Tổ đỉa là bệnh lý da liễu gây ra sự ngứa ngáy khó chịu cho người mắc. Vậy bị tổ đỉa phải làm sao để cải thiện an toàn, hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn biết 7 mẹo giúp đẩy lùi tổ đỉa từ thiên nhiên cực kỳ hữu ích. Hãy cùng tham khảo ngay và áp dụng để sức khỏe làn da mau chóng được cải thiện bạn nhé! XEM NGAY!
Tổ đỉa là gì?
Bệnh tổ đỉa hay chàm tổ đỉa là một dạng viêm da, biểu hiện đặc trưng bởi các mụn nước kích thước nhỏ, tập trung ở bàn tay, bàn chân đi kèm với các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu. Bệnh phát triển theo giai đoạn, chu kỳ, có đặc tính là dai dẳng, dễ tái phát. Lý do gây khởi phát bệnh lý này liên quan đến những yếu tố như: Tiếp xúc với đất - nước bẩn, xà phòng, hóa chất, căng thẳng kéo dài,... Trong khi đó, nguyên nhân sâu xa gây bệnh tổ đỉa là do sự suy yếu hoặc hoạt động bất thường của hệ miễn dịch, khiến khả năng chống chọi của cơ thể với các yếu tố gây bệnh bị suy giảm.
Hình ảnh bệnh tổ đỉa
Vậy bị tổ đỉa phải làm sao? Hãy tham khảo ngay 7 mẹo từ dân gian dưới đây nhé!
Bị tổ đỉa phải làm sao? 7 mẹo đẩy lùi tổ đỉa từ thiên nhiên
Đối với vấn đề bị tổ đỉa phải làm sao, giới chuyên gia cho rằng, bệnh nhân nên ăn uống và sinh hoạt điều độ. Có thể dùng thuốc tây nếu được nhân viên y tế kê đơn, nhưng nhất định không được lạm dụng để tránh những hậu quả đáng tiếc.
Ngoài ra, việc dùng các mẹo chữa bệnh tổ đỉa tại nhà cũng được nhiều người áp dụng bởi mang lại nhiều ưu điểm như:
- Nguyên liệu dễ tìm, an toàn và ít gây tác dụng phụ, ít tốn kém chi phí.
- Phương pháp thực hiện đơn giản và phù hợp với nhiều đối tượng.
- Hiệu quả tốt với giai đoạn sớm của bệnh, giúp cải thiện triệu chứng ngứa rát bên ngoài.
Dưới đây là một số mẹo bạn có thể áp dụng:
Chữa chàm tổ đỉa bằng lá trầu không
Trầu không là vị thuốc nam quý có vị cay, tính ấm, thường được biết đến với tác dụng diệt khuẩn. Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, hàm lượng tinh dầu cao trong lá trầu không cho tác dụng ức chế mạnh với tụ cầu, vi khuẩn coli, song cầu khuẩn,...
Bên cạnh đó, trầu không còn có tác dụng chống ngứa, giảm đau, chỉ thống, khu phong, tán hàn, hành khí,… Thực hiện các mẹo chữa tổ đỉa bằng lá trầu không sẽ giúp thúc đẩy tốc độ hồi phục, giảm tổn thương da và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh.
Cách thực hiện như sau: Giã lá trầu không với muối biển và đắp lên vùng da bị bệnh, để khoảng 10 phút.
Chữa tổ đỉa bằng lá lốt
Cũng như trầu không, lá lốt cũng là một vị thuốc nam có vị cay, tính ấm. Tinh dầu trong lá lốt có tác dụng tiêu viêm, diệt khuẩn, thúc đẩy quá trình tái tạo và làm lành da. Người ta thường dùng lá lốt để ngâm rửa, giảm ngứa ngáy, viêm đỏ và ngăn ngừa nhiễm trùng như sau:
- Rửa sạch lá lốt với nước muối pha loãng. Vò nát rồi cho vào nồi. Thêm nước và đun sôi khoảng 5 phút là xong.
- Dùng nước này để ngâm tay chân mỗi ngày 1 – 2 lần cho đến khi hết bệnh.
Cách chữa tổ đỉa bằng tỏi
Tỏi cũng là một trong những nguyên liệu có thể giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh tổ đỉa hiệu quả. Hoạt chất allicin trong tỏi có tác dụng ức chế vi nấm, vi khuẩn hiệu quả. Cách sử dụng như sau:
- Bóc vỏ một vài củ tỏi tươi và cho vào bình thủy tinh.
- Đổ rượu vào bình đủ để ngập tỏi.
- Ngâm khoảng 7 – 10 ngày là có thể dùng được.
- Lấy một ít dịch rượu thoa đều lên vùng da bị tổn thương. Mát xa nhẹ nhàng để không làm vỡ các mụn nước hoặc tổn thương cho da.
- Để trong khoảng 10 phút và rửa lại với nước sạch.
Lưu ý: Cách làm này chỉ nên áp dụng với những trường hợp mụn nước chưa vỡ. Rượu tỏi chứa axit và cồn có thể gây đau rát và xót ở tổn thương hở.
Trị bệnh tổ đỉa bằng chanh
Đây cũng là một trong những mẹo chữa bệnh tổ đỉa tại nhà được áp dụng rất phổ biến. Phương pháp trị tổ đỉa tận gốc bằng chanh thường áp dụng với những người bị bệnh do tăng tiết mồ hôi ở bàn tay, bàn chân. Lượng axit citric và vitamin C trong quả chanh sẽ giúp làm thông thoáng vùng da bị tổn thương và ngăn ngừa nhiễm trùng.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch, lau khô vùng da bị tổn thương.
- Vắt ½ quả chanh lấy nước cốt và hòa với nước ấm theo tỉ lệ 1:1.
- Thoa đều hỗn hợp này lên vùng da bị bệnh và để trong 10 phút.
- Rửa lại với nước ấm, lau khô bằng khăn bông mềm và dưỡng ẩm da.
Lưu ý: Chanh chứa nhiều axit nên có thể gây cảm giác xót, khó chịu. Vì vậy, bạn chỉ nên áp dụng phương pháp này khi các mụn nước chưa vỡ và lở loét.
Các cách chữa bệnh tổ đỉa kể trên có nhiều ưu điểm. Tuy nhiên, trên thực tế, các phương pháp này thường chỉ được dùng để hỗ trợ điều trị do có hiệu quả chậm, cần thời gian sử dụng lâu dài. Bên cạnh đó, hiệu quả còn phụ thuộc vào cơ địa mỗi người. Một vài trường hợp khác có thể gặp tình trạng dị ứng, mẫn cảm và nhiễm trùng do mẫn cảm hoặc thực hiện không đúng cách.
Dược sĩ Đoàn Thu