Chữa BỆNH TỔ ĐỈA bằng lá trầu không hiệu quả thế nào?

Tổ đỉa là tình trạng da gây nhiều phiền toái cho người mắc. Hiện nay, chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không là cách được nhiều người lựa chọn vì dễ áp dụng tại nhà. Vậy, hiệu quả của phương pháp này ra sao, có an toàn không, thực hiện đúng cách thế nào và cần lưu ý những gì? Nội dung bài viết sẽ giúp bạn sử dụng lá trầu không chữa tổ đỉa hiệu quả và an toàn nhất. Đừng bỏ lỡ!

Bệnh tổ đỉa là gì?

Tổ đỉa là một dạng của bệnh chàm (eczema, viêm da cơ địa) với biểu hiện bên ngoài đặc trưng nhất là nổi mụn nước. Bệnh khởi phát đột ngột và tiến triển dai dẳng, khó điều trị dứt điểm khiến người mắc vô cùng khó chịu. Biểu hiện ngoài da của tổ đỉa ở bàn chân, bàn tay, khiến người xung quanh có tâm lý né tránh người bệnh do sợ bị lây nhiễm. Điều này khiến người bệnh gặp áp lực, mặc cảm, căng thẳng và tình trạng tổ đỉa ngày càng nặng. Theo các chuyên gia, bệnh tổ đỉa không lây từ người này sang người khác mà bùng phát do cơ địa dị ứng, di truyền và tiếp xúc với hóa chất. Một số triệu chứng bệnh tổ đỉa điển hình là:

- Kích thước mụn nước từ 1 - 3 mm. Chúng xuất hiện trên đầu và 2 bên ngón tay, ngón chân, lòng bàn tay và lòng bàn chân.

- Mụn nước đục và nằm sâu so với bề mặt da, không dễ bị vỡ. Một số mụn nước kết hợp với nhau và tạo thành mụn nước lớn.

Nổi mụn nước là triệu chứng bệnh tổ đỉa đặc trưng

Nổi mụn nước là triệu chứng bệnh tổ đỉa đặc trưng

- Bệnh có thể gây ngứa, đau hoặc không biểu hiện triệu chứng gì. Mụn nước gây khó chịu hơn sau khi tiếp xúc với xà phòng, nước hoặc các chất kích thích.

- Khi gãi, mụn nước sẽ vỡ ra, giải phóng chất dịch bên trong (huyết thanh tích lũy giữa các tế bào da bị kích thích) khiến cho da trở nên cứng và khô nứt, có vảy, gây đau đớn cũng như mất thẩm mỹ. Tình trạng này thường phải mất vài tuần hoặc thậm chí cả tháng để chữa lành.

- Trong một số trường hợp, bóng nước xuất hiện trong lòng bàn tay hoặc ngón tay có thể kèm theo tình trạng sưng hạch bạch huyết. Lúc này, bạn sẽ có cảm giác ngứa ran ở cẳng tay và xuất hiện những hạch trong nách.

- Móng tay hoặc móng chân bị ảnh hưởng có thể mất hình dạng thông thường.

Lá trầu không chữa tổ đỉa hiệu quả thế nào?

Những triệu chứng bệnh tổ đỉa sẽ kéo dài dai dẳng nếu không áp dụng các biện pháp chữa trị kịp thời. Thuốc tây thường là chỉ định đầu tiên giúp giảm triệu chứng bệnh nhưng dùng lâu dài sẽ dẫn đến nhiều tác dụng phụ. Trong khi đó, dùng lá trầu không chữa bệnh tổ đỉa là giải pháp đang được nhiều người áp dụng hiện nay. Trong đông y, lá trầu không có tính ấm, vị cay nồng, quy vào kinh phế, tỳ và vị. Dược liệu này có tác dụng bài trừ phong thấp, hạ khí, kích thích hệ tiêu hóa và thần kinh, làm dịu nhanh tình trạng đau rát, ngứa ngáy do bệnh tổ đỉa và một số bệnh ngoài da khác gây nên. Bên cạnh đó, nhờ tính chất chống viêm, kháng khuẩn mạnh, lá trầu không có khả năng tiêu diệt các loại vi khuẩn gây hại. Hơn thế, các hoạt chất trong lá trầu không còn giúp làm lành nhanh những tổn thương trên bề mặt da, thúc đẩy quá trình tái tạo làn da.

Trong y học hiện đại, lá trầu không chứa một lượng lớn tinh dầu trầu không và những dưỡng chất có lợi mang tên: Chavicol, cadinen, betel-phenol (hay chavibetol hoặc 3-hyđrôxy-4-mêtôxyankylbenzen – một hoạt chất có khả năng tạo ra hương vị như mùi khói). Các dưỡng chất này có khả năng giúp cải thiện tốt bệnh tổ đỉa và những triệu chứng khó chịu đi kèm gồm: Viêm, sưng, đỏ, ngứa ngáy, đau rát, nứt da, xuất hiện mụn nước có kích thước lớn nhỏ khác nhau,… Ngoài ra, nhiều nghiên cứu còn tìm thấy những khoáng chất có lợi khác trong lá trầu không, bao gồm: Các loại vitamin, axit amin, tanin, kẽm, canxi, alkaloid, eugenol, carvacrol,… đóng vai trò như chất kháng sinh tự nhiên. Chúng có khả năng tiêu diệt tốt vi khuẩn, virus, nấm và những tác nhân gây hại khác. Vì vậy, dùng lá trầu không chữa bệnh tổ đỉa mang lại hiệu quả khá tốt.

Cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không

Cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không giúp đẩy lùi các triệu chứng, cải thiện vùng da bị bệnh và quan trọng là rất an toàn, không tốn nhiều chi phí. Dưới đây là 3 cách chữa tổ đỉa bằng lá trầu không bạn có thể tham khảo:

Cách 1: Dùng phèn chua với lá trầu không trị bệnh tổ đỉa 

Chuẩn bị: 20 lá trầu không; 2 cục phèn chua.

Cách thực hiện: Đem lá trầu không rửa sạch, vò nát, cho vào nồi cùng với lượng nước vừa đủ, đun sôi thật kỹ. Sau đó, bỏ phèn chua vào đun đến khi nào phèn chua tan hết với nước lá. Đợi cho nước bớt nóng, dùng nước này ngâm và rửa vùng da bị bệnh tổ đỉa trong khoảng 15 phút, đến khi nước nguội hoàn toàn, không cần rửa lại với nước. Thường thì sau khi ngâm, triệu chứng ngứa sẽ giảm rõ rệt. Sau khoảng 3 ngày thì thấy bong da cũ và giảm mụn. Làm liên tục từ 2 - 3 tuần, tình trạng bệnh sẽ cải thiện rất nhiều. 

Cách 2: Dùng muối biển cùng với lá trầu không chữa bệnh tổ đỉa 

Chuẩn bị: 15 - 20 lá trầu không; 3 muỗng muối tinh. 

Cách thực hiện: Đem lá trầu không rửa sạch, giã nát, cho thêm muối rồi đun sôi cho thật kỹ trong 10 phút. Cho 1 thìa muối vào khuấy đều. Đợi cho nước bớt nóng, rồi dùng nước này để ngâm và rửa vùng da bị bệnh tổ đỉa. Thực hiện đều đặn mỗi ngày 2 - 3 lần, sau khoảng 1 tuần thì các triệu chứng đau rát, ngứa ngáy không còn xuất hiện. Đồng thời, nhờ có thêm muối nên loại nước này giúp ngăn ngừa viêm nhiễm và cải thiện vùng da bị bệnh tốt hơn. 

Cách 3: Dùng rau răm kết hợp với lá trầu không chữa tổ đỉa 

Chuẩn bị: 30 cây rau răm, 15 - 20 lá trầu không.

Cách thực hiện: Đem rau răm và lá trầu không rửa sạch, vò nát, cho vào nồi đun sôi cùng với 2 lít nước, có thể thêm 1 chút muối để tăng hiệu quả. Sau đó, chờ nước nguội bớt, dùng nước này để ngâm và rửa vết thương bị bệnh tổ đỉa. Sự kết hợp của lá trầu không và rau răm mang lại công dụng giúp sát khuẩn, kháng viêm cao, giảm ngứa rát, cung cấp độ ẩm cho da, loại bỏ tế bào da bị chết, bong tróc, thay vào đó bằng làn da mới.

Dược sĩ Đoàn Thu

Kem-lam-sach-da-Eczestop.webp



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 10 mẹo trị chàm môi cực “thần thánh” bạn nên nắm rõ. CLICK NGAY!
    10 mẹo trị chàm môi cực “thần thánh” bạn nên nắm rõ. CLICK NGAY!

    Mẹo trị chàm môi là vấn đề mà rất nhiều người quan tâm tìm hiểu. Bạn có thể cải thiện các tổn thương, làm giảm triệu chứng, hạn chế tái phát nếu áp dụng đúng cách. Hãy tham khảo ngay 10 gợi ý dưới đây nhé!

  •  Biến chứng nguy hiểm bệnh viêm da cơ địa ở trẻ. Xem ngay!
    Biến chứng nguy hiểm bệnh viêm da cơ địa ở trẻ. Xem ngay!

    Viêm da cơ địa ở trẻ không đơn giản như nhiều bậc cha mẹ vẫn nghĩ, ngược lại, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm da cơ địa ở trẻ, các bậc cha mẹ hãy tìm hiểu để có thể phòng ngừa cho con nhé!

  • 3 bài thuốc Đông y chữa eczema CỰC HAY - Không xem thì ÂN HẬN CẢ ĐỜI
    3 bài thuốc Đông y chữa eczema CỰC HAY - Không xem thì ÂN HẬN CẢ ĐỜI

    Eczema (hay chàm, viêm da cơ địa) là một trong những bệnh phổ biến gây ra tình trạng viêm ngứa khó chịu. Bên cạnh các biện pháp cải thiện bệnh với những loại thuốc Tây, dân gian cũng thường áp dụng những biện pháp điều trị eczema bằng thuốc Đông y. Dưới đây là 3 bài thuốc điều trị bệnh eczema bằng thuốc Đông y mà bạn có thể tham khảo.

  • 4 thay đổi nhỏ - hiệu quả to cho người viêm da cơ địa
    4 thay đổi nhỏ - hiệu quả to cho người viêm da cơ địa

    Viêm da cơ địa là thể phổ biến nhất của bệnh chàm. Việc điều trị bệnh bên cạnh những biện pháp được bác sĩ chỉ định, có một số thay đổi rất đơn giản trong thói quen hàng ngày mà bạn có thể dễ dàng thực hiện nhưng có thể giúp giảm các triệu chứng bệnh hiệu quả.