Bệnh chàm tổ đỉa gây ra nhiều phiền toái cho người mắc. Họ thường xuyên phải chịu cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, làm suy giảm chất lượng cuộc sống rất nhiều. Từ xa xưa, các cách chữa bệnh chàm tổ đỉa bằng phương pháp dân gian đã được nhiều người áp dụng vì tính an toàn. Bài viết dưới đây sẽ mách cho bạn những cách siêu dễ làm để nâng cao sức khỏe làn da. Hãy đọc ngay nhé!
Bệnh chàm tổ đỉa là gì?
Chàm tổ đỉa là bệnh lý ngoài da thường gặp. Bất cứ độ tuổi nào cũng có thể bị tổ đỉa, nhưng xuất hiện nhiều nhất là ở những người từ 20 – 40 tuổi. Việt Nam có khí hậu nóng ẩm nên người dân dễ mắc phải chàm tổ đỉa. Bệnh này thường diễn ra dai dẳng và dễ tái phát. Chàm tổ đỉa xảy ra do nhiều nguyên nhân, tuy nhiên, thường liên quan đến các yếu tố sau đây: Do di truyền, cơ địa dị ứng, chế độ ăn uống không hợp lý, tiếp xúc với các chất hóa học thường xuyên,…
Sự nguy hiểm của bệnh chàm tổ đỉa
Các triệu chứng của chàm tổ đỉa thường biểu hiện ở bên ngoài nên dễ khiến người giao tiếp với bạn có cảm giác sợ hãi. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, bệnh chàm tổ đỉa không lây nhiễm. Thế nhưng, nó lại có yếu tố di truyền. Khi mà bố hoặc mẹ đã bị chàm tổ đỉa thì khả năng cao bạn cũng sẽ mắc phải. Tổ đỉa thường gây ra không ít phiền toái, điển hình nhất là cảm giác ngứa ngáy. Thêm nữa, đây là bệnh mạn tính, dai dẳng, dễ tái phát nên ảnh hưởng lớn đến cuộc sống.
Hiện nay, có rất nhiều lựa chọn để điều trị tổ đỉa, trong đó, cách chữa tổ đỉa bằng phương pháp dân gian vẫn được đánh giá cao nhờ những lợi ích, hiệu quả mà chúng mang lại cho người bệnh.
Cách chữa bệnh chàm tổ đỉa bằng phương pháp dân gian
Nhiều người tin tưởng áp dụng cách chữa chàm tổ đỉa bằng phương pháp dân gian vì những ưu điểm như:
- Hiệu quả tốt với giai đoạn sớm của bệnh mà không để lại tác dụng phụ.
- Do sử dụng dược liệu từ thiên nhiên nên khá an toàn, lành tính.
- Sử dụng các loại nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên để làm thuốc nên tiện lợi, dễ kiếm và kinh phí rẻ.
Dưới đây là một số gợi ý chữa chàm tổ đỉa bằng phương pháp dân gian:
Rau răm
Rau răm là loại thực vật thân thảo, có đốt và ăn được. Nó có tác dụng sát khuẩn, làm sạch da, giảm thiểu tình trạng bong tróc hoặc khô da vô cùng hiệu quả. Từ đó cải thiện nhanh chóng các dấu hiệu của bệnh tổ đỉa.
Cách thực hiện: Chuẩn bị khoảng 50g rau răm, 1/2 muỗng muối hạt. Đem rau răm đi rửa sạch, để ráo nước. Giã rau răm cùng với muối, tạo thành hỗn hợp sền sệt và thoa lên vùng da bị tổ đỉa. Thực hiện 2 – 3 lần/ngày để có kết quả tốt nhất. Lưu ý, không nên chà xát quá mạnh, tránh làm da bị trầy xước. Bạn cũng không nên sử dụng phương pháp này thường xuyên vì rau răm có thể gây nóng, rát vùng da tổn thương, khiến bệnh nặng hơn.
Lá lốt
Trong đông y, lá lốt có tính ấm, làm ôn trung, giảm đau, trị nhiễm khuẩn. Do đó, lá lốt không chỉ giúp chữa bệnh tổ đỉa mà người ta còn dùng nó để trị mụn nhọt, ra mồ hôi tay chân và các bệnh về xương khớp, đau mỏi gối,… Dùng lá lốt sẽ ngăn chặn được tình trạng viêm nhiễm, bớt ngứa, giảm đau, làm lành các vết thương do tổ đỉa do có tính kháng khuẩn cao, chứa nhiều chất chống oxy hóa.
Cách làm: Lá lốt rửa sạch rồi đem giã nát, vắt lấy nước cốt. Pha thêm 50ml nước ấm vào rồi uống trong ngày. Bạn cũng có thể lấy nước lá lốt rồi bôi lên vùng da bị chàm, thực hiện 3 – 5 lần/ngày.
Muối
Trong điều trị chàm tổ đỉa, muối có khả năng ngăn chặn vi khuẩn, nấm phát triển. Ngoài ra, muối còn giúp cải thiện tình trạng ngứa, sưng, đỏ, mụn nước,… giúp cho làn da được săn chắc, mịn màng hơn, không còn bị bong tróc bởi chàm tổ đỉa.
Cách thực hiện: Cho lượng muối vừa đủ vào chảo rồi rang khô trong khoảng 5 – 10 phút rồi tắt bếp. Lưu ý, nên để lửa nhỏ để tránh bị cháy hoặc muối nổ bắn vào người. Để nguội, sau đó, lấy một ít muối massage hoặc chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị tổn thương. Sau đó, hãy rửa lại bằng nước sạch rồi lau khô.
Dược sĩ Đoàn Thu