Nổi mụn nước ngứa ở tay có phải bệnh tổ đỉa không?

Nổi mụn nước ngứa ở tay là triệu chứng khá phổ biến ở cả người lớn và trẻ em. Hiện tượng này có thể kéo dài đến vài tuần và dễ tái phát, khiến cho người bệnh vô cùng ngứa ngáy, khó chịu. Vậy, mụn nước ngứa ở tay thường xảy ra do những nguyên nhân gì? Liệu đó có phải dấu hiệu của bệnh tổ đỉa? Phải điều trị thế nào để bớt ngứa và tránh tái phát? Hãy đọc ngay bài viết này để giải đáp những thắc mắc trên!

Nguyên nhân gây ra mụn nước ngứa ở tay

Mụn nước ngứa ở tay thường xuất hiện ở 2 bên ngón tay và lòng bàn tay, gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, khiến người bệnh muốn dùng vật nhọn chọc vỡ nốt mụn. Hiện tượng này có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em, ảnh hưởng lớn tới thẩm mỹ cũng như chất lượng cuộc sống của người mắc. Hiện tại, vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra mụn nước ngứa ở tay. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, tình trạng này thường có liên quan đến một số rối loạn tại da. Bên cạnh đó, bệnh cũng có thể do một số nguyên nhân khác, cụ thể là:

- Suy giảm chức năng gan: Vì chế độ sinh hoạt thiếu khoa học hoặc do ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, uống rượu, hút thuốc, sử dụng chất kích thích,... khiến gan bị quá tải, dẫn tới khả năng bài trừ chất độc kém đi. Cơ thể tích tụ nhiều độc tố, biểu hiện ra ngoài bằng việc nổi mụn nước.

- Bệnh ghẻ.

- Bàn tay tiếp xúc với chất độc hại, mỹ phẩm, hóa chất, một số kim loại như: Niken, coban,… 

- Cơ địa nhạy cảm: Nhiều người có xu hướng nổi mẩn ngứa khi tiếp xúc với một số chất kích ứng. Điều này làm tăng nguy cơ nổi mụn nước ở tay.

Ngoài ra, tính chất công việc cũng có thể là nguyên nhân gây nổi mụn nước ngứa ở tay. Người phải thường xuyên ngâm tay trong nước hoặc sinh hoạt trong môi trường ẩm thấp dễ mắc các bệnh ngoài da bao gồm mụn nước ở tay.

Nổi mụn nước ngứa ở tay có phải tổ đỉa không?

Nổi mụn nước ngứa ở tay chính là một biểu hiện của tổ đỉa, đây là 1 dạng của bệnh chàm (eczema, viêm da cơ địa), cụ thể như sau:

- Các mụn nước nhỏ (đường kính 1 - 3mm), xuất hiện 2 bên ngón và lòng bàn tay.

- Mụn nước nằm sâu, bằng hoặc hơi cao hơn so với bề mặt da, khó vỡ. Chúng có thể kết hợp với nhau tạo thành mụn nước lớn hơn.

- Sau khi tiếp xúc với xà phòng, nước hoặc các chất kích thích sẽ thấy ngứa ngáy, khó chịu nhiều hơn.

- Mụn nước vỡ khi gãi mạnh, giải phóng chất dịch bên trong, khiến cho da trở nên cứng, cuối cùng là nứt, gây đau đớn và mất thẩm mỹ. Thường phải mất vài tuần, thậm chí cả tháng để lành hoàn toàn.

- Trường hợp nặng, bóng nước xuất hiện trong lòng bàn tay hoặc ngón tay có thể kèm theo tình trạng sưng hạch bạch huyết. Lúc này, bạn sẽ có cảm giác ngứa ran ở cẳng tay và xuất hiện những hạch trong nách.

Nếu gặp các triệu chứng trên, bạn có thể tham khảo ý kiến chuyên gia để xác định chắc chắn mình có bị bệnh tổ đỉa hay không.

Những điều cần lưu ý để mụn nước ngứa ở tay mau lành

Để tránh mụn nước ngứa ở tay trở nên nghiêm trọng hơn, bạn nên lưu ý:

- Tay thường xuyên bị ẩm ướt tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh tổ đỉa “hoành hành”. Vậy nên, chúng ta cần phải vệ sinh cá nhân sạch sẽ hàng ngày, giữ tay khô ráo. Tránh tiếp xúc với các tác nhân như: Hóa chất (xăng, dầu, xà phòng, thuốc tẩy,…), nhựa, cao su, da thuộc,… Nên đi găng tay cao su bảo vệ khi tiếp xúc với những chất này. 

– Để tránh bệnh tổ đỉa nặng thêm thì việc có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học là điều rất cần thiết. Các loại rau củ, trái cây giàu vitamin A, B, C sẽ giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng để chống lại sự tấn công của vi khuẩn gây bệnh. Bên cạnh đó, chúng ta nên hạn chế những loại thức ăn dễ gây dị ứng như: Hải sản, đồ cay nóng, nước uống chứa cồn,…

– Phơi quần áo, chăn màn, găng tay dưới ánh nắng mặt trời cũng là mẹo nhỏ để phòng tránh mụn nước ngứa ở tay. Phơi nắng đảm bảo đồ dùng không bị ẩm. Nấm và vi khuẩn gây tổ đỉa cũng sẽ bị tác động nhiệt và tia UV tiêu diệt.

- Không gãi, nặn, chích khiến mụn nước bị vỡ để tránh nhiễm khuẩn. Trừ khi xảy ra tình trạng bị bội nhiễm mưng mủ, bạn có thể dùng dụng cụ vô khuẩn để chích, nặn mủ ra, rồi bôi thuốc sát khuẩn vào. 

Dược sĩ Đoàn Thu

Kem-lam-sach-da-Eczestop.webp



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 10 mẹo trị chàm môi cực “thần thánh” bạn nên nắm rõ. CLICK NGAY!
    10 mẹo trị chàm môi cực “thần thánh” bạn nên nắm rõ. CLICK NGAY!

    Mẹo trị chàm môi là vấn đề mà rất nhiều người quan tâm tìm hiểu. Bạn có thể cải thiện các tổn thương, làm giảm triệu chứng, hạn chế tái phát nếu áp dụng đúng cách. Hãy tham khảo ngay 10 gợi ý dưới đây nhé!

  •  Biến chứng nguy hiểm bệnh viêm da cơ địa ở trẻ. Xem ngay!
    Biến chứng nguy hiểm bệnh viêm da cơ địa ở trẻ. Xem ngay!

    Viêm da cơ địa ở trẻ không đơn giản như nhiều bậc cha mẹ vẫn nghĩ, ngược lại, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm da cơ địa ở trẻ, các bậc cha mẹ hãy tìm hiểu để có thể phòng ngừa cho con nhé!

  • 3 bài thuốc Đông y chữa eczema CỰC HAY - Không xem thì ÂN HẬN CẢ ĐỜI
    3 bài thuốc Đông y chữa eczema CỰC HAY - Không xem thì ÂN HẬN CẢ ĐỜI

    Eczema (hay chàm, viêm da cơ địa) là một trong những bệnh phổ biến gây ra tình trạng viêm ngứa khó chịu. Bên cạnh các biện pháp cải thiện bệnh với những loại thuốc Tây, dân gian cũng thường áp dụng những biện pháp điều trị eczema bằng thuốc Đông y. Dưới đây là 3 bài thuốc điều trị bệnh eczema bằng thuốc Đông y mà bạn có thể tham khảo.

  • 4 thay đổi nhỏ - hiệu quả to cho người viêm da cơ địa
    4 thay đổi nhỏ - hiệu quả to cho người viêm da cơ địa

    Viêm da cơ địa là thể phổ biến nhất của bệnh chàm. Việc điều trị bệnh bên cạnh những biện pháp được bác sĩ chỉ định, có một số thay đổi rất đơn giản trong thói quen hàng ngày mà bạn có thể dễ dàng thực hiện nhưng có thể giúp giảm các triệu chứng bệnh hiệu quả.