Bệnh chàm (hay còn gọi eczema) là một bệnh lý về da mạn tính, tiến triển theo từng đợt và rất hay tái phát. Bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại là nỗi thống khổ dai dẳng và khó chữa với người mắc. Hãy xem ngay “bí kíp” sau để cùng “nói lời vĩnh biệt” với căn bệnh này!
Bệnh chàm ảnh hưởng như thế nào đối với người bệnh?
Bệnh chàm là bệnh lý phổ biến trong nhóm da liễu. Triệu chứng của bệnh chàm khá đa dạng và đặc trưng tùy theo từng thể. Các thể bệnh phổ biến của chàm bao gồm: Viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc, tổ đỉa. Nhìn chung, các thể bệnh chàm đều có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, kéo dài xuyên suốt quá trình bệnh.
Ngứa và gãi liên tục làm người bệnh khó tập trung vào công việc, ngủ không ngon giấc, từ đó gây cảm giác mệt mỏi, không tỉnh táo, vật vờ cả ngày hôm sau. Tuy nhiên, việc gãi sẽ kích thích làm tăng cảm giác ngứa và tăng nguy cơ nhiễm trùng da. Còn trong giao tiếp với bạn bè, các hoạt động ngoài trời, các chuyến đi chơi xa cũng phải hạn chế bớt, phần vì e ngại, phần vì nhiệt độ ngoài trời, khói, bụi… cũng sẽ làm triệu chứng bệnh thêm trầm trọng. Về mặt xã hội, nhiều người không hiểu còn cho rằng, họ mắc bệnh lây nhiễm từ việc vệ sinh cơ thể kém, thậm chí còn có người nghĩ do quan hệ bừa bãi bên ngoài. Chàm có thể xuất hiện ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, thường gặp nhất là các vị trí: Bàn tay, cánh tay, khuỷu tay, đầu gối, hai má, da đầu, nếp gấp sau đầu gối... vì vậy, càng khiến người bệnh mất tự tin và khó hòa nhập cộng đồng.
Bích Phương