“PHÁT SỐT” vì diễn tiến của BỆNH CHÀM

Bệnh chàm (eczema, viêm da cơ địa) là một thuật ngữ thường được sử dụng để mô tả một số điều kiện về da nhất định. Các nhà khoa học đang tăng cường nghiên cứu nhiều hơn nữa về yếu tố thực sự gây ra chàm. Người mắc bệnh chàm thường bị ngứa ngáy, khó chịu cũng như khiến da trông mất thẩm mỹ. Chàm là bệnh ngoài da hoàn toàn có thể kiểm soát nếu được thăm khám và can thiệp sớm. Dưới đây là các giai đoạn diễn tiến của bệnh chàm bạn cần biết.

Nắm được các giai đoạn của bệnh chàm để kiểm soát bệnh hiệu quả

Nguyên nhân chính xác của bệnh chàm chưa được xác định rõ, nhưng tình trạng này được cho là có liên quan đến một số chất gây dị ứng, kích thích và nhiều yếu tố môi trường khác. Các yếu tố gây kích hoạt thông thường bao gồm: Chất tẩy rửa, dầu gội đầu, mạt bụi, phấn hoa, thời tiết, độ ẩm, mồ hôi, nội tiết, chất gây dị ứng thực phẩm như sữa, đậu nành và các loại hạt,…

Điều này đã khiến các nhà nghiên cứu chia bệnh chàm thành hai nhóm: Dị ứng và không dị ứng. Bệnh chàm dị ứng hay không dị ứng phụ thuộc vào việc: Liệu một phần nào đó của hệ thống miễn dịch có hoạt động không? Có vài khác biệt về dấu hiệu xuất hiện của bệnh chàm trong từng điều kiện, tùy thuộc vào thời gian phát ban. 3 giai đoạn của bệnh chàm là: Giai đoạn cấp tính, giai đoạn chuyển tiếp và giai đoạn mạn tính.

Giai đoạn cấp tính

"Cấp tính" đề cập đến phát ban chàm lúc vừa mới bắt đầu. Một số đặc điểm của bệnh chàm cấp tính bao gồm: Da có dấu hiệu ửng đỏ, cảm giác nóng rát, ngứa ngáy, khó chịu thường xuyên. Trên da cũng bắt đầu xuất hiện những mụn trắng li ti. Ở giai đoạn tấy đỏ, rất nhiều người nhầm lẫn với các dấu hiệu dị ứng da. Sau khi tấy đỏ, da bắt đầu chuyển sang giai đoạn nổi mụn nước. Mụn nước sẽ nổi lên rất nhanh, dần dần tập trung thành từng đám. Quan sát bên trong mụn nước, có thể thấy các dịch trong suốt. Trong giai đoạn này, tình trạng ngứa vẫn kéo dài rất dai dẳng. Nếu bệnh nhân gãi sẽ dễ gây bội nhiễm cũng như khiến vùng bị nổi mụn nước lan rộng. Khi kết thúc giai đoạn nổi mụn nước, da sẽ chuyển sang giai đoạn chảy nước.

Thông thường, mụn nước sẽ vỡ do bệnh nhân gãi cũng như do các yếu tố khác tác động vào. Trong một số trường hợp, mụn nước cũng có thể tự vỡ. Khi mụn nước vỡ, dịch vàng sẽ chảy ra. Giai đoạn này, bệnh nhân rất dễ bị bội nhiễm. Bên cạnh đó, dịch vàng sau khi khô có thể đóng thành vẩy.

Giai đoạn chuyển tiếp

Giai đoạn chuyển tiếp là “bước đệm” giữa cấp tính và mạn tính. Chàm không phải lúc nào cũng ở trong giai đoạn cấp tính. Mỗi trường hợp mắc bệnh đều chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn khác. Phát ban chàm phát triển và có những đặc điểm: Sau một thời gian chảy dịch, da bắt đầu khô lại. Các khu vực chảy dịch giảm dần. Dịch trên da khô lại sẽ đọng thành các vẩy tiết dày. Những lớp vẩy này khi bung ra sẽ để lại lớp nhẵn bóng trên da bệnh nhân. Giai đoạn nhẵn da thường diễn ra trong thời gian tương đối ngắn. Sau đó, da lại bắt đầu nóng ran lên và đóng vẩy thành mảng dày. Một số trường hợp, da cũng có thể đóng thành những nốt lấm tấm như vụn cám, giai đoạn này gọi là lichen (liken) hóa trên da. Nếu tình trạng mụn nước không tái phát, da sẽ dần trở lại bình thường.

Giai đoạn mạn tính

Giai đoạn mạn tính đề cập đến tình trạng bệnh chàm kéo dài. Mụn nước xuất hiện trở lại, da sẽ bắt đầu lặp lại một vòng luẩn quẩn các giai đoạn như trên. Đây là hiện tượng chàm mạn tính tái phát. Các triệu chứng sẽ nặng nhất trong giai đoạn này, do đó ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình điều trị. Nếu không có giải pháp giảm bớt  triệu chứng từ các giai đoạn trước đó, chàm sẽ trở thành bội nhiễm nguy hiểm.

Trong suốt 5 giai đoạn phát triển của bệnh chàm bao gồm: Giai đoạn da tấy đỏ, nổi mụn nước trên da, chảy nước, nhẵn da và cuối cùng là bong vẩy, tình trạng ngứa xảy ra xuyên suốt, kéo dài dai dẳng. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến giấc ngủ của người bệnh. Nếu bệnh nhân gãi, các dưỡng bào bị vỡ có thể phóng thích histamin khiến cơn ngứa thêm kéo dài.

Hải Vân



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  • 10 mẹo trị chàm môi cực “thần thánh” bạn nên nắm rõ. CLICK NGAY!
    10 mẹo trị chàm môi cực “thần thánh” bạn nên nắm rõ. CLICK NGAY!

    Mẹo trị chàm môi là vấn đề mà rất nhiều người quan tâm tìm hiểu. Bạn có thể cải thiện các tổn thương, làm giảm triệu chứng, hạn chế tái phát nếu áp dụng đúng cách. Hãy tham khảo ngay 10 gợi ý dưới đây nhé!

  •  Biến chứng nguy hiểm bệnh viêm da cơ địa ở trẻ. Xem ngay!
    Biến chứng nguy hiểm bệnh viêm da cơ địa ở trẻ. Xem ngay!

    Viêm da cơ địa ở trẻ không đơn giản như nhiều bậc cha mẹ vẫn nghĩ, ngược lại, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm da cơ địa ở trẻ, các bậc cha mẹ hãy tìm hiểu để có thể phòng ngừa cho con nhé!

  • 3 bài thuốc Đông y chữa eczema CỰC HAY - Không xem thì ÂN HẬN CẢ ĐỜI
    3 bài thuốc Đông y chữa eczema CỰC HAY - Không xem thì ÂN HẬN CẢ ĐỜI

    Eczema (hay chàm, viêm da cơ địa) là một trong những bệnh phổ biến gây ra tình trạng viêm ngứa khó chịu. Bên cạnh các biện pháp cải thiện bệnh với những loại thuốc Tây, dân gian cũng thường áp dụng những biện pháp điều trị eczema bằng thuốc Đông y. Dưới đây là 3 bài thuốc điều trị bệnh eczema bằng thuốc Đông y mà bạn có thể tham khảo.

  • 4 thay đổi nhỏ - hiệu quả to cho người viêm da cơ địa
    4 thay đổi nhỏ - hiệu quả to cho người viêm da cơ địa

    Viêm da cơ địa là thể phổ biến nhất của bệnh chàm. Việc điều trị bệnh bên cạnh những biện pháp được bác sĩ chỉ định, có một số thay đổi rất đơn giản trong thói quen hàng ngày mà bạn có thể dễ dàng thực hiện nhưng có thể giúp giảm các triệu chứng bệnh hiệu quả.