Tổ đỉa làm xuất hiện các mụn nước sâu ở lòng bàn tay, bàn chân. Không chỉ khiến bạn hoang mang mà bệnh còn ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của người mắc. Thậm chí nếu không kiểm soát tốt, bệnh có thể trở nặng hoặc tái diễn gây khó khăn trong điều trị. Vậy bệnh tổ đỉa là gì? Cách nhận biết và hướng điều trị như thế nào? Cùng tìm hiểu các thông tin liên quan trong bài viết dưới đây.
Tổ đỉa là bệnh gì?
Bệnh tổ đỉa hay còn gọi là bệnh chàm bội nhiễm, do nấm gây ra. Bệnh làm xuất hiện các mụn nước li ti (1-2 mm) phát triển ở lòng bàn chân hoặc lòng bàn tay, ngón tay. Những nốt mụn nước này thường rất ngứa, đỏ, khó vỡ và có chứa dịch bên trong, gây cảm giác nóng hoặc cảm giác kim châm. Khi tiến triển nặng, mụn nước có thể lan rộng ra chi, bàn chân, mu bàn tay. Vùng da bị tổ đỉa có thể bị đỏ, nứt nẻ, đổ mồ hôi xung quanh các nốt mụn nước.
Tổ đỉa (chàm bội nhiễm) thường kéo dài khoảng 3 đến 4 tuần rồi tự lành. Sau khi lành, da bạn có thể bị khô, bong tróc hoặc xuất hiện những đốm đen (người da sẫm).
Bệnh tổ đỉa làm xuất hiện các mụn nước li ti trong lòng bàn tay
Các nguyên nhân gây ra bệnh tổ đỉa
Nguyên nhân thực sự của bệnh tổ đỉa hiện vẫn chưa được biết rõ. Tuy nhiên, bệnh thường xuất hiện ở đối tượng có những nguy cơ sau:
- Mắc bệnh chàm da khác: viêm da dị ứng, viêm da cơ địa là các bệnh chàm da có nguy cơ cao gây ra chàm tổ đỉa.
- Mắc các bệnh lý: sốt cỏ khô, viêm xoang dị ứng, hen suyễn có thể là các bệnh lý gây khởi phát cơn ngứa, nổi mụn nước của bệnh tổ đỉa.
- Do gen di truyền: nếu người thân trong gia đình có tiền sử mắc bệnh tổ đỉa thì bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh tổ đỉa cao hơn người bình thường. Đây cũng là nguyên nhân của 50% số ca bệnh tổ đỉa.
- Tiếp xúc nhiều với kim loại nặng: đặc biệt với niken và coban. Những người tiếp xúc nhiều với kim loại niken, coban cũng có nguy cơ mắc bệnh tổ đỉa cao hơn người bình thường.
- Do yếu tố thời tiết, môi trường: nhiều người nhận thấy rằng, họ chỉ bị mụn nước vào những thời điểm nhất định trong năm hoặc khi thay đổi thời tiết. Bên cạnh đó, môi trường xung quanh bị ô nhiễm, khói, bụi bẩn trong thời gian dài dễ gây tích tụ vi khuẩn, nấm trên da. Đây là điều kiện thuận lợi để nấm phát triển và gây bệnh.
- Hệ miễn dịch suy yếu: tình trạng suy giảm chức năng gan, thận; đái tháo đường; HIV... gây suy giảm hệ miễn dịch, giảm sức đề kháng của cơ thể với các tác nhân gây hại. Chính vì vậy, vi sinh vật dễ xâm nhập và gây ra bệnh tổ đỉa.
- Do thuốc: sử dụng thuốc có thể làm xuất hiện một số tác dụng phụ trên da làm xuất hiện các nốt mụn nước ở lòng bàn tay, bàn chân. Điều này đặc biệt dễ xảy ra trong các trường hợp người bệnh quá lạm dụng trong việc sử dụng thuốc.
- Căng thẳng, vấn đề tâm lý: căng thẳng, stress quá mức hoặc trong thời gian dài có thể gây khởi phát cơn ngứa. Bên cạnh đó, căng thẳng lâu ngày khiến sức đề kháng suy giảm dẫn đến da dễ bị nhiễm nấm và gây bệnh chàm bội nhiễm.
Gen di truyền là nguyên nhân chiếm 50% yếu tố gây ra bệnh tổ đỉa
>>Xem thêm: Bị viêm da, mụn nước ở ngón và lòng bàn tay có phải bệnh tổ đỉa không?
Các thể lâm sàng của bệnh tổ đỉa
Dựa vào tình trạng của bệnh, hiện nay y học hiện đại đã phân loại bệnh tổ đỉa thành 4 thể, bao gồm:
- Thể đơn giản: các tổn thương ở mức độ nhẹ và vừa, đây là tình trạng phổ biến nhất.
- Thể nhiễm khuẩn: khi các vi sinh vật xâm nhập và phát triển làm các nốt mụn nước bị nhiễm khuẩn sẽ gây biểu hiện sưng tấy, đỏ, đau và xuất hiện mủ bên trong mụn nước.
- Thể bọng nước: khi vùng da bị tổ đỉa thường xuyên tiếp xúc với hóa chất hay không được tiến hành chăm sóc đúng cách sẽ làm xuất hiện các mụn nước to trên da.
- Thể khô: các mụn nước không xuất hiện, thay vào đó da sẽ có dấu hiệu tróc vảy, đỏ rát.
Làm thế nào để chẩn đoán bệnh tổ đỉa?
Khi đi khám bệnh tổ đỉa, bác sĩ sẽ xem xét làn da và hỏi tiền sử bệnh cá nhân hoặc gia đình của bạn. Bác sĩ cũng sẽ hỏi những điều liên quan đến công việc, sở thích và thời điểm nào mà bạn thường bị nổi mụn nước.
Việc chẩn đoán bệnh tổ đỉa dựa vào:
- Vị trí xuất hiện mụn nước: ở lòng bàn tay, bàn chân.
- Đặc điểm mụn nước: khá sâu, cảm giác như khảm vào da, xuất hiện rải rác hoặc tụ lại thành đám.
Bác sĩ cũng sẽ tiến hành chẩn đoán phân biệt bệnh tổ đỉa với bệnh lý về da khác:
- Các bệnh chàm da khác: mụn nước ở vị trí bất kỳ, nếu xuất hiện ở tay thì thường là mu bàn tay. Mụn nước khá nông, bao phủ khắp bề mặt da bị tổn thương.
- Nấm da, nấm kẽ xuất hiện mụn nước dạng tổ đỉa do Trichophyton rubrum: mụn nước có bờ viên (liền, đứt quãng), thực hiện xét nghiệm nhiễm nấm dương.
Bác sĩ sẽ hỏi tiền sử bệnh gia đình, tính chất công việc, sở thích để chẩn đoán bệnh chàm bội nhiễm
>>Xem thêm: Bệnh chàm tổ đỉa có lây không? Đọc ngay bài viết để biết câu trả lời nhé!
Phương pháp điều trị tổ đỉa
Bạn có thể kiểm soát tốt các nốt mụn nước, tình trạng ngứa bằng cách sử dụng thuốc, kem làm sạch da và thực hiện vệ sinh tốt.
Tại vùng da bị tổn thương
Ngâm vùng da bị bệnh với dung dịch sát khuẩn
Sử dụng thuốc tím pha loãng ngâm vùng da bị bệnh có thể giúp cải thiện triệu chứng của bệnh tổ đỉa, giúp giảm ngứa và nhanh khô các nốt mụn nước. Bạn cần pha loãng theo tỷ lệ nhất định đã được bác sĩ/dược sĩ khuyến cáo.
Bạn cũng có thể đắp gạc thấm dung dịch sát khuẩn như dung dịch bạc nitrat 0,5%, dung dịch Milian,...
Chấm thuốc tại chỗ
- Sử dụng BSI 1-3% chấm vào vùng da bị mụn tổ đỉa.
- Chấm thuốc chống nhiễm khuẩn sau khi các mụn nước bị vỡ giúp hạn chế nhiễm khuẩn và khô nhanh nốt mụn bị vỡ.
- Thoa thuốc kháng nấm (clotrimazole hoặc ketoconazol) cũng được sử dụng điều trị tổ đỉa trong trường hợp bệnh nặng do nhiễm nấm.
Thoa kem làm sạch da tại chỗ
Kem làm sạch da có tác dụng: giảm ngứa, thúc đẩy quá trình làm khô mụn nước và làm lành vết thương. Sử dụng kem làm sạch da giúp kiểm soát tốt triệu chứng bệnh tổ đỉa và phục hồi tốt làn da sau tổn thương. Đặc biệt, kem làm sạch da có nguồn gốc từ thiên nhiên và các thành phần có độ an toàn cao, có thể sử dụng trên cả trẻ nhỏ.
Các thảo dược thiên nhiên thường được tích hợp trong kem làm sạch da như:
- Dầu hạt Neem: trong một nghiên cứu năm 2012, dầu hạt Neem được chứng minh có tác dụng thúc đẩy quá trình làm lành vết thương sau phẫu thuật. Đến năm 2017, trong một nghiên cứu trên chuột không có lông cho thấy, dầu hạt Neem là một tác nhân đầy hứa hẹn trong điều trị các chứng lão hóa trên da. Và trong một nghiên cứu khác năm 2019 còn cho thấy, dịch chiết hạt Neem có tác dụng kháng khuẩn tốt với liều nhỏ nhất được phát hiện là 4,2 mg/ml với vi khuẩn S.mutans.
- Dầu dừa tinh khiết: trong nghiên cứu khoa học năm 2018 đã chứng minh rằng, dầu dừa nguyên chất bôi tại chỗ có tác dụng chống viêm bằng cách ứng chế các mức cytokine khác nhau, cải thiện chức năng hàng rào bảo vệ của da. Dầu dừa là một tác nhân hữu ích trong điều trị các rối loạn trên da của bệnh viêm da dị ứng, chàm tổ đỉa.
- Chiết xuất vỏ núc nác: có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, kháng nấm, giảm đau tốt, chống oxy hóa và thúc đẩy quá trình làm lành vết thương. Nghiên cứu năm 2019 cho thấy rằng, chiết xuất vỏ núc nác có tác dụng chống oxy hóa, kháng khuẩn tốt trên các chủng vi khuẩn Staphylococcus trung gian, Pseudomonas aeruginosa, Streptococcus suis và β-Escherichia coli. Một nghiên cứu khoa học khác được thực hiện năm 2018 còn chỉ ra rằng, núc nác có tác dụng làm tăng tốc độ co miệng vết thương nhờ tăng tổng hợp ADN và collagen, ức chế quá trình peroxy hóa lipid giúp tăng tái tạo vết thương.
Dầu dừa nguyên chất là tác nhân hữu ích trong điều trị các triệu chứng về da của bệnh tổ đỉa
Điều trị toàn thân
Thuốc Tây Y
- Thuốc điều trị nhiễm trùng: nếu những nốt mụn nước của bạn có dấu hiệu nhiễm trùng, bác sĩ sẽ tiến hành kê kháng sinh toàn thân để điều trị, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển, tránh làm tình trạng bệnh trở nặng.
- Thuốc corticoid đường uống: trong trường hợp bệnh nặng, bác sĩ có thể kê đơn corticoid đường uống dùng ngắn ngày (5-10 ngày).
- Thuốc kháng histamin: có tác dụng ức chế quá trình kích ứng gây ngứa, thuốc còn gây ngủ nên thường được dùng buổi tối để người bệnh dễ ngủ và tránh bị ngứa vào ban đêm.
Thuốc Đông y
Theo Y học cổ truyền, nguyên nhân gây ra bệnh tổ đỉa là do phong tà và nhiệt tà. Mục đích điều trị là giải nhiệt, khu phong, cân bằng các yếu tố bên trong, từ đó giúp cải thiện các biểu hiện bệnh ở bên ngoài. Ưu điểm của Đông y là an toàn, lành tính với con người, tuy nhiên bạn cần một khoảng thời gian sử dụng đều đặn mới cho hiệu quả tốt.
Các dược liệu thường được ứng dụng trong các bài thuốc điều trị bệnh tổ đỉa như: kim ngân, kinh giới, tỳ giải, cam thảo, ý dĩ, xuyến chi, ké đầu ngựa, thổ phục linh, sinh địa, hy thiêm, hoàng bá, cỏ mực, ích mẫu, đương quy, hoàng ký,...
Các bài thuốc đông y có thể điều chỉnh liều lượng từng vị thuốc tùy theo cơ địa của mỗi người, cũng như mức độ biểu hiện của bệnh. Bạn nên đến các cơ sở Y học cổ truyền uy tín để được thăm khám, bắt mạch và kê đơn thích hợp.
Cam thảo, cỏ mực, hoàng bá,... là những vị thuốc được dùng trong điều trị bệnh tổ đỉa
>>Xem thêm: Cách chữa bệnh chàm tổ đỉa bằng phương pháp dân gian siêu dễ làm
Các câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh tổ đỉa
Một số câu hỏi mà bạn có thể thắc mắc liên quan đến bệnh tổ đỉa như:
Bệnh tổ đỉa có nguy hiểm cho sức khỏe không?
Theo ý kiến của các chuyên gia, bệnh tổ đỉa không gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. Trong trường hợp nặng, mụn nước ở lòng bàn chân, bàn tay có thể ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày. Nó có thể khiến bạn khó chịu khi đi lại hoặc làm những việc như đánh máy, nấu ăn, rửa bát. Ngoài ra, trong một số trường hợp, mụn nước có thể bị nhiễm trùng khi xuất hiện các vết thương hở do gãi hoặc chà xát gây ra. Các biểu hiện cho thấy bạn bị nhiễm trùng như: sưng tấy, đau, xuất hiện mủ trong nốt mụn nước. Lúc này, bạn nên đến khám bác sĩ da liễu để được chẩn đoán nhiễm trùng và tiến hành điều trị kịp thời, đúng đắn.
Bệnh tổ đỉa có lây nhiễm cho người khác không?
Câu trả lời là “Không”. Bệnh tổ đỉa có thể chuyển biến nặng, xuất hiện các nốt mụn nước lớn và lan ra phần mu bàn tay, bàn chân, chi. Tuy nhiên, bệnh không lây cho người khác. Thậm chí, khi mụn nước bị vỡ ra và phần dịch bên trong tiếp xúc với da của người xung quanh cũng không lây cho họ.
Bệnh tổ đỉa có chữa khỏi được không?
Khi được phát hiện kịp thời, bệnh tổ đỉa sẽ tự khỏi sau khoảng 3-4 lần nếu kiểm soát tốt triệu chứng. Trong nhiều trường hợp, bệnh cũng có thể tái diễn lại và gây khó khăn trong quá trình điều trị.
Các biện pháp giúp phòng ngừa bệnh tổ đỉa
Rửa chân tay sạch sẽ hàng ngày: dùng nước ấm và xà phòng dịu nhẹ để vệ sinh chân tay hàng ngày. Giữ cho chân, tay sạch sẽ và tránh bị dị ứng hoặc xuất hiện phản ứng dị ứng với chất tẩy rửa giúp ngăn ngừa bệnh tổ đỉa hiệu quả.
Dưỡng ẩm da bàn tay, bàn chân thường xuyên: Dưỡng ẩm da bàn tay, bàn chân 2 lần/ngày giúp da khỏe mạnh, tránh cho da khô dễ gây các vấn đề về da.
Tránh tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng: lông động vật, thực phẩm,... là nguyên nhân gây khởi phát ngứa và xuất hiện mụn nước khi chạm tay, chân. Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng giúp phòng ngừa tổ đỉa hiệu quả.
Tránh ăn thực phẩm chứa nhiều kim loại: những người bị dị ứng với kim loại như niken, coban sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh tổ đỉa. Vì vậy, cần hạn chế ăn những loại thực phẩm có chứa niken như chocolate, các loại đậu, bông cải xanh và những thực phẩm chứa coban như củ cải đường, quả hạch, bắp cải, chocolate, gan, động vật có vỏ.
Chàm tổ đỉa gây ra các mụn nước sâu, khó chịu cho người bệnh. Nếu không được phát hiện và kiểm soát kịp thời có thể làm tình trạng bệnh chuyển nặng hay gây tái diễn nhiều lần. Sử dụng thuốc bôi tại chỗ, kem làm sạch da giúp kiểm soát triệu chứng là giải pháp tối ưu. Hãy để lại thông tin liên lạc bên dưới nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp về bệnh tổ đỉa.
Nguồn tham khảo:
https://www.healthline.com/health/dyshidrotic-eczema#living-with-it
https://nationaleczema.org/eczema/types-of-eczema/dyshidrotic-eczema/
https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/eczema/dyshidrotic-eczema