Da bị nổi sần và ngứa: Nguyên nhân và cách khắc phục

Da bị nổi sần và ngứa thường được cho là mề đay dị ứng. Nhưng thực chất có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này, chẳng hạn như viêm da cơ địa, dị ứng da do thời tiết,... Mặc dù không phải là những bệnh lý nguy hiểm nhưng chúng thường xuyên tái đi tái lại làm bạn khó chịu và mất thẩm mỹ. Hiểu rõ lý do và vận dụng tốt những mẹo nhỏ dưới đây sẽ là “chìa khóa” giúp bạn có được làn da khỏe, đẹp. 

Các nguyên nhân hàng đầu làm da bị nổi sần và ngứa 

Dưới đây là những nguyên nhân hàng đầu khiến da bị nổi sần và ngứa được tổng hợp bởi Hiệp hội Da liễu Hoa Kỳ (AAD): 

Côn trùng đốt 

Muỗi đốt thường dễ nhận biết với các đốm mẩn đỏ và ngứa nhưng biến mất nhanh chóng. Một số côn trùng có khả năng bám chặt và sinh sản phát triển trên da sẽ gây ra những cơn ngứa dai dẳng, điển hình như rệp, chấy, ve (hay con ghẻ). 

Viêm da cơ địa 

Viêm da cơ địa là một trong các bệnh lý phổ biến với biểu hiện ban đầu là khô da, ngứa da. Đây không phải chỉ là những cơn ngứa thoáng qua mà chúng sẽ dai dẳng hàng đêm, đến mức làm bạn mất ngủ. Thông thường, nếu do viêm da cơ địa, da bị nổi sần và ngứa thường xuất hiện ở các vùng nếp gấp cơ thể như khuỷu tay, đầu gối,... Không giống với các bệnh da liễu khác, viêm da cơ địa thường tái phát và rất dễ để lại các tổn thương da mạn tính. 

co-nhieu-nguyen-nhan-khien-da-bi-noi-san-ngua.webp

Có nhiều nguyên nhân khiến da bị nổi sần ngứa

>>>XEM THÊM: Điều trị viêm da cơ địa dị ứng như thế nào? Xem ngay kẻo lỡ!

Viêm da tiết bã nhờn

Viêm da tiết bã thường dễ bị nhầm lẫn với phát ban. Nhưng nếu da nổi mẩn và ngứa do viêm da tiết bã xảy ra thì còn có dấu hiệu bong tróc những lớp vảy từ trắng đến vàng xung quanh vùng da bị viêm. Đặc biệt là thường gặp ở vùng da có nhiều tuyến bã nhờn như da đầu, da mặt,… Do sự tăng hoạt động của tuyến bã nhờn là nguyên nhân chính dẫn đến viêm da nên triệu chứng của bệnh thường âm ỉ và không rõ ràng như viêm da cơ địa. Bệnh nhân thường chỉ phát hiện khi viêm da tiết bã nhờn tiến triển tạo nên những mảng trắng lớn, khắp người.

Bệnh vảy nến 

Là một thể viêm da mạn tính, bệnh vảy nến thường đem lại phiền toái dai dẳng cho người mắc. Nếu không được điều trị đúng cách, vảy nến dễ tiến triển, biến chứng thành các bệnh lý nguy hiểm khác. Dấu hiệu điển hình nhất của bệnh vảy nến phải kể đến là từng cơn đau đớn, ngứa ngáy âm ỉ. Ban đầu vảy nến thường xuất hiện ở đầu gối, khuỷu tay. Sau đó lan ra thành những mảng da trắng lớn và khô ráp như sáp nến trên cơ thể, nhất là khi không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Viêm da thần kinh

Viêm da thần kinh là tình trang da nổi sần mụn nước và gây nên những đợt ngứa ngáy, khó chịu cho người mắc. Những cơn ngứa trong chứng viêm da này không thể xem thường vì chúng là nguyên nhân làm người bệnh mệt mỏi, mất ngủ liên tục và dễ gây nên tình trạng nhiễm trùng da. Chu kỳ ngứa-gãi-ngứa nếu không được kiểm soát sẽ khiến các nốt mụn nước trên da vỡ ra, gây tổn thương nặng nề vùng da bị viêm. 

ton-thuong-da-do-viem-da-than-kinh-de-lai.webp

Tổn thương da do viêm da thần kinh để lại 

Da nổi sần và ngứa là dấu hiệu cảnh báo cho các bệnh lý bên trong cơ thể

Nghe có vẻ khó tin nhưng đôi lúc, ngứa da và nổi mẩn đỏ khắp người chính là dấu hiệu của một số bệnh lý sau đây: 

  • Bệnh máu chẳng hạn như ung thư tế bào lympho T ở da.
  • Bệnh tiểu đường. 
  • Các vấn đề bất thường trên gan thường biểu hiện triệu chứng ngứa ran ở lòng bàn tay, bàn chân sau đó lan ra khắp cơ thể. 
  • Bệnh thận, những người đang lọc máu hay đang cần lọc máu thường có biểu hiện ngứa dữ dội trên lưng, cánh tay và chân. 
  • HIV/AIDS. 
  • Tuyến giáp hoạt động quá mức. 

Da nổi sần và ngứa do phản ứng dị ứng 

Phản ứng dị ứng da trong dân gian còn gọi là mề đay, điển hình với tình trạng từng mảng phát ban đỏ da kèm theo sần sùi, nổi cộm và ngứa ngáy. Phản ứng này có thể xảy ra với bất kỳ dị nguyên mà bạn tiếp xúc như: Dị ứng mỹ phẩm, dị ứng thực phẩm, nước hoa,…

Một số nguyên nhân khác làm da bị nổi sần và ngứa

Ngoài các lý do làm da bị sần sùi và ngứa chính kể trên, bạn cũng có thể gặp phải tình trạng này khi da quá khô, cơ thể thiếu nước hay mất cân bằng nội tiết tố,... Sự thay đổi thất thường của thời tiết cũng có thể là nguyên do khiến da bạn nhạy cảm và dễ bị nổi mẩn ngứa.

Mặc dù không phải là bệnh lý nguy hiểm tới tính mạng nhưng các vấn đề về da đặc biệt là da mặt luôn làm bạn mất tự tin, lo lắng, ảnh hưởng đến sinh hoạt và đời sống. Do đó, bạn cần thăm khám với bác sĩ da liễu càng sớm càng tốt để xác định được nguyên nhân và đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp. 

Mách bạn cách điều trị da bị nổi sần và ngứa hiệu quả

Hiện nay có nhiều cách để khắc phục tình trạng da sần sùi, nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy từ dùng thuốc cho đến các mẹo dân gian tại nhà. Tùy vào cơ địa mỗi người và vấn đề bạn đang mắc phải mà có thể cho đáp ứng điều trị khác nhau. Bác sĩ chuyên khoa da liễu có thể sẽ kê một số thuốc kháng histamin hay corticosteroid cho bạn. Đồng thời cũng cần kết hợp chăm sóc da từ bên ngoài để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất. 

Điều trị các bệnh lý da liễu bằng thuốc

Ngứa, nổi mẩn ở mặt và lan ra toàn thân sẽ làm nhiều người lo lắng. Việc tìm đến bác sĩ chuyên khoa da liễu để được thăm khám, chẩn đoán và nhận phác đồ điều trị phù hợp là phương án ưu tiên hàng đầu. Đây là giải pháp giúp giải quyết triệt để các nguyên nhân gây ngứa da. 

Thuốc kháng histamin trị da bị nổi mẩn và ngứa

Nhóm thuốc này được biết đến với tác dụng điều trị các bệnh dị ứng bao gồm cả ngứa da, nổi mẩn. Tuy nhiên, nhiều thuốc kháng histamin đều cho tác dụng phụ là buồn ngủ nên cần thận trọng, không dùng khi đang lái xe hay phải tập trung làm việc. Tốt nhất là uống thuốc kháng histamin trước khi ngủ. 

Thuốc corticoid bôi ngoài da

Các loại kem, thuốc trị ngứa thường chứa một thành phần nhỏ hydrocortisone (khoảng 1%). Hoạt chất này sẽ giúp kem, thuốc chống lại các phản ứng của viêm trên da điển hình là ngứa, nổi mẩn hay phát ban. Tuy nhiên, do tác dụng nguy hiểm khi dùng kéo dài mà bác sĩ da liễu khuyến cáo bạn chỉ nên sử dụng các thuốc corticoid trị ngứa bôi ngoài da một liệu trình ngắn hạn. 

kem-thuoc-boi-ngoai-da-de-khang-viem-khang-di-ung-khi-mac-cac-van-de-ve-da-nghiem-trong.webp

Kem, thuốc bôi ngoài da để kháng viêm, kháng dị ứng khi mắc các vấn đề về da nghiêm trọng 

Thuốc chống trầm cảm cũng có thể điều trị da bị nổi sần và ngứa

Một vài nghiên cứu đã cho thấy các thuốc chống trầm cảm cũng có khả năng làm giảm cảm giác ngứa. Thông qua việc giải phóng serotonin, thuốc làm giảm cảm giác ngứa ngáy khó chịu nhưng không giúp điều trị nguyên nhân dứt điểm. Do đó, liệu pháp này chỉ được dùng với các bệnh da liễu mạn tính, gây nên những cơn ngứa dai dẳng, khó chịu cho bệnh nhân. 

Mặc dù mang lại hiệu quả điều trị nhanh chóng và triệt để cho người bệnh. Nhưng chúng cũng tiềm ẩn các tác dụng phụ nguy hiểm.

Cách chăm sóc để làm giảm sần ngứa da tại nhà

Mục tiêu của việc chăm sóc da, làm giảm sần ngứa tại nhà là cấp ẩm kịp thời, cải thiện nhanh chóng các vấn đề da cơ bản. 

Thoa kem dưỡng ẩm mỗi ngày 

Kem dưỡng ẩm được xem như “chìa khóa” cho làn da, giúp da giữ nước tốt hơn, ngăn chặn tình trạng thiếu nước, khô da dẫn đến da nổi sần và ngứa. Đặc biệt là đối với những người bệnh viêm da cơ địa, vảy nến,... thì việc dưỡng ẩm cho da bằng loại kem phù hợp là rất quan trọng. 

Dưỡng ẩm da với các nguyên liệu thiên nhiên 

Dưỡng ẩm da bằng nha đam hay gel nha đam: Có thể giúp làm dịu da, giảm ngứa và cung cấp độ ẩm vừa đủ cho làn da của bạn. Bạn có thể sử dụng nha đam đã gọt vỏ, rửa sạch hoặc sản phẩm gel sẵn có để đắp lên da từ 15-20 phút mỗi lần, giúp cải thiện các vấn đề của da thiếu nước nhanh chóng. 

Cải thiện tình trạng khô da, sần ngứa với dầu dừa 

Dầu dừa thường được dùng để làm mềm da, giảm khô ráp, tránh tình trạng da nổi sần và ngứa. Đây là một nguyên liệu chăm sóc da lành tính, được sử dụng nhiều trong dưỡng ẩm và làm mềm da cho cả da dầu cũng như toàn cơ thể.  

cham-soc-da-tai-nha-de-bao-ve-suc-khoe-lan-da-tot-nhat-cai-thien-tinh-trang-da-bi-noi-san-va-ngua.webp

Chăm sóc da tại nhà để bảo vệ sức khỏe làn da tốt nhất, cải thiện tình trạng da bị nổi sần và ngứa 

Cách phòng tránh các vấn đề về da

Ngoài ra, để phòng tránh các vấn đề viêm da, dị ứng hay tổn thương da mạn tính, bác sĩ da liễu khuyến cáo bạn xây dựng quy trình chăm sóc da với những lưu ý sau: 

  • Luôn rửa mặt với sữa rửa mặt có độ pH phù hợp 2 lần mỗi ngày. 
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm phù hợp cho cả da mặt và da cơ thể, nhất là những người có làn da khô, thường xuyên nứt nẻ, bong tróc. Ưu tiên lựa chọn các sản phẩm có thành phần kháng khuẩn và làm sạch da như: Kẽm salicylate, nano bạc hay hoạt chất kháng khuẩn đến từ các chiết xuất thiên nhiên như dầu hạt neem, cây núc nác,... Trong một nghiên cứu năm 1999 được công bố trên tạp chí chuyên ngành, 73% số người bị viêm da tham gia đã cải thiện được triệu chứng viêm da nhờ bổ sung 60mg kẽm/ngày và trong vòng 1 tháng. 
  • Lựa chọn quần áo làm từ cotton, kiểu dáng rộng rãi thoải mái để tránh cọ xát nhiều vào da. 
  • Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ cho các đồ dùng cá nhân như khăn mặt, ga giường, gối,... 
  • Không gãi hay cọ xát mạnh vào vùng da bị nổi sần và ngứa. 

Nếu bạn thường xuyên bị làm phiền bởi tình trạng da bị nổi sần và ngứa, hãy để lại thông tin liên hệ, chuyên viên tư vấn chăm sóc da của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn. 

Dược sĩ Đoàn Thu

Nguồn tham khảo:

https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/guide/why-so-itchy

https://www.aad.org/public/everyday-care/itchy-skin/itch-relief/relieve-itchy-skin

https://www.aad.org/public/everyday-care/itchy-skin/itch-relief/relieve-uncontrollably-itchy-skin

https://www.healthline.com/health/outdoor-health/best-remedies-for-itching

 

Kem-lam-sach-da-Eczestop.webp



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 10 mẹo trị chàm môi cực “thần thánh” bạn nên nắm rõ. CLICK NGAY!
    10 mẹo trị chàm môi cực “thần thánh” bạn nên nắm rõ. CLICK NGAY!

    Mẹo trị chàm môi là vấn đề mà rất nhiều người quan tâm tìm hiểu. Bạn có thể cải thiện các tổn thương, làm giảm triệu chứng, hạn chế tái phát nếu áp dụng đúng cách. Hãy tham khảo ngay 10 gợi ý dưới đây nhé!

  •  Biến chứng nguy hiểm bệnh viêm da cơ địa ở trẻ. Xem ngay!
    Biến chứng nguy hiểm bệnh viêm da cơ địa ở trẻ. Xem ngay!

    Viêm da cơ địa ở trẻ không đơn giản như nhiều bậc cha mẹ vẫn nghĩ, ngược lại, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm da cơ địa ở trẻ, các bậc cha mẹ hãy tìm hiểu để có thể phòng ngừa cho con nhé!

  • 3 bài thuốc Đông y chữa eczema CỰC HAY - Không xem thì ÂN HẬN CẢ ĐỜI
    3 bài thuốc Đông y chữa eczema CỰC HAY - Không xem thì ÂN HẬN CẢ ĐỜI

    Eczema (hay chàm, viêm da cơ địa) là một trong những bệnh phổ biến gây ra tình trạng viêm ngứa khó chịu. Bên cạnh các biện pháp cải thiện bệnh với những loại thuốc Tây, dân gian cũng thường áp dụng những biện pháp điều trị eczema bằng thuốc Đông y. Dưới đây là 3 bài thuốc điều trị bệnh eczema bằng thuốc Đông y mà bạn có thể tham khảo.

  • 4 thay đổi nhỏ - hiệu quả to cho người viêm da cơ địa
    4 thay đổi nhỏ - hiệu quả to cho người viêm da cơ địa

    Viêm da cơ địa là thể phổ biến nhất của bệnh chàm. Việc điều trị bệnh bên cạnh những biện pháp được bác sĩ chỉ định, có một số thay đổi rất đơn giản trong thói quen hàng ngày mà bạn có thể dễ dàng thực hiện nhưng có thể giúp giảm các triệu chứng bệnh hiệu quả.