Bệnh viêm da tiết bã gặp ở khoảng 3% dân số. Trong đó, không ít người gặp phải triệu chứng ngứa tại vùng chữ T. Vì sao lại có hiện tượng này? Hiện nay, có những phương pháp chính nào chữa viêm da tiết bã? Ưu và nhược điểm của chúng ra sao? Dùng kem Eczestop trong trường hợp này liệu có hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu!
Viêm da tiết bã là gì? Nguyên nhân gây bệnh?
* Viêm da tiết bã là gì?
Bệnh viêm da tiết bã là hiện tượng da đỏ rát, bong tróc, khô, có vảy. Những mảng da bị viêm thường tập trung ở khu vực tiết dầu nhiều như: Đầu, ngực, lưng, mặt (nhất là 2 bên cánh mũi, lông mày, lông mi, cằm) và tại các nếp gấp. Viêm da tiết bã là bệnh không lây, thường gặp ở những người có hệ miễn dịch yếu, phổ biến nhất ở độ tuổi 18 - 40.
* Nguyên nhân gây bệnh:
- Nấm Malassezia (nấm da): Ở người bình thường, nồng độ kháng thể chống lại nấm Malassezia cao hơn so với nhóm bị viêm da tiết bã. Khi loại nấm này sinh trưởng mạnh, kết hợp với các vi khuẩn có hại bám trên da sẽ làm cho bệnh tiến triển ngày một nặng thêm.
- Thay đổi thời tiết: Thời tiết hanh khô lúc chuyển mùa thường tạo điều kiện cho bệnh viêm da tiết bã phát triển. Khi độ ẩm không khí giảm xuống thấp, da dễ bị mất nước nên nguy cơ bùng phát bệnh cao hơn.
- Vấn đề về thần kinh: Những người thường xuyên stress, tâm lý mất cân bằng hoặc mắc bệnh Parkinson có nguy cơ bị viêm da tiết bã cao hơn bình thường.
- Môi trường sinh hoạt: Vệ sinh cá nhân không đúng cách dễ khiến vi khuẩn hoặc cặn mỹ phẩm đọng lại trên da, lâu ngày gây bệnh. Ngoài ra, môi trường sống ô nhiễm ngày nay cũng là nguyên nhân làm bùng phát viêm da tiết bã.
Vì sao viêm da tiết bã gây ngứa ở vùng chữ T?
Hai bên cánh mũi, trán, lông mày và cằm đều tập trung nhiều tuyến mồ hôi, đây là đường đi của tuyến bã nhờn. Bởi vậy, vùng chữ T của mỗi người thường là nơi đổ nhiều dầu nhất trên khuôn mặt. Nấm Malassezia kết hợp với vi khuẩn có hại trên da, cùng với lượng dầu tiết ra nhiều và liên tục tại nơi này là nguyên nhân gây bệnh viêm da tiết bã. Biểu hiện với triệu chứng: Ngứa, tróc vảy, đỏ ở vùng chữ T, khiến cho người mắc rất khó chịu và tự ti khi giao tiếp xã hội.
Các cách chữa viêm da tiết bã hiện nay
Hiện nay, có khá nhiều cách chữa bệnh viêm da tiết bã, tiêu biểu nhất là:
* Dùng mẹo dân gian:
- Chườm nóng: Giúp xoa dịu cơn ngứa, làm mềm da, dễ loại bỏ các vảy. Bạn chỉ cần lấy một chiếc khăn mềm, nhúng vào nước ấm, đắp lên mặt 15 - 20 phút để lớp vảy mềm ra. Sau đó, lấy khăn lau nhẹ để loại bỏ lớp vảy trên da.
- Quả chanh: Nước chanh có tính axit, làm cân bằng độ pH của làn da, kiểm soát dầu nhờn, tẩy sạch tế bào chết và giúp tổn thương mau lành. Bạn nên pha loãng chanh với nước sạch theo tỷ lệ 2:1 rồi thoa lên mặt, để trong khoảng 15 phút rồi rửa sạch bằng nước. Chỉ thực hiện 2 lần/tuần để tránh làm da bị tổn thương.
- Dùng dầu dừa: Bên cạnh vitamin E, dầu dừa còn chứa nhiều loại enzyme có tính khử khuẩn, các acid béo giúp dưỡng ẩm cho làn da. Bạn chỉ cần lấy dầu dừa thoa lên vùng da bị bệnh, sau một thời gian sẽ thấy tình trạng ngứa được cải thiện đáng kể.
- Dùng gel lô hội: Lô hội chứa nhiều vitamin, có hoạt tính kháng viêm nên rất phù hợp để làm giảm bớt triệu chứng ngứa của bệnh viêm da tiết bã. Bạn có thể lấy gel lô hội thoa trực tiếp lên vùng da bị tổn thương sẽ giúp làm dịu da, chống viêm nhiễm. Thực hiện 3 - 4 lần/tuần để kiểm soát bệnh.
Ưu điểm: An toàn, nguyên liệu dễ kiếm, không có tác dụng phụ nguy hiểm.
Nhược điểm: Chỉ trị được triệu chứng chứ không giải quyết được căn nguyên, lích kích, tốn thời gian, không phù hợp với những người thường xuyên phải công tác xa nhà. Tác dụng không rõ ràng, thường phải dùng lâu mới thấy chuyển biến.
* Dùng thuốc tây:
Trong nhiều trường hợp, bạn có thể được chỉ định dùng một số loại thuốc phù hợp với tình trạng bệnh. Điển hình như:
- Thuốc chống nấm (ketoconazole, ciclopirox,...): Giúp diệt nấm, kiểm soát tình trạng tiết bã nhờn trên da và hạn chế tổn thương lan rộng.
- Thuốc kháng viêm, giảm ngứa: Thuốc kháng histamin làm giảm ngứa, hạn chế viêm nhiễm do vi khuẩn.
- Thuốc corticoid (fluocinolone, clobetasol,...): Thường chỉ dùng khi bệnh đã ở giai đoạn nặng. Nên hạn chế bôi ở những vùng da mỏng và không được dùng thuốc trong thời gian dài.
Bạn chỉ nên sử dụng các loại thuốc này khi được bác sĩ chỉ định. Phải luôn theo dõi sát sao tình hình tiến triển của bệnh và tái khám định kỳ, cũng như tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc, thay đổi loại thuốc hoặc liều dùng. Nếu không sẽ rất dễ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm.
Ưu điểm: Làm giảm các triệu chứng nhanh, tiện dụng.
Nhược điểm: Nhiều biến chứng nguy hiểm, chỉ trị được triệu chứng chứ không giải quyết được nguyên nhân gây viêm da tiết bã, gây phụ thuộc thuốc, có thể làm ảnh hưởng tới sức khỏe làn da, khiến bệnh dễ tái phát.
* Dùng phương pháp đông y:
Có thể thấy, 2 phương pháp trên đều chỉ làm thuyên giảm triệu chứng ngứa chứ không giải quyết được căn nguyên của bệnh. Bên cạnh đó, nó còn tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Hiện nay, sản phẩm được bào chế từ các thành phần thiên nhiên như: Dầu dừa, tinh dầu hạt neem, kẽm salicylate, chitosan, vỏ núc nác, nano bạc đang được nhiều người tin tưởng lựa chọn để kiểm soát tình trạng viêm da tiết bã
Dược sĩ Đoàn Thu