Chàm tổ đỉa và cách chữa trịối hối hận nếu bỏ qua bài viết này

Chàm tổ đỉa và cách chữa trị luôn là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm trên các diễn đàn sức khỏe. Theo thống kê tại Việt Nam, bệnh lý này chiếm khoảng 25% trên tổng số những vấn đề ngoài da. Vậy chàm tổ đỉa là gì và các cách điều trị ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây!

Chàm tổ đỉa là tình trạng như thế nào?

Chàm tổ đỉa là một thể thuộc bệnh chàm – eczema, đặc trưng bởi tổn thương da dạng mụn nước sâu, kích thước từ 1 – 2 mm, bên trong thường có dịch nước. Mụn thường mọc khu trú hoặc rải rác ở lòng bàn tay và bàn chân, gây ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh.

Chàm tổ đỉa thường tiến triển dai dẳng và có nguy cơ tái phát rất cao. Bệnh lý này có thể gặp phải ở cả người lớn và trẻ em, tuy nhiên xuất hiện phổ biến nhất ở đối tượng từ 20 – 40 tuổi.

Mặc dù chàm tổ đỉa không gây nguy hiểm trực tiếp đến sức khỏe, tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh lý này có thể gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và vận động của người mắc. Nếu không được chữa trị kịp thời, chàm tổ đỉa rất dễ chuyển sang giai đoạn mạn tính đi kèm nhiều biến chứng khó lường và để lại những tổn thương vĩnh viễn trên da.

Chàm tổ đỉa và cách chữa trị hiệu quả

Để tránh tình trạng chàm tổ đỉa nghiêm trọng hơn gây bội nhiễm, người bệnh cần được điều trị sớm để cải thiện các triệu chứng. Hiểu rõ về chàm tổ đỉa và cách chữa trị sẽ giúp bạn sớm kiểm soát được bệnh. Hiện nay, các biện pháp điều trị chàm tổ đỉa được chỉ định dựa trên mức độ bệnh, độ tuổi, loại da và khả năng đáp ứng với từng phương pháp. Dưới đây là một số phương pháp điều trị phổ biến nhất mà bạn có thể tham khảo:

Sử dụng thuốc tây

Đối với các bệnh da liễu nói chung và chàm tổ đỉa nói riêng thì việc dùng thuốc tây là phương án điều trị phổ biến. Trong giai đoạn bệnh bùng phát mạnh, nên sử dụng thuốc tây để kiểm soát triệu chứng, chống bội nhiễm và ngăn ngừa tổn thương lan rộng.

Có 2 dạng thuốc chính được sử dụng để điều trị chàm tổ đỉa bao gồm thuốc bôi và thuốc uống.

* Thuốc bôi điều trị tại chỗ:

Thuốc bôi tại chỗ có thể giúp làm giảm triệu chứng ngứa ngáy và chữa lành tổn thương da. Ví dụ như:

- Dung dịch bạc nitrat 0.5%: Được sử dụng khi tổn thương da chỉ có mụn nước đơn thuần và chưa vỡ.

- Dung dịch tím methyl 1%, milian: Khi tổn thương xuất hiện mụn mủ, có thể dùng thuốc milian hoặc thuốc tím methyl 1% để tiêu diệt vi khuẩn và ngăn ngừa viêm nhiễm lan rộng.

- Thuốc mỡ corticoid: Sau khi mụn nước tiêu giảm, bạn có thể thoa một số loại thuốc mỡ corticoid để giảm viêm và ngứa. Tuy nhiên, nhóm thuốc này có thể gây mỏng da, teo da, dày sừng nang lông, suy giảm sức đề kháng,… nếu lạm dụng trong thời gian dài.

- Thuốc corticoid kết hợp với kháng sinh: Sẽ được chỉ định trong trường hợp có nhiễm khuẩn, với mục đích tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng, đồng thời chống viêm và làm giảm ngứa ngáy.

Thuốc bôi có thể làm dịu niêm mạc da, tránh nhiễm trùng lan rộng và từ từ đẩy lùi triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc dùng thuốc điều trị tại chỗ vẫn có thể phát sinh các tác dụng phụ. Tốt nhất, cần tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào.

* Thuốc uống điều trị tổ đỉa:

Thuốc uống được sử dụng trong điều trị tổ đỉa có khả năng chống ngứa, giảm tổn thương da cũng như chống viêm nhiễm. So với thuốc bôi, thuốc uống có nhiều rủi ro hơn nên sẽ được chỉ định bởi bác sĩ khi chàm tổ đỉa đã ở giai đoạn nghiêm trọng.

Một số loại thuốc uống giúp trị bệnh tổ đỉa là:

- Thuốc kháng histamin tổng hợp.

- Thuốc uống chứa corticoid: Nếu như tổ đỉa dẫn tới viêm nặng nề, chuyên gia có thể chỉ định thuốc corticoid đường uống. Tuy nhiên, dòng thuốc này có thể dẫn tới tác dụng phụ như: Loãng xương, suy tuyến thượng thận,…

- Kháng sinh: Dùng trong trường hợp bội nhiễm da nặng nề.

- Thuốc kháng nấm: Được sử dụng khi có hiện tượng nhiễm nấm.

Mẹo tự nhiên khắc phục triệu chứng bệnh tổ đỉa

Ngoài việc điều trị bằng thuốc thì người bệnh có thể áp dụng một số mẹo tự nhiên để hỗ trợ cải thiện triệu chứng. Điều này sẽ giúp làm giảm tổn thương trên da, đồng thời đẩy nhanh tốc độ hồi phục.

* Sử dụng muối biển

Với tính chất sát trùng và chống viêm rất tốt, dùng muối biển có thể giúp làm giảm ngứa ngáy, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ phát triển của tình trạng viêm nhiễm da.

Thực hiện như sau: Chuẩn bị 1 chậu nước ấm. Bỏ 2 muỗng muối biển vào và khuấy đều cho tan. Dùng nước muối ấm để ngâm chân tay trong khoảng 10 – 15 phút. Nên áp dụng đều đặn mỗi ngày 2 lần để cải thiện tình trạng viêm và ngứa ngáy.

* Sử dụng lá trầu không

Lá trầu không cũng là một vị thuốc quen thuộc với khả năng sát trùng và ức chế vi khuẩn, vi nấm. Ngoài ra, tinh dầu từ lá trầu không còn có thể giúp giảm ngứa, kháng viêm và kiểm soát hoạt động của tuyến bã nhờn.

Cách thực hiện như sau: Chuẩn bị 1 nắm lá trầu không đem đi rửa sạch và vò nhẹ. Đun sôi 2 lít nước rồi cho lá trầu không vào đun thêm 5 phút. Đổ ra thau, thêm nước lạnh cho ấm rồi ngâm chân tay khoảng 10 – 15 phút.

* Dùng tỏi

Dùng tỏi có thể chống viêm và hỗ trợ đẩy lùi triệu chứng chàm tổ đỉa. Hoạt chất allicin trong tỏi được đánh giá là có khả năng kháng khuẩn và sát trùng rất tốt. Chính vì thế mà có thể dùng tỏi để khắc phục các triệu chứng của chàm tổ đỉa.

Hướng dẫn thực hiện: Cần chuẩn bị 1 củ tỏi tươi, lột sạch vỏ và nghiền nát. Ép lấy dịch tỏi và hòa cùng với 1 ít nước. Thoa nước ép tỏi trực tiếp lên vùng da tổn thương và để nguyên trong khoảng 10 phút. Dùng nước ấm rửa lại cho sạch.

Với mẹo dân gian này người bệnh nên thực hiện mỗi ngày 2 lần để nhận được kết quả tốt nhất.

Với các mẹo dân gian, tuyệt đối không được áp dụng trên vùng da tổn thương, xuất hiện bội nhiễm. Lúc này, việc áp dụng có thể khiến vấn đề trở nên nghiêm trọng thêm.

Ngoài ra, bị chàm tổ đỉa, hay nổi mụn nước ở kẽ ngón chân nên lưu ý gì trong sinh hoạt? Hãy lắng nghe chuyên gia Trần Lan Anh tư vấn trong video dưới đây:

Kem-lam-sach-da-Eczestop.webp



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 10 mẹo trị chàm môi cực “thần thánh” bạn nên nắm rõ. CLICK NGAY!
    10 mẹo trị chàm môi cực “thần thánh” bạn nên nắm rõ. CLICK NGAY!

    Mẹo trị chàm môi là vấn đề mà rất nhiều người quan tâm tìm hiểu. Bạn có thể cải thiện các tổn thương, làm giảm triệu chứng, hạn chế tái phát nếu áp dụng đúng cách. Hãy tham khảo ngay 10 gợi ý dưới đây nhé!

  •  Biến chứng nguy hiểm bệnh viêm da cơ địa ở trẻ. Xem ngay!
    Biến chứng nguy hiểm bệnh viêm da cơ địa ở trẻ. Xem ngay!

    Viêm da cơ địa ở trẻ không đơn giản như nhiều bậc cha mẹ vẫn nghĩ, ngược lại, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm da cơ địa ở trẻ, các bậc cha mẹ hãy tìm hiểu để có thể phòng ngừa cho con nhé!

  • 3 bài thuốc Đông y chữa eczema CỰC HAY - Không xem thì ÂN HẬN CẢ ĐỜI
    3 bài thuốc Đông y chữa eczema CỰC HAY - Không xem thì ÂN HẬN CẢ ĐỜI

    Eczema (hay chàm, viêm da cơ địa) là một trong những bệnh phổ biến gây ra tình trạng viêm ngứa khó chịu. Bên cạnh các biện pháp cải thiện bệnh với những loại thuốc Tây, dân gian cũng thường áp dụng những biện pháp điều trị eczema bằng thuốc Đông y. Dưới đây là 3 bài thuốc điều trị bệnh eczema bằng thuốc Đông y mà bạn có thể tham khảo.

  • 4 thay đổi nhỏ - hiệu quả to cho người viêm da cơ địa
    4 thay đổi nhỏ - hiệu quả to cho người viêm da cơ địa

    Viêm da cơ địa là thể phổ biến nhất của bệnh chàm. Việc điều trị bệnh bên cạnh những biện pháp được bác sĩ chỉ định, có một số thay đổi rất đơn giản trong thói quen hàng ngày mà bạn có thể dễ dàng thực hiện nhưng có thể giúp giảm các triệu chứng bệnh hiệu quả.