Mụn nước ngứa: Nguyên nhân do đâu và cách khắc phục như thế nào?

Mụn nước ngứa là tình trạng thường gặp trong cuộc sống, gây ra nhiều khó chịu và làm mất thẩm mỹ. Da tay, chân bị mụn nước ngứa là bệnh gì, cần chữa trị thế nào là nỗi băn khoăn của khá nhiều người hiện nay. Hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị dưới đây sẽ giúp bạn luôn có trạng thái làn da tốt nhất.

Mụn nước ngứa là gì?

Hiện tượng da nổi mụn nước ngứa là biểu hiện của bệnh viêm da với các nốt mụn bọc nhỏ chứa đầy chất lỏng nổi trên bề mặt da của bạn kèm theo cảm giác ngứa ngáy. Chất dịch chứa trong các bọc này có thể là nước hoặc mủ khi đã bị bội nhiễm, thậm chí còn lẫn cả máu.

Chúng có thể mọc ở bất cứ đâu trên cơ thể nhưng phổ biến nhất là tình trạng nổi mụn ngứa ở tay hoặc mọc mụn nước ngứa ở chân. Các nốt mụn này thường có kích thước nhỏ, li ti. Tuy vậy, ở nhiều người vẫn xuất hiện các nốt lớn được gọi là bóng nước. Khi các bóng nước này vỡ ra có thể để lại sẹo xấu xí hoặc bị nhiễm khuẩn nặng hơn kèm các triệu chứng toàn thân như sốt, mệt mỏi... nếu không được điều trị đúng cách. 

neu-khong-duoc-dieu-tri-dung-cach-cac-bong-mun-nuoc-se-vo-ra-co-the-de-lai-seo-xau-xi-hoac-bi-nhiem-khuan-nang-hon.webp

Nếu không được điều trị đúng cách, các bóng mụn nước sẽ vỡ ra có thể để lại sẹo xấu xí hoặc bị nhiễm khuẩn nặng hơn 

>>>XEM THÊM: Bị viêm da, mụn nước ở ngón và lòng bàn tay có phải bệnh tổ đỉa không?

Nguyên nhân dẫn đến mụn nước ngứa

Mụn nước ngứa phát triển khi có chất lỏng bị “mắc kẹt” dưới lớp biểu bì. Nguyên nhân dẫn đến điều này bắt nguồn từ tình trạng sức khỏe của chúng ta là chủ yếu, một số ít là do tác động ngoại cảnh từ bên ngoài. Có thể kể đến một số nguyên do như sau:

Nguyên nhân do bệnh lý cơ thể

Bệnh gan, thận

Lối sống thiếu lành mạnh, uống nhiều thuốc tây… dẫn đến khả năng giải độc qua gan và thận của cơ thể bị suy giảm. Lúc này, các chất độc bị tích tụ lại, từ đó phát ra ngoài bằng các nốt mụn nước ngứa trên da. Ngoài ra, khi chức năng gan bị suy yếu, dù chỉ là sự xâm nhập rất nhỏ của một yếu tố lạ cũng có thể thúc đẩy các phản xạ kích ứng và gây ra bệnh, điển hình là các nốt mụn nước li ti.

Bệnh lý ngoài da

  • Viêm da tiếp xúc: Nguyên nhân chủ yếu do các chất gây kích ứng hoặc dị ứng như hóa chất, xà phòng, chất dịch cơ thể, thực vật… Triệu chứng điển hình của căn bệnh này chính là ngứa kèm theo vết ban đỏ, mụn nước, vết loét xuất hiện trên hoặc gần bàn tay.
  • Chàm dị ứng: Là tình trạng viêm da do các chất gây dị ứng. Nổi mụn nước ngứa là một trong những giai đoạn của bệnh chàm, thường xuất hiện sau những vết đỏ trên da.
  • Thủy đậu: Đây là bệnh truyền nhiễm do virus. Người bệnh có thể bị nổi mụn nước ngứa rải rác khắp cơ thể. Các mụn nước này to dần, thường xuất hiện chấm đen ở giữa do bị hoại tử và có khả năng bội nhiễm vi khuẩn cao, gây ra nốt mụn mủ. Nhiều trường hợp các nốt mụn mọc ở bên trong đường tiêu hóa hoặc biến chứng nguy hiểm như viêm phổi thủy đậu, viêm não thủy đậu nên cần được phát hiện và kiểm soát kịp thời.
  • Herpes: Đặc điểm nổi bật của người bệnh bị nhiễm virus Herpes là các nốt mụn nước ngứa mọc quanh miệng và cơ quan sinh dục trên nền sưng đỏ và gây ra đau nhức. Bệnh dễ tái phát thành nhiều đợt.
  • Zona thần kinh hay còn được dân gian biết đến với cái tên giời leo, thường xuất hiện trên những người có tiền sử bị thủy đậu. Zona biểu hiện bằng các nốt mụn nước ngứa mọc thành từng dải trên cơ thể người bệnh kèm thêm cảm giác đau nhức, khó chịu. 
  • Ghẻ nước: Thường gặp các nốt mụn nước ngứa ở chân. Ghẻ ký sinh trên cơ thể người bệnh, đào hang, sinh sản, làm nổi các đốm mụn nước li ti ở chân kèm ngứa ngáy, đặc biệt tăng lên khi đêm xuống. Bệnh dễ lây lan nên người mắc cần tránh tiếp xúc và dùng chung đồ đạc với người khác.
  • Do ma sát nhiều: Khi làn da chà xát với một vật trong thời gian quá dài cũng có thể làm xuất hiện các vết mụn nước, đặc biệt là mụn nước ngứa ở tay và ở chân.

nguyen-nhan-dan-den-tinh-trang-mun-nuoc-bat-nguon-tu-tinh-trang-suc-khoe-la-chu-yeu..webp

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mụn nước bắt nguồn từ tình trạng sức khỏe là chủ yếu

Bệnh lý do rối loạn tự miễn

Hay còn gọi là bệnh pemphigus, do kháng thể tự miễn làm tổn thương cơ thể người bệnh, đặc biệt là tổn thương da và niêm mạc. Người bệnh có thể biểu hiện các triệu chứng rầm rộ như bóng nước nhiều, lớn, dễ vỡ, nhầy nhụa, đau nhiều trên nền da tấy đỏ.

Nguyên nhân do môi trường bên ngoài

Tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng

Cơ địa của mỗi người là khác nhau nên mức độ phản ứng với các tác nhân bên ngoài cũng biểu hiện ra khác biệt. Ở những người có cơ địa nhạy cảm, làn da sẽ bị kích ứng và nổi mụn nước ngứa khi tiếp xúc trực tiếp với thời tiết thay đổi, hóa chất, bụi bẩn, côn trùng, phấn hoa, thậm chí là các loại thức ăn thường gặp như sữa, lạc…

Môi trường ô nhiễm

Trong thời đại công nghiệp hóa hiện nay, việc tiếp xúc với không khí, nguồn nước ô nhiễm là điều không thể tránh khỏi. Cần lưu ý rằng, nếu trong chất lượng môi trường không tốt, hàm lượng kim loại nặng và hóa chất độc hại vượt ngưỡng cho phép quá nhiều sẽ gây hại rất lớn cho làn da, không chỉ là các nốt mụn nước ngứa thiếu thẩm mỹ mà còn tiềm ẩn nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.

Tiến hành các thủ thuật thẩm mỹ không đảm bảo

Một số người có thể gặp tình trạng bị mụn nước ngứa khi xăm, phun môi, làm mất đi mục đích làm đẹp ban đầu. Nguyên nhân có thể do các dụng cụ phun xăm không được sát khuẩn sạch sẽ hoặc kỹ thuật của người thực hiện không tốt làm tổn thương lớp biểu bì hay chăm sóc sai cách.

o-nhung-nguoi-co-co-dia-nhay-cam-lan-da-se-bi-kich-ung-va-noi-mun-nuoc-ngua-khi-tiep-xuc-truc-tiep-voi-cac-tac-nhan-gay-kich-thich.webp

Ở những người có cơ địa nhạy cảm, làn da sẽ bị kích ứng và nổi mụn nước ngứa khi tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây kích thích

Điều trị mụn nước tại nhà như thế nào để đạt hiệu quả?

Nhiều người thường đặt ra câu hỏi như tay bị mụn nước ngứa phải làm sao hay làm cách nào để các nốt mụn ngứa biến mất. Thậm chí họ còn “đấu tranh” với tâm lý lo lắng bị sẹo sau khi khỏi mụn nước. Đa phần các nốt mụn nước do kích ứng bên ngoài có thể tự biến mất sau khi ngừng tiếp xúc với tác nhân một thời gian. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc đúng cách khi bị bệnh có thể để lại các vết sẹo lõm, sẹo lồi gây mất thẩm mỹ. Bạn có thể chăm sóc làn da bằng một số cách sau khi bị mụn nước ngứa:

Giữ ẩm làn da, làm mềm da 

Sử dụng kem dưỡng ẩm cho tay, chân và toàn cơ thể hoặc đắp nha đam. Nên ưu tiên sử dụng các loại kem dưỡng ẩm có bổ sung thêm một số thành phần như nano bạc, kẽm salicylate, chitosan… Trong một nghiên cứu năm 1999 được công bố trên tạp chí chuyên ngành, 73% số người bị viêm da nổi mụn nước tham gia đã cải thiện được triệu chứng viêm da nhờ bổ sung 60mg kẽm/ngày và trong vòng 1 tháng. Điều này có thể giúp người bệnh giảm các triệu chứng sưng tấy, hạn chế khô da khiến mụn nước dễ vỡ hoặc tạo thành các mảng lớn trên bề mặt da, ngăn ngừa viêm nhiễm và làm vết thương mau lành hơn.

Bảo vệ da trước các tác nhân gây kích thích

  • Vệ sinh da với nước muối ấm: Việc này vừa giúp giảm sưng vừa làm sạch da, hạn chế tình trạng bội nhiễm vi khuẩn khiến bệnh trầm trọng hơn.
  • Hạn chế gãi, cào làm vỡ mụn nước. Điều này sẽ khiến bệnh lan rộng ra các vùng da lành khác.
  • Sử dụng găng tay, đồ bảo hộ khi cần tiếp xúc với các tác nhân có tính kích thích.
  • Kiểm tra nguồn nước, đảm bảo sử dụng nguồn nước sạch để hạn chế vi khuẩn, virus và các chất độc hại có trong nước ảnh hưởng đến làn da và sức khỏe.
  • Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích gây hại cho sức khỏe của lá gan và thận để không ảnh hưởng đến khả năng thải độc của cơ thể.
  • Giữ lối sống lành mạnh, sinh hoạt điều độ, hợp lý, tăng cường rau xanh và trái cây trong các bữa ăn để nâng cao sức đề kháng, chống lại tác nhân gây bệnh.
  • Thay quần áo và giữ vệ sinh cá nhân mỗi ngày.

su-dung-gang-tay-do-bao-ho-khi-can-tiep-xuc-voi-cac-tac-nhan-co-tinh-kich-thich-gay-mun-nuoc-ngua.webp

Sử dụng găng tay, đồ bảo hộ khi cần tiếp xúc với các tác nhân có tính kích thích gây mụn nước ngứa

Điều trị và phòng ngừa các triệu chứng do mụn nước ngứa gây ra

  • Sử dụng thuốc đặc trị không kê đơn đối với các nguồn gây bệnh. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, chẳng hạn như bóng nước pemphigus chưa có cách điều trị dứt điểm, bạn cần được bác sĩ kê toa sử dụng một số thuốc như corticosteroid để giảm viêm cũng như kháng sinh để phòng ngừa nhiễm trùng da.
  • Lựa chọn các sản phẩm có thành phần chiết xuất từ thiên nhiên an toàn và lành tính như dầu dừa, dầu hạt neem, núc nác… Đây là những thành phần đã được chứng minh lâm sàng về tác dụng kháng khuẩn, diệt khuẩn hiệu quả trên da như nghiên cứu của Vaibhav Bansal và cộng sự đã phát hiện Neem có hoạt tính kháng khuẩn cao nhất với vùng ức chế trung bình là 11,4 mm, cao hơn cả hợp chất hóa học giúp khử trùng và sát trùng chlorhexidine.
  • Nếu tình trạng bệnh không thuyên giảm, các nốt mụn nước ngứa mọc khắp cơ thể trong suốt thời gian dài, bạn cần đến sự giúp đỡ của bác sĩ để xác định rõ nguyên nhân cũng như điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm.

    neem-co-hoat-tinh-khang-khuan-cao-hon-ca-hop-chat-hoa-hoc-giup-khu-trung-va-sat-trung-chlorhexidine.webp

    Neem có hoạt tính kháng khuẩn cao hơn cả hợp chất hóa học giúp khử trùng và sát trùng chlorhexidine

Nổi mụn nước ngứa không quá ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh nhưng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống thường ngày. Ngoài ra, bệnh có thể diễn biến phức tạp gây những biến chứng nguy hiểm.

>>>XEM THÊM: Nổi mụn nước ở bàn chân cẩn thận bệnh chàm tổ đỉa hỏi thăm!

Trên đây là các thông tin tham khảo về căn bệnh mụn nước ngứa. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay băn khoăn nào, vui lòng để lại số điện thoại hoặc thông tin liên hệ khác để được đội ngũ chuyên gia tư vấn tận tình.

Nguồn tham khảo

Vesicles: Causes, Symptoms, and Diagnosis (healthline.com)

Định nghĩa viêm da - Rối loạn Da liễu - Cẩm nang MSD - Phiên bản dành cho chuyên gia

 

Kem-lam-sach-da-Eczestop.webp



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 10 mẹo trị chàm môi cực “thần thánh” bạn nên nắm rõ. CLICK NGAY!
    10 mẹo trị chàm môi cực “thần thánh” bạn nên nắm rõ. CLICK NGAY!

    Mẹo trị chàm môi là vấn đề mà rất nhiều người quan tâm tìm hiểu. Bạn có thể cải thiện các tổn thương, làm giảm triệu chứng, hạn chế tái phát nếu áp dụng đúng cách. Hãy tham khảo ngay 10 gợi ý dưới đây nhé!

  •  Biến chứng nguy hiểm bệnh viêm da cơ địa ở trẻ. Xem ngay!
    Biến chứng nguy hiểm bệnh viêm da cơ địa ở trẻ. Xem ngay!

    Viêm da cơ địa ở trẻ không đơn giản như nhiều bậc cha mẹ vẫn nghĩ, ngược lại, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm da cơ địa ở trẻ, các bậc cha mẹ hãy tìm hiểu để có thể phòng ngừa cho con nhé!

  • 3 bài thuốc Đông y chữa eczema CỰC HAY - Không xem thì ÂN HẬN CẢ ĐỜI
    3 bài thuốc Đông y chữa eczema CỰC HAY - Không xem thì ÂN HẬN CẢ ĐỜI

    Eczema (hay chàm, viêm da cơ địa) là một trong những bệnh phổ biến gây ra tình trạng viêm ngứa khó chịu. Bên cạnh các biện pháp cải thiện bệnh với những loại thuốc Tây, dân gian cũng thường áp dụng những biện pháp điều trị eczema bằng thuốc Đông y. Dưới đây là 3 bài thuốc điều trị bệnh eczema bằng thuốc Đông y mà bạn có thể tham khảo.

  • 4 thay đổi nhỏ - hiệu quả to cho người viêm da cơ địa
    4 thay đổi nhỏ - hiệu quả to cho người viêm da cơ địa

    Viêm da cơ địa là thể phổ biến nhất của bệnh chàm. Việc điều trị bệnh bên cạnh những biện pháp được bác sĩ chỉ định, có một số thay đổi rất đơn giản trong thói quen hàng ngày mà bạn có thể dễ dàng thực hiện nhưng có thể giúp giảm các triệu chứng bệnh hiệu quả.