidrosis



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 10 mẹo trị chàm môi cực “thần thánh” bạn nên nắm rõ. CLICK NGAY!
    10 mẹo trị chàm môi cực “thần thánh” bạn nên nắm rõ. CLICK NGAY!

    Mẹo trị chàm môi là vấn đề mà rất nhiều người quan tâm tìm hiểu. Bạn có thể cải thiện các tổn thương, làm giảm triệu chứng, hạn chế tái phát nếu áp dụng đúng cách. Hãy tham khảo ngay 10 gợi ý dưới đây nhé!

  •  Biến chứng nguy hiểm bệnh viêm da cơ địa ở trẻ. Xem ngay!
    Biến chứng nguy hiểm bệnh viêm da cơ địa ở trẻ. Xem ngay!

    Viêm da cơ địa ở trẻ không đơn giản như nhiều bậc cha mẹ vẫn nghĩ, ngược lại, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm da cơ địa ở trẻ, các bậc cha mẹ hãy tìm hiểu để có thể phòng ngừa cho con nhé!

  • 3 bài thuốc Đông y chữa eczema CỰC HAY - Không xem thì ÂN HẬN CẢ ĐỜI
    3 bài thuốc Đông y chữa eczema CỰC HAY - Không xem thì ÂN HẬN CẢ ĐỜI

    Eczema (hay chàm, viêm da cơ địa) là một trong những bệnh phổ biến gây ra tình trạng viêm ngứa khó chịu. Bên cạnh các biện pháp cải thiện bệnh với những loại thuốc Tây, dân gian cũng thường áp dụng những biện pháp điều trị eczema bằng thuốc Đông y. Dưới đây là 3 bài thuốc điều trị bệnh eczema bằng thuốc Đông y mà bạn có thể tham khảo.

  • 4 thay đổi nhỏ - hiệu quả to cho người viêm da cơ địa
    4 thay đổi nhỏ - hiệu quả to cho người viêm da cơ địa

    Viêm da cơ địa là thể phổ biến nhất của bệnh chàm. Việc điều trị bệnh bên cạnh những biện pháp được bác sĩ chỉ định, có một số thay đổi rất đơn giản trong thói quen hàng ngày mà bạn có thể dễ dàng thực hiện nhưng có thể giúp giảm các triệu chứng bệnh hiệu quả.