Phương pháp dùng lá khế chữa viêm da tiếp xúc được nhiều người tin tưởng áp dụng vì sự lành tính của nó. Tuy vậy, không phải ai cũng biết vì sao loại thảo dược này lại có tác dụng cải thiện viêm da tiếp xúc cũng như cách thực hiện đúng và chi tiết nhất như thế nào? Nếu bạn cũng quan tâm đến vấn đề này, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!
Bệnh viêm da tiếp xúc là gì?
Viêm da tiếp xúc là bệnh lý da liễu thường tái phát nhiều lần, xảy ra do tiếp xúc với chất dị ứng hoặc các chất gây kích thích. Tổn thương thường xảy ra ở tầng biểu bì và hạ bì, làm da xuất hiện các nốt mẩn, đỏ, sưng, gây ngứa kéo dài, có khi dữ dội. Bệnh này thường cải thiện dần chỉ khi da không còn tiếp xúc với các chất gây dị ứng hoặc kích ứng nữa. Tuy vậy, đối với tình trạng mạn tính, các tổn thương vẫn có thể phát triển dù đã loại bỏ tác nhân gây hại. Có 3 loại viêm da tiếp xúc là: Viêm da tiếp xúc kích ứng, viêm da tiếp xúc dị ứng và viêm da photocontact.
Để điều trị viêm da tiếp xúc hiệu quả, người bệnh nên lưu ý tất cả những vấn đề dưới đây:
- Tránh làm trầy xước da, hạn chế gãi, cắt móng tay để không làm tổn thương da khi ngủ.
- Ngay sau khi tiếp xúc với một chất mà cơ thể bị dị ứng hay kích ứng, hãy rửa bằng xà phòng dịu nhẹ và nước sạch.
- Ăn uống đủ chất, cân bằng giữa các nhóm dinh dưỡng. Không sử dụng chất kích thích, đồ ăn cay nóng hay thực phẩm nhạy cảm với cơ thể.
- Nếu tình trạng ngứa không thuyên giảm sau vài ngày, bạn sẽ được kê đơn một số loại thuốc như: Kháng histamin (ví dụ như diphenhydramine), kem bôi chứa corticoid, thuốc kháng sinh nếu có nhiễm trùng,...
- Tránh tiếp xúc với tác nhân mà cơ thể nhạy cảm bằng quần áo bảo hộ, găng tay,…
Hiện nay, có nhiều phương pháp chữa viêm da tiếp xúc. Trong đó, tây y giúp giảm triệu chứng nhanh nhưng thường tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ. Chính vì vậy, nhiều người có xu hướng lựa chọn các thảo dược tự nhiên, tiêu biểu như lá khế.
Cách dùng lá khế chữa viêm da tiếp xúc
Theo đông y, lá khế vị chua, chát, se, tính lương (mát), có tác dụng làm mát da, thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn, tiêu viêm, giúp giảm ngứa và khiến da mau phục hồi. Theo nghiên cứu khoa học hiện đại, lá khế chứa nhiều acid hữu cơ, các loại vitamin, một số loại flavonoid có hoạt tính kháng viêm, chất chống oxy hóa mạnh như polyphenolic,... Vì thế, lá khế có tác dụng giảm viêm và ức chế vi khuẩn, làm các tổn thương trên da mau hồi phục hơn. Cách dùng lá khế chữa viêm da tiếp xúc cụ thể như sau:
Sử dụng riêng lá khế
Cho khoảng 200g lá khế tươi vào ngâm nước muối và rửa sạch, sau đó vớt ra, để ráo. Vò nát hoặc cắt nhuyễn lá khế, bỏ vào nồi cùng khoảng 2 lít nước. Nấu trong vòng 10 – 15 phút. Tắt bếp, để cho nước nguội bớt rồi dùng để tắm. Có thể dùng xác lá để vệ sinh, chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị bệnh. Cách này có thể thực hiện khoảng vài lần/tuần khi bị ngứa.
Kết hợp các loại lá khác
Chuẩn bị 30g lá khế tươi cùng một số loại lá khác như: Long não, thanh hao hoa vàng, thông,... Bạn đem tất cả các nguyên liệu rửa sạch, cắt nhỏ, ngâm nước muối rồi vớt ra, để ráo. Cho vào nồi cùng với 5 lít nước. Nấu sôi trong khoảng 10 – 15 phút rồi tắt lửa và để nguội. Dùng nước này để tắm, lấy lá chà xát nhẹ nhàng lên da để giảm ngứa cũng như cải thiện các triệu chứng khác của viêm da tiếp xúc.
2 phương pháp chữa viêm da tiếp xúc bằng lá khế kể trên đều đòi hỏi phải kiên trì trong thời gian dài mới có công hiệu. Bên cạnh đó, không nên tắm hoặc chườm lá khế lên vùng vết thương hở để tránh bội nhiễm rất nguy hiểm.
Dược sĩ Đoàn Thu