Nguyên nhân gây nổi mụn nước ở mặt và cách xử trí hiệu quả

Mặt tự nhiên bị lên mụn nước gây cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Thậm chí, mụn nước cũng có thể là dấu hiệu liên quan đến bệnh lý về da. Vậy mụn nước ở mặt là gì? Nguyên nhân và cách xử trí hiệu quả mụn nước ở mặt? Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây nhé

Mụn nước là những nốt dạng bong bóng bật lên trên bề mặt da, bên trong có chứa chất lỏng tích tụ như máu, mủ trắng, vàng hoặc phần nước trong suốt huyết thanh. Mụn nước còn thường được biết đến với tên gọi khác là vết phồng rộp. 

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây mụn nước mà chúng có thể mọc thành từng cụm hoặc đơn lẻ. Đường kính của mụn nước thường rơi vào khoảng từ 5 đến 10 mm. Các triệu chứng thường xuất hiện kèm theo khi nổi mụn nước là ngứa, đau. Mức độ ngứa, đau sẽ nhiều hoặc ít tùy trường hợp.

Mụn nước ở mặt là tình trạng da mặt lên các nốt mụn nước thường với kích thước nhỏ, thường là vấn đề tạm thời và dễ khắc phục. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, trên da nổi các mụn nước lớn hoặc là dấu hiệu của các bệnh lý về da thì cần được thăm khám và chăm sóc đúng cách.

mun-nuoc-o-mat-la-gi-bieu-hien-mun-nuoc-tren-mat.jpg

Mụn nước ở mặt là gì? Biểu hiện mụn nước trên mặt

Các nguyên nhân gây nổi mụn nước ở mặt

Nguyên nhân nổi mụn nước ở mặt có thể do tiếp xúc tại chỗ với các tác nhân gây hại hoặc bệnh lý toàn thân. Các nguyên nhân cụ thể được nêu dưới đây: 

Viêm da tiếp xúc

Xảy ra khi da mặt tiếp xúc với nguồn gây dị ứng như xà phòng, nước hoa, mỹ phẩm, chất tẩy rửa hay những thứ được sử dùng làm đồ dùng hàng ngày. Bên cạnh đó, khi da mặt tiếp xúc với một số loại cây có nhựa độc như cây thường xuân độc, cây sồi độc,... cũng có thể là nguyên nhân làm nổi nên những vết phồng rộp.

>>>XEM THÊM: Cách dùng lá khế chữa viêm da tiếp xúc bạn nên áp dụng ngay hôm nay!

Bỏng gây ra mụn nước trên mặt

Mụn nước trên mặt do bỏng có nhiều kích thước, số lượng khác nhau tùy thuộc vào mức độ bỏng ở vùng da mặt. 

Vết cắn của sâu, bọ

Các vết cắn của côn trùng cũng là một trong những nguyên nhân gây nổi mụn nước trên da mặt. Tại các vết cắn có thể xuất hiện mụn nước do độc tố của côn trùng. 

Phản ứng thuốc

Trong vài trường hợp, mụn nước xuất hiện có thể do phản ứng với loại thuốc bạn đang sử dụng trên da mặt để điều trị một tình trạng bệnh khác. Trước khi sử dụng một loại thuốc mới trên da mặt, bạn nên thông báo về các phản ứng thuốc đã từng gặp trước đó cho bác sĩ/dược sĩ. 

Viêm da dị ứng

Đa số trường hợp viêm da dị ứng hay còn được gọi là bệnh chàm thường biểu hiện dưới dạng da bị phát ban. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cũng có thể mọc lên các nốt mụn có chứa đầy dịch trong bên trong. Đặc biệt, nếu các mụn nước trên mặt có chứa đầy mủ thì bạn nên cân nhắc đến gặp bác sĩ da liễu. Do đây là dấu hiệu phổ biến của bệnh chàm nhiễm trùng da.

viem-da-di-ung-gay-mun-nuoc-nho-tren-mat.webp

Viêm da dị ứng gây mụn nước nhỏ trên mặt

Bệnh chân tay miệng

Bệnh tay chân miệng gây nổi mụn nước ở các vị trí tương ứng là tay, chân, miệng. Đây là bệnh lây nhiễm chủ yếu gặp ở trẻ nhỏ dưới 10 tuổi. Trong trường hợp mụn nước xuất hiện ở quanh vùng miệng trên mặt và cả trên tay chân thì có thể bạn đã bị bệnh tay, chân, miệng. 

Bệnh do virus gây ra và lan truyền khi tiếp xúc với nước bọt, chất nhầy, phân hoặc mụn nước của người bệnh. Các triệu chứng đi kèm khi nhiễm trùng là chảy nước mũi, sốt, đau họng. 

Pemphigoid bóng nước 

Đây là bệnh lý về da hiếm gặp, xuất hiện triệu chứng nổi mụn nước trên da. Đa số thường không rõ nguyên nhân cụ thể.

Nhiễm virus như bệnh zona, thủy đậu

Khi bị nhiễm virus gây các bệnh như thủy đậu, zona sẽ hình thành nốt mụn ngứa và kèm theo mụn nước trên da mặt. Đây là các bệnh có thể lây nhiễm nên cần cách ly người bệnh khỏi những người xung quanh và tiến hành điều trị. 

Nhiễm trùng da

Nhiễm trùng da như chốc lở cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây mụn nước trên mặt. Đối với mụn nước do nhiễm trùng thì cần tránh đụng tay và nên đi khám da liễu để chẩn đoán đúng nguyên nhân gây bệnh. 

nhiem-trung-da-choc-lo-gay-mun-nuoc.webp

Nhiễm trùng da chốc lở gây mụn nước

Cách xử trí các nốt mụn nước trên da mặt hiệu quả

Đa số các mụn nước nhỏ trên mặt không cần sự chăm sóc của bác sĩ và tự khỏi sau khoảng 1 đến 2 tuần. Tuy nhiên, trong trường hợp mụn nước trên mặt do nguyên nhân bệnh lý như thủy đậu, zona thì cần phải tiến hành điều trị đặc biệt. Dưới đây là cách xử trí một số loại mụn nước thường gặp có thể tự khỏi sau một thời gian. 

Đối với mụn nước nhỏ còn nguyên: 

  • Không cố tình chọc hoặc hút dịch bên trong ra, giữ cho nốt mụn sạch và khô.
  • Có thể để hở hoặc dùng băng che kín lại. 
  • Trước khi mụn tự bung ra, cần tránh các tác động vật lý có thể làm vỡ mụn nước. 

Đối với mụn nước đã bị vỡ ra: 

  • Rửa tay sạch sẽ với xà phòng. 
  • Sử dụng nước ấm và xà phòng nhẹ nhàng rửa phần mụn nước bị vỡ trên da mặt.
  • Xoa nhẹ phần da mụn còn sót lại. 
  • Dùng thuốc mỡ kháng sinh bôi vào chỗ nốt mụn nước bị vỡ và băng kín lại. 

Đối với mụn nước cần phải chọc

Các mụn nước lớn có kèm theo tình trạng ngứa, đau thì cần phải chọc dịch để làm tiêu mụn nước. 

  • Làm sạch khu vực mụn nước trên mặt.
  • Dùng kim đã được khử trùng bằng cồn chọc nhẹ một lỗ ở mép mụn nước.
  • Rút kim ra và nhẹ nhàng bóp phần dịch bên trong mụn nước. 
  • Rửa lại nhẹ nhàng và lau khô, giữ lại phần da chỗ mụn nước. 
  • Xoa nhẹ phần da mụn còn lại sau đó bôi thuốc mỡ kháng sinh lên khu vực mụn nước vừa chọc. 
  • Che kín lại bằng gạc vô trùng hoặc băng. 

che-kin-not-mun-nuoc-bang-bang-hoac-gac-vo-trung_o.jpg

Che kín nốt mụn nước đã chọc bằng băng hoặc gạc vô trùng

Các biện pháp từ thiên nhiên giúp khắc phục tình trạng da mặt nổi mụn nước tại nhà

Việc sử dụng các sản phẩm tự nhiên có tác dụng đẩy nhanh quá trình chữa lành nốt mụn nước ở mặt. Phương pháp được áp dụng cho mụn nước chưa bị vỡ hoặc chảy nước. 

  • Lô hội: Thoa gel lô hội vào mụn nước có tác dụng chống viêm, làm dịu bề mặt da. 
  • Dầu cây trà: Sử dụng dầu cây trà cho mụn nước có tác dụng kháng khuẩn, làm săn se da. 
  • Giấm táo: Tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, khi thoa trên mụn nước có công dụng giảm sưng tấy, làm khô mụn nước. 
  • Dầu dừa: Trong dầu dừa chứa axit lauric có tác dụng tiêu viêm, cung cấp độ ẩm cho da, giúp thúc đẩy quá trình chữa lành mụn nước. 
  • Dầu hạt neem: Giúp cải thiện các vấn đề về da, có tác dụng chống ngứa, giảm viêm. 

Bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ/dược sĩ về việc kết hợp các biện pháp tự nhiên này.

dau-hat-neem-co-tac-dung-chong-ngua-giam-viem.webp

Dầu hạt neem có tác dụng chống ngứa, giảm viêm

Phương pháp chăm sóc cơ thể giúp cải thiện tình trạng mặt nổi mụn nước

Một số thói quen sinh hoạt, ăn uống có hiệu quả tốt trong việc hỗ trợ cải thiện tình trạng mụn nước ở mặt như:

  • Tăng cường ăn hoa quả giúp bổ sung vitamin, các loại rau xanh để cung cấp chất xơ. 
  • Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,... hay những thực phẩm dễ gây dị ứng và làm nặng thêm tình trạng bệnh như đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, thủy hải sản,...
  • Bổ sung đủ nước mỗi ngày giúp đảm bảo quá trình trao đổi chất, đào thải độc tố cơ thể. 
  • Có chế độ tập luyện thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. 
  • Chăm sóc da mặt đúng cách. Khi xuất hiện mụn nước chỉ nên sử dụng các mỹ phẩm làm sạch da. Tránh dùng mỹ phẩm trang điểm hay các sản phẩm không rõ nguồn gốc trên thị trường. 

bo-sung-thuc-pham-giup-da-khoe-manh-cai-thien-tinh-trang-mat-noi-mun-nuoc.webp

Bổ sung thực phẩm giúp da khỏe mạnh, cải thiện tình trạng mặt nổi mụn nước

Đối với mụn nước kích thước nhỏ ở mặt, bạn có thể tự xử trí và kết hợp thêm các biện pháp tự nhiên để thúc đẩy quá trình chữa lành. Tuy nhiên, da mặt khá nhạy cảm nên bạn cũng cần thận trọng để tránh để lại sẹo hay làm nặng thêm tình trạng mụn nước ở mặt. Để lại thông tin liên hệ ở dưới nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì liên quan đến tình trạng nổi mụn nước ở mặt để có thể nhận được sự tư vấn tốt nhất. 

Dược sĩ Đoàn Thu

Nguồn tham khảo

https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/ss/slideshow-blisters 

https://www.webmd.com/first-aid/blisters-treatment 

https://www.medicalnewstoday.com/articles/325976#feet-toes-and-heels 

https://www.healthline.com/health/vesicles#symptoms 

https://www.healthline.com/health/blisters-with-water 

Kem-lam-sach-da-Eczestop.webp



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 10 mẹo trị chàm môi cực “thần thánh” bạn nên nắm rõ. CLICK NGAY!
    10 mẹo trị chàm môi cực “thần thánh” bạn nên nắm rõ. CLICK NGAY!

    Mẹo trị chàm môi là vấn đề mà rất nhiều người quan tâm tìm hiểu. Bạn có thể cải thiện các tổn thương, làm giảm triệu chứng, hạn chế tái phát nếu áp dụng đúng cách. Hãy tham khảo ngay 10 gợi ý dưới đây nhé!

  •  Biến chứng nguy hiểm bệnh viêm da cơ địa ở trẻ. Xem ngay!
    Biến chứng nguy hiểm bệnh viêm da cơ địa ở trẻ. Xem ngay!

    Viêm da cơ địa ở trẻ không đơn giản như nhiều bậc cha mẹ vẫn nghĩ, ngược lại, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm da cơ địa ở trẻ, các bậc cha mẹ hãy tìm hiểu để có thể phòng ngừa cho con nhé!

  • 3 bài thuốc Đông y chữa eczema CỰC HAY - Không xem thì ÂN HẬN CẢ ĐỜI
    3 bài thuốc Đông y chữa eczema CỰC HAY - Không xem thì ÂN HẬN CẢ ĐỜI

    Eczema (hay chàm, viêm da cơ địa) là một trong những bệnh phổ biến gây ra tình trạng viêm ngứa khó chịu. Bên cạnh các biện pháp cải thiện bệnh với những loại thuốc Tây, dân gian cũng thường áp dụng những biện pháp điều trị eczema bằng thuốc Đông y. Dưới đây là 3 bài thuốc điều trị bệnh eczema bằng thuốc Đông y mà bạn có thể tham khảo.

  • 4 thay đổi nhỏ - hiệu quả to cho người viêm da cơ địa
    4 thay đổi nhỏ - hiệu quả to cho người viêm da cơ địa

    Viêm da cơ địa là thể phổ biến nhất của bệnh chàm. Việc điều trị bệnh bên cạnh những biện pháp được bác sĩ chỉ định, có một số thay đổi rất đơn giản trong thói quen hàng ngày mà bạn có thể dễ dàng thực hiện nhưng có thể giúp giảm các triệu chứng bệnh hiệu quả.