Giải đáp: Bệnh tổ đỉa có tự khỏi được không?

Nhiều người lo lắng liệu bệnh tổ đỉa có tự khỏi được không? Nếu bạn cũng là 1 trong số đó thì hãy đọc ngay bài viết dưới đây nhé! Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chính xác, đầy đủ, cập nhật nhất và đưa ra giải pháp đẩy lùi bệnh tổ đỉa hiệu quả, an toàn, tránh tái phát. Tham khảo ngay!

Bệnh tổ đỉa là gì?

Tổ đỉa là một trong những dạng đặc biệt của bệnh eczema, thường gặp ở bàn chân và bàn tay. Biểu hiện điển hình là xuất hiện những mụn nước li ti, có thể mọc thành chùm, ăn sâu vào tầng thượng bì khiến bề mặt da sần sùi. Các mụn nước này khi khô đi sẽ có màu vàng, sau đó da bong tróc và để lộ lớp bên dưới màu hồng. Tổ đỉa gây ngứa ngáy và khiến người bệnh rất khó chịu.

Bệnh tổ đỉa có tự khỏi được không?

Nhiều người thắc mắc: “Bệnh tổ đỉa có tự khỏi được không?”. Chuyên gia cho biết, với trường hợp bệnh tổ đỉa nhẹ, chỉ xuất hiện một vài mụn nước nhỏ trên bề mặt da: Tổn thương có thể tự mất đi nếu không điều trị gì, nhưng rất dễ tái phát theo mùa (thường nặng lúc mùa xuân, hạ, đỡ vào mùa đông). Hầu hết mụn nước thường khỏi sau 3 – 4 tuần. Chúng sẽ khô và bong vảy khỏi da non.

Trường hợp bệnh nặng, các mụn nước to, mọc khắp khu vực bàn tay, bàn chân, chụm thành cụm, làm dày da, ngứa ngáy dữ dội cả ngày lẫn đêm, gây nhiều phiền toái,… thì cần được điều trị y tế. Nếu không, bệnh sẽ ngày càng nặng hơn, khiến da trở nên thô ráp, sần sùi, cứng và ngứa ngáy, thậm chí là đau đớn.

Đối với câu hỏi bệnh tổ đỉa có tự khỏi được không thì đáp án là có thể. Tuy vậy, nó gây ra sự bất tiện, khó chịu, làm giảm chất lượng cuộc sống. Chưa kể, bệnh khi đã chuyển thành dạng mạn tính thì sẽ thường xuyên tái phát, đeo bám người mắc dai dẳng đến suốt đời.

Vì thế, bạn nên tiếp nhận điều trị y tế theo chỉ định để bệnh tổ đỉa thuyên giảm nhanh hơn. Ngoài ra, ngay từ khi có những biểu hiện bệnh đầu tiên, bạn nên lưu ý:

- Hạn chế tiếp xúc với xà phòng, hóa chất, nguồn nước ô nhiễm, thuốc trừ sâu, dầu khoáng,...

- Nên sử dụng các sản phẩm vệ sinh không chứa kiềm, dịu nhẹ với làn da.

- Không chọc, gãi hay chà xát mụn nước vì có thể gây vỡ, bội nhiễm.

- Khi áp dụng các biện pháp điều trị tổ đỉa từ dân gian, nên tuyệt đối đảm bảo vệ sinh để tránh nhiễm khuẩn, khiến bệnh nặng hơn.

- Thăm khám để được nhân viên y tế hướng dẫn cách điều trị.

Kem-lam-sach-da-Eczestop.webp



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 10 mẹo trị chàm môi cực “thần thánh” bạn nên nắm rõ. CLICK NGAY!
    10 mẹo trị chàm môi cực “thần thánh” bạn nên nắm rõ. CLICK NGAY!

    Mẹo trị chàm môi là vấn đề mà rất nhiều người quan tâm tìm hiểu. Bạn có thể cải thiện các tổn thương, làm giảm triệu chứng, hạn chế tái phát nếu áp dụng đúng cách. Hãy tham khảo ngay 10 gợi ý dưới đây nhé!

  •  Biến chứng nguy hiểm bệnh viêm da cơ địa ở trẻ. Xem ngay!
    Biến chứng nguy hiểm bệnh viêm da cơ địa ở trẻ. Xem ngay!

    Viêm da cơ địa ở trẻ không đơn giản như nhiều bậc cha mẹ vẫn nghĩ, ngược lại, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm da cơ địa ở trẻ, các bậc cha mẹ hãy tìm hiểu để có thể phòng ngừa cho con nhé!

  • 3 bài thuốc Đông y chữa eczema CỰC HAY - Không xem thì ÂN HẬN CẢ ĐỜI
    3 bài thuốc Đông y chữa eczema CỰC HAY - Không xem thì ÂN HẬN CẢ ĐỜI

    Eczema (hay chàm, viêm da cơ địa) là một trong những bệnh phổ biến gây ra tình trạng viêm ngứa khó chịu. Bên cạnh các biện pháp cải thiện bệnh với những loại thuốc Tây, dân gian cũng thường áp dụng những biện pháp điều trị eczema bằng thuốc Đông y. Dưới đây là 3 bài thuốc điều trị bệnh eczema bằng thuốc Đông y mà bạn có thể tham khảo.

  • 4 thay đổi nhỏ - hiệu quả to cho người viêm da cơ địa
    4 thay đổi nhỏ - hiệu quả to cho người viêm da cơ địa

    Viêm da cơ địa là thể phổ biến nhất của bệnh chàm. Việc điều trị bệnh bên cạnh những biện pháp được bác sĩ chỉ định, có một số thay đổi rất đơn giản trong thói quen hàng ngày mà bạn có thể dễ dàng thực hiện nhưng có thể giúp giảm các triệu chứng bệnh hiệu quả.