Viêm da tiếp xúc: Tổng quan bệnh lý và phương pháp điều trị

Viêm da tiếp xúc là một trong những bệnh lý về da khá phổ biến hiện nay. Bệnh tuy không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe nhưng lại có thể khiến người bệnh luôn cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu và đặc biệt gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của làn da. Bài viết dưới đây là những thông tin cơ bản về viêm da tiếp xúc, nguyên nhân cũng như các triệu chứng điển hình của bệnh cùng phương pháp điều trị bệnh hiệu quả.

Tổng quan về bệnh viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc là một trong những bệnh lý về da khá phổ biến hiện nay. Đây là tình trạng làn da bị dị ứng khi phải tiếp xúc trực tiếp với các chất gây dị ứng. Bệnh khiến người bệnh luôn cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu và đặc biệt gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của làn da.

Viêm da tiếp xúc là gì?

Viêm da tiếp xúc (tên tiếng anh: Allergic Contact Dermatitis) là một loại viêm da. Nó được xem là kết quả của việc tiếp xúc với chất gây dị ứng (viêm da tiếp xúc dị ứng) hoặc các chất kích ứng (viêm da tiếp xúc kích ứng).

Những triệu chứng của bệnh viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc có ba loại, bao gồm: viêm da tiếp xúc dị ứng; viêm da tiếp xúc kích ứng; viêm da photocontact. Trong đó viêm da Photocontact lại được chia thành hai loại sau: phototoxic và dị ứng ánh sáng. 

Một số triệu chứng thường gặp của căn bệnh này như sau: 

  • Người bệnh sẽ có hiện tượng khô da, da nứt nẻ hay bong tróc da và có vảy, sần sùi.
  • Xuất hiện mẩn ngứa trên da, mề đay.
  • Hít vào hoặc nuốt chất kích ứng có thể gây thở khò khè hoặc buồn nôn.
  • Da gặp tình trạng bỏng rát, phồng rộp.
  • Có cảm giác ngứa ngáy dữ dội.
  • Da nổi mụn nước, có xuất hiện chất lỏng thoát lên từ da (trong trường hợp bị viêm da nặng).
  • Da nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời.

Tùy vào cơ địa, nguyên nhân và mức độ bệnh, mỗi người bệnh sẽ có những triệu chứng khác nhau. Những triệu chứng kể trên có thể xuất hiện ở nhiều bộ phận trên cơ thể như mí mắt, da mặt, tay, chân,… Trong trường hợp người bệnh viêm da tiếp xúc toàn thân sẽ xuất hiện triệu chứng trên hầu hết vùng da trên cơ thể, rộng và có thêm biểu hiện sưng tấy. 

Tùy vào cơ địa, nguyên nhân và mức độ bệnh, mỗi người bệnh sẽ có những triệu chứng khác nhau

>>Xem thêm: Viêm da tiếp xúc do côn trùng biểu hiện ra sao?

Nguyên nhân nào gây ra viêm da tiếp xúc?

Có nhiều nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc mà chủ yếu là do việc người bệnh tiếp xúc với các chất dị ứng, từ đó gây ra các phản ứng trong cơ thể. Sau khi chúng ta tiếp xúc chất dị ứng, hệ miễn dịch sẽ nhận ra và bắt đầu tạo ra các kháng thể để chống lại “kẻ xâm lược”. Một chuỗi các phản ứng gây ra sự giải phóng các hóa chất, bao gồm histamine. Đó được gọi là phản ứng dị ứng - trong trường hợp này, phát ban ngứa. Hay còn được gọi là viêm da tiếp xúc. Có nhiều hơn một trong những tác nhân gây ra cả viêm da tiếp xúc kích ứng và viêm da tiếp xúc dị ứng.

Viêm da tiếp xúc dị ứng 

Viêm da tiếp xúc dị ứng hay xảy ra khi cơ thể có tiếp xúc với các dị nguyên. Nó xâm nhập vào cơ thể thông qua thức ăn, thuốc hay thậm chí là trong quá trình làm thủ thuật y khoa.

Một lượng nhỏ dị nguyên cũng đủ gây ra phản ứng mẫn cảm của cơ thể. Như vậy, cơ thể người bệnh có thể xuất hiện phản ứng gần như ngay lập tức với các dị nguyên mạnh sau lần đầu tiên tiếp xúc. Những dị nguyên yếu hơn gây ra các phản ứng dị ứng cũng như bộc phát triệu chứng ra bên ngoài sau nhiều lần tiếp xúc hoặc sau vài năm. Đối với trẻ em, sau khi tiếp xúc với một số loại vật dụng như tã, khăn, kem chống nắng hay quần áo cũng có thể xuất hiện dị ứng.

Các chất dị nguyên phổ biến thường gặp như sau:

-       Một số loại thuốc kháng sinh.

-       Hóa chất có trong các đồ trang sức, kim loại và một số vật dụng khác.

-       Sản phẩm có thể gây phản ứng da dưới ánh nắng như kem chống nắng.

-       Các chất bảo quản, tẩy rửa, thuốc trừ sâu.

-       Các chất khử mùi, sữa tắm, mỹ phẩm, sơn móng tay, thuốc nhuộm tóc.

-      Dầu thơm chiết xuất thực vật (ví dụ như nước hoa, mỹ phẩm, các loại gia vị,…).

-       Phấn hoa.

Viêm da tiếp xúc có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân

Viêm da tiếp xúc kích ứng

Viêm da tiếp xúc kích ứng có thể xem là loại viêm da tiếp xúc thường gặp nhất. Các phản ứng của da người bệnh khá đa dạng. Một số người bệnh có thể phản ứng nhanh và rất mạnh với các chất kích ứng ngay từ lần đầu tiên. Một số người bệnh khác lại một số người không còn phản ứng với những chất này sau một thời gian nhất định.

Một số các chất kích ứng được kể đến bao gồm:

-       Các chất chùi rửa có chứa cồn

-       Dầu gội, gel/ sáp vuốt tóc

-       Mùn cưa

-       Các loại phân bón, thuốc trừ sâu

Phương pháp điều trị viêm da tiếp xúc

Dùng thuốc giảm triệu chứng viêm da tiếp xúc

Việc xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong lựa chọn các loại thuốc điều trị viêm da tiếp xúc. Trong trường hợp bị viêm da tiếp xúc nhẹ, người bệnh có thể sử dụng sản phẩm dưỡng da có chứa calamine giúp làm giảm triệu chứng. Một số loại thuốc khác có thể kể đến như: 

-   Thuốc kháng sinh: Tùy thuộc vào tình trạng bệnh và chẩn đoán của bác sĩ, người bệnh có thể sử  dụng kháng sinh nhóm penicillin

-   Thuốc bôi, thuốc uống chứa steroid: Thông thường, bác sĩ chỉ định thuốc bôi chứa steroid nếu da có dấu hiệu khô rát, bong vảy để làm giảm tình trạng ngứa da và chống dị ứng.

-   Dung dịch sát khuẩn và làm dịu da: Người bệnh được sử dụng thuốc bôi dạng mỡ/ kem để hạn chế tổn thương da, hỗ trợ da mau lành.

-  Thuốc ức chế calcineurin: Nhóm thuốc này được sử dụng thay thế cho corticoid dạng bôi ở một số trường hợp, làm giảm triệu chứng viêm, chống dị ứng

-  Thuốc kháng histamin: Được sử dụng để chống dị ứng và cải thiện triệu chứng ngứa da, nóng, rát da mặt,…

Một số những loại thuốc dùng điều trị viêm da tiếp xúc có thể gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng. Vì thế bệnh nhân được khuyến cáo chỉ dùng thuốc khi thật sự cần thiết và tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ.

Bạn có thể sử dụng các loại kem bôi hoặc thuốc uống để giảm các triệu chứng viêm da cơ địa

Thay đổi lối sống cải thiện các triệu chứng bệnh

  • Chế độ ăn uống: Xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh nhằm hồi phục các tế bào da bị tổn thương cũng như duy trì độ ẩm cần thiết cho da. Một số thực phẩm người mắc viêm da tiếp xúc được khuyến khích sử dụng như các loại rau xanh, trái cây, cá, sữa, uống nhiều nước và cần hạn chế các thực phẩm có khả năng dị ứng cao.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với các kim loại là tác nhân gây dị ứng.
  • Đắp bột yến mạch: Bột yến mạch chứa nhiều chất chống oxy hóa và kẽm, có tác dụng giảm viêm và ngứa tự nhiên. Do đó bạn có thể hòa bột yến mạch với nước ấm, sau đó ngâm vùng da tổn thương trong khoảng 10 – 15 phút
  • Chườm lạnh: Chườm lạnh là biện pháp giảm ngứa và sưng viêm an toàn. Áp dụng biện pháp này từ 10 – 15 phút có thể cải thiện các triệu chứng khó chịu và giảm nguy cơ lạm dụng thuốc bôi chứa steroid.
  • Giữ tay chân luôn sạch: rửa và lau khô tay thật nhẹ nhàng sau mỗi lần rửa tay.
  • Nên dùng kem dưỡng da hàng ngày để da có đủ ẩm.Đắp khăn ướt hay gạc mát vào vùng da phát ban, giữ từ 20 đến 30 phút và lặp.

>>Xem thêm: Cách dùng lá khế chữa viêm da tiếp xúc bạn nên áp dụng ngay hôm nay!

Phòng ngừa viêm da tiếp xúc tái phát sao cho hiệu quả

Cách tốt nhất để tránh bị viêm da tiếp xúc là nhận biết nguyên nhân chính xác gây ra bệnh và tránh xa nó. Nếu bạn tiếp xúc với chất gây dị ứng hoặc chất kích ứng, hãy rửa sạch nó càng sớm càng tốt để giảm phản ứng của cơ thể.

Các sản phẩm bôi da có thành phần Zinc salicylate (Kẽm salicylate) hỗ trợ hiệu quả trong quá trình điều trị viêm da tiếp xúc. Cụ thể, theo nghiên cứu đánh giá về liệu pháp kẽm trong da liễu, kẽm có đặc tính chống viêm và tăng tái tạo biểu mô. Kem dưỡng da chứa oxit kẽm hoặc kẽm cacbonat được sử dụng thường xuyên để giảm triệu chứng ngứa vì đặc tính làm dịu của nó. Kẽm cũng ức chế sự phân hủy tế bào mast và do đó làm giảm sự bài tiết histamin, chất trung gian quan trọng của phản ứng viêm da và gây ngứa.

Nếu bạn không chắc chắn nguyên nhân gây phát ban, hãy thực hiện các bước sau:

  • Chỉ sử dụng các loại kem dưỡng da, chất tẩy rửa và xà phòng an toàn cho da, không sử dụng thuốc nhuộm.
  • Mặc đồ bảo hộ nếu bạn có thể phải tiếp xúc với chất kích ứng hoặc chất gây dị ứng, chẳng hạn như áo dài tay hoặc kính bảo hộ và găng tay khi sử dụng các sản phẩm làm sạch.
  • Sử dụng kem dưỡng da để giữ cho làn da của bạn khỏe mạnh và đủ độ ẩm.
  • Kiểm tra bất kỳ những sản phẩm bạn sử dụng trên một vùng da nhỏ của bạn trước khi sử dụng nó.

 

Sử dụng kem dưỡng để duy trì độ ẩm cần thiết cho da

Bài viết trên đây tổng hợp những kiến thức cơ bản cần biết về bệnh viêm da tiếp xúc. Mong rằng các bạn có thể hiểu thêm và có cho mình những phương pháp điều trị viêm da tiếp xúc an toàn và hiệu quả. Nếu bạn vẫn còn những thắc mắc chưa được giải đáp, hãy để lại thông tin liên hệ hoặc câu hỏi dưới phần bình luận, chúng tôi sẽ tư vấn sớm nhất. 

Nguồn tham khảo:

Contact dermatitis - Symptoms and causes - Mayo Clinic

Contact Dermatitis: Causes, Symptoms, Treatments (webmd.com)

https://howtocure.com/home-remedies-for-contact-dermatitis/



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 10 mẹo trị chàm môi cực “thần thánh” bạn nên nắm rõ. CLICK NGAY!
    10 mẹo trị chàm môi cực “thần thánh” bạn nên nắm rõ. CLICK NGAY!

    Mẹo trị chàm môi là vấn đề mà rất nhiều người quan tâm tìm hiểu. Bạn có thể cải thiện các tổn thương, làm giảm triệu chứng, hạn chế tái phát nếu áp dụng đúng cách. Hãy tham khảo ngay 10 gợi ý dưới đây nhé!

  •  Biến chứng nguy hiểm bệnh viêm da cơ địa ở trẻ. Xem ngay!
    Biến chứng nguy hiểm bệnh viêm da cơ địa ở trẻ. Xem ngay!

    Viêm da cơ địa ở trẻ không đơn giản như nhiều bậc cha mẹ vẫn nghĩ, ngược lại, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm da cơ địa ở trẻ, các bậc cha mẹ hãy tìm hiểu để có thể phòng ngừa cho con nhé!

  • 3 bài thuốc Đông y chữa eczema CỰC HAY - Không xem thì ÂN HẬN CẢ ĐỜI
    3 bài thuốc Đông y chữa eczema CỰC HAY - Không xem thì ÂN HẬN CẢ ĐỜI

    Eczema (hay chàm, viêm da cơ địa) là một trong những bệnh phổ biến gây ra tình trạng viêm ngứa khó chịu. Bên cạnh các biện pháp cải thiện bệnh với những loại thuốc Tây, dân gian cũng thường áp dụng những biện pháp điều trị eczema bằng thuốc Đông y. Dưới đây là 3 bài thuốc điều trị bệnh eczema bằng thuốc Đông y mà bạn có thể tham khảo.

  • 4 thay đổi nhỏ - hiệu quả to cho người viêm da cơ địa
    4 thay đổi nhỏ - hiệu quả to cho người viêm da cơ địa

    Viêm da cơ địa là thể phổ biến nhất của bệnh chàm. Việc điều trị bệnh bên cạnh những biện pháp được bác sĩ chỉ định, có một số thay đổi rất đơn giản trong thói quen hàng ngày mà bạn có thể dễ dàng thực hiện nhưng có thể giúp giảm các triệu chứng bệnh hiệu quả.